Diễn giải ĐVT Từ 18/2 - 19/3/2019 Từ 20/3- 5/5/2019 Từ 6/5 - 5/7/2019
Tổng trọng lượng tiêu hủy tấn 374,22 1275,74 167,34 Trọng lượng nái, đực giống tiêu hủy tấn - 600,61 70,22 Trọng lượng lợn thịt tiêu hủy tấn - 675,13 97,13 Đơn giá đền bù lợn nái, đực giống nghìn
đồng/kg - 48 37,5 Đơn giá đền bù lợn thịt đồng/kg nghìn 38 32 25 Tổng tiền hỗ trợ theo giai đoạn Triệu đồng 14220,21 50433,38 5061,26 Tổng tiền hỗ trợ Triệu đồng 69714,85
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Mỹ (2019)
(3) Chính sách liên kết bao tiêu sản phẩm: Chính sách này giúp các cơ
sở chăn nuôi lợn liên kết vào nhau nhằm ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, để có được thị trường tiêu thụ ổn định, mang tính quyết định đến phát triển của cơ sở. Nhận thức được điều đó thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về thực hiện chính sách bao tiêu sản phẩm thông qua hợp đồng và chỉ thị 25/2008/CT-TTg. Tuy vậy, kết quả thực hiện còn nhiều hạn chế. Với chỉ thị đó, hiện nay ở Yên Mỹ chưa thực hiện được nguyên nhân là do các cơ sở chăn nuôi còn nhỏ lẻ, chưa được tổ chức lại theo các mô hình liên kết, liên kết giữa các cơ sở chăn nuôi còn nhiều hạn chế, chưa tìm được đầu mối trung gian (các tác nhân giết mổ, chế biến, tiêu thụ) để liên kết với các hộ chăn nuôi. Nguyên nhân do nhận thức của người chăn nuôi lợn còn thấp, thiếu kiến thức về thị trường và luật pháp, thiếu sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng ngành. Đối với doanh nghiệp chưa thực sự đặt sự phát triển bền vững với người chăn nuôi lợn. Hiện nay ở Yên Mỹ mới chỉ có 2 cơ sở chăn nuôi độc lập tự đứng ra liên kết bao tiêu sản phẩm chứ chưa xây dựng được mối liên kết chặt chẽ trong sản xuất và tiêu thụ thịt lợn.
4.3.2. Trình độ, năng lực, hiểu biết người sản xuất
Hiện nay xu thế già hóa trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng không chỉ diễn ra trên địa bàn huyện Yên Mỹ mà nó là xu thế chung trong sản xuất nông nghiệp của cả nước. Do vậy, trình độ của người lao động trong sản xuất nông nghiệp là khá hạn chế, đặc biệt là đối với người lao động ngoài 40 tuổi họ đã có kinh nghiệm sản xuất từ rất lâu nên để họ thay đổi phương thức sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Trình độ, hiểu biết, kiến thức của người lao động được biểu hiện ở khả năng, trình độ và ước vọng sản xuất mang tính thương mại để làm giàu. Chẳng hạn xác định sản xuất theo quy trình gì, áp dụng các biện pháp kỹ thuật gì để chăn nuôi lợn,… trong các cơ sở hộ nông dân. Hoặc có khả năng mở rộng quy mô chăn nuôi để phát triển lên kinh tế trang trại được hay không, có điều kiện tham gia các hình thức kinh tế hợp tác, liên doanh, liên kết, tìm kiếm thị trường; năng lực, trình độ của chủ hộ, của chủ các trang trại chăn nuôi lợn có am hiểu khoa học công nghệ để áp dụng vào sản xuất hay không, đặc biệt có ý chí vươn lên để làm giàu hay không. Tuy nhiên, qua nghiên cứu trình độ và năng lực của các chủ hộ, chủ trang trại, còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt là các năng lực về tìm kiếm thông tin thị trường, đàm phán, hoặc quản lý sản xuất,… điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và phương hướng sản xuất của các loại hình tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn.