Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn nuô
4.3.2. Trình độ, năng lực, hiểu biết người sản xuất
Hiện nay xu thế già hóa trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng không chỉ diễn ra trên địa bàn huyện Yên Mỹ mà nó là xu thế chung trong sản xuất nông nghiệp của cả nước. Do vậy, trình độ của người lao động trong sản xuất nông nghiệp là khá hạn chế, đặc biệt là đối với người lao động ngoài 40 tuổi họ đã có kinh nghiệm sản xuất từ rất lâu nên để họ thay đổi phương thức sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Trình độ, hiểu biết, kiến thức của người lao động được biểu hiện ở khả năng, trình độ và ước vọng sản xuất mang tính thương mại để làm giàu. Chẳng hạn xác định sản xuất theo quy trình gì, áp dụng các biện pháp kỹ thuật gì để chăn nuôi lợn,… trong các cơ sở hộ nông dân. Hoặc có khả năng mở rộng quy mô chăn nuôi để phát triển lên kinh tế trang trại được hay không, có điều kiện tham gia các hình thức kinh tế hợp tác, liên doanh, liên kết, tìm kiếm thị trường; năng lực, trình độ của chủ hộ, của chủ các trang trại chăn nuôi lợn có am hiểu khoa học công nghệ để áp dụng vào sản xuất hay không, đặc biệt có ý chí vươn lên để làm giàu hay không. Tuy nhiên, qua nghiên cứu trình độ và năng lực của các chủ hộ, chủ trang trại, còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt là các năng lực về tìm kiếm thông tin thị trường, đàm phán, hoặc quản lý sản xuất,… điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và phương hướng sản xuất của các loại hình tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn.
Bảng 4.27. Đánh giá của các cơ sở chăn nuôi lợn về các lớp tập huấn
ĐVT: % số hộ/trang trại
Diễn giải Hộ chăn nuôi Trang trại
Quy mô nhỏ Quy mô vừa
Tỷ lệ lao động tham gia các lớp tập
huấn kỹ thuật 85,94 100 100
Áp dụng được nhiều 14,06 33,33 31,43 Áp dụng được trung bình 14,06 28,57 54,29 Áp dụng được ít 57,81 38,10 14,29 Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Hiện nay, đa số các lao động trong các hộ nông dân và trang trại chăn nuôi lợn ở Yên Mỹ đều là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo chủ yếu mới được
tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất mà hầu như không có các lớp tập huấn về thị trường; tiếp cận và xử lý các thông tin để nắm bắt được nhu cầu của thị trường nên đa phần các hộ nông dân và các trang trại chủ yếu dựa trên các tiếp cận cung là mình làm ra được sản phẩm nào rồi đem ra thị trường bán chứ không đứng trên phương diện tiếp cận từ nhu cầu của thị trường của người tiêu dùng để nắm bắt được hiện nay là thị trường đang cần các sản phẩm nào để mình sản xuất và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chính vì lý do đó, mà tính bất ổn trong phát triển chăn nuôi lợn hiện nay đang có xu hướng biến động ngày càng thất thường hơn và tần xuất xảy ra các biến động thất thường trong chăn nuôi lợn ngày càng phổ biến và liên tục hơn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn nuôi lợn để phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn.
Bảng 4.28. Nhận thức của các cơ sở sản xuất đến phát triển chăn nuôi lợn
ĐVT: % số hộ/trang trại
Yếu tố ảnh hưởng Hộ chăn nuôi Trang
trại Quy mô nhỏ Quy mô vừa
Hiểu biết về chính sách góp phần triển khai chính sách phát triển các hình thức tổ chức sản xuất vào thực tế dễ dàng
17,19 28,57 88,57 Hiểu biết về kỹ thuật sản xuất thúc đẩy
nâng cao hiệu quả sản xuất 87,50 88,10 85,71 Hiểu biết về thị trường tạo thuận lợi liên
kết giữa đầu vào và đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp
35,94 47,62 77,14 Hiểu biết về kỹ năng quản lý phát huy
hiệu quả quản lý kinh tế của tổ chức 23,44 40,48 71,43 Trình độ của tổ chức sản xuất thúc đẩy tổ
chức sản xuất hiệu quả 21,88 30,95 57,14 Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Việc nâng cao trình độ kỹ thuật cho người chăn nuôi lợn trong thời gian qua đã được thực hiện khá tốt thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tham quan mô hình chăn nuôi của các cấp chính quyền địa phương và các công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y. Tuy nhiên, các lớp tập huấn mới chỉ tập trung vào tập huấn kỹ thuật, chứ chưa tập trung vào tập huấn về thị trường, tập huấn về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hay là cung cấp
các thông tin về quy hoạch chăn nuôi lợn, các chính sách hỗ trợ và quản lý trong việc tổ chức lại sản xuất chăn nuôi lợn cho các cơ sở chăn nuôi được biết để thực hiện tốt các quy định của chính quyền và các định hướng phát triển chăn nuôi lợn tập trung, và liên kết sản xuất và tiêu thụ để xây dựng các chuỗi giá trị thịt lợn khép kín và tạo ra sự ổn định trong phát triển chăn nuôi lợn.
Như vậy, hiểu biết của các cơ sở chăn nuôi lợn về tổ chức lại sản xuất, tái cơ cấu ngành chăn nuôi lợn, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi, trình độ tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất của các nông hộ và các trang trại chăn nuôi lợn còn rất nhiều hạn chế. Do đó, làm cho việc thực hiện tổ chức lại sản xuất, quản lý quy hoạch chăn nuôi lợn và các chính sách hỗ trợ sản xuất, liên kết sản xuất theo các quy trình an toàn sinh học, xây dựng chuỗi giá trị thịt lợn an toàn, chất lượng cao khó đi vào thực tế.