Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn
4.2.1. Quy hoạch chăn nuôi lợn
Trong những năm qua, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Yên Mỹ tập trung chỉ đạo phát triển chăn nuôi nói chung và phát triển chăn nuôi lợn của huyện phát triển chăn nuôi phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện và của tỉnh, cùng với đó là phát triển nông nghiệp nông thôn của huyện và của tỉnh. Phát triển chăn nuôi (chủ yếu là chăn nuôi lợn) theo hướng tập trung, với phương thức trang trại là nhu cầu khách quan, là con đường tất yếu để nâng cao năng suất, chất lượng và tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Chăn nuôi trang trại tập trung là một trong những giải pháp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhằm kiểm soát được dịch bệnh, nhất là trong bối cảnh dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng gia súc đang diễn biến phức tạp ở nước ta.
Trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung ở địa phương sẽ hình thành các vùng chăn nuôi lợn hàng hoá tập trung, với các trang trại chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ, đưa dần chăn nuôi lợn ra khỏi khu dân cư (tại các đơn vị hành chính như thôn, xã cần để giành quỹ đất để phát triển thành những khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư với quy mô mỗi điểm từ 2 - 4 ha; mỗi xã có thể bố trí nhiều điểm chăn nuôi tập trung) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng cường khả năng kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.
Phát triển chăn nuôi tập trung sẽ đáp ứng tốt nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng của huyện, mặt khác tạo ra nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Cùng với đó là tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi tập trung, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh
thú y, bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện an sinh xã hội, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh, đặc biệt là chăn nuôi lợn; lấy phát triển chăn nuôi đại gia súc làm mũi nhọn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành chăn nuôi. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp; đồng thời chuyển dần phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ truyền thống sang phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp.
Cùng với đó, quy hoạch chăn nuôi lợn phải nằm trong và thống nhất với quy hoạch sản xuất nông nghiệp, tái cơ cấu lại ngành sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản theo hướng phát huy các lợi thế so sánh của các xã, thị trấn. Quy hoạch sản xuất nông nghiệp gắn với quy hoạch nông thôn mới, với các vùng sản xuất tập trung, trong đó có 15 khu chăn nuôi tập trung xa dân cư; trong đó cả 15 khu này đều tập trung vào phát triển chăn nuôi lợn. Tập trung chuyển dịch mạnh mẽ từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, tập trung. Cải thiện chất lượng đàn đực giống và nái giống được nâng cao và quản lý chặt chẽ để cải thiện chất lượng chăn nuôi lợn.
Cùng với quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn tập trung thì huyện cũng có các định hướng cụ thể để tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện như: đẩy mạnh chương trình nạc hóa đàn lợn bằng các biện pháp cải tiến đồng bộ từ khâu giống, chuồng trại, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi đến phòng chống dịch bệnh; khuyến khích và tạo điều kiện chăn nuôi lợn nái ngoại và nái lai theo phương thức trang trại, gia trại để cung ứng con giống tại chỗ; phát triển chăn nuôi lợn thịt theo phương thức chăn nuôi công nghiệp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư thâm canh, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn theo hướng nâng cao chất lượng trên cơ sở mở rộng loại hình chăn nuôi quy mô trang trại, khuyến khích tạo điều kiện hình thành cơ sở chăn nuôi lợn quy mô lớn có trình độ sản xuất tiên tiến gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm. Trong giai đoạn trước mắt vẫn ưu tiên phát triển ở những địa bàn truyền thống có lợi thế về chi phí vận chuyển, có trình độ sản xuất và cơ sở vật chất kỹ thuật khá, đồng thời có hướng chuyển dần sang các nơi có mức độ đô thị hoá chậm xa địa bàn tiêu thụ hơn bằng các loại hình sản xuất quy mô lớn có quy trình công nghệ tiên tiến từ thịt sản xuất giống đến tiêu thụ sản phẩm. Phát triển quy mô sản xuất lợn ở cả 3 loại dạng sản phẩm lợn thịt, lợn choai, lợn sữa đồng thời có hướng nâng tỷ trọng sản
phẩm hàng hoá giống lợn tiêu thụ ngoài tỉnh. Tổ chức chăn nuôi lợn ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội tỉnh và vùng đồng bằng sông Hồng. Phấn đấu đến năm 2020, tổng đàn lợn toàn huyện luôn duy trì ở mức 50 nghìn con, và 60 nghìn con vào năm 2030; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt khoảng 10 nghìn tấn năm 2020 và khoảng 12,5 nghìn tấn vào năm 2030. Phát triển nuôi lợn chất lượng cao ở một số vùng có lợi thế theo hướng sản xuất công nghiệp hàng hoá, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Phấn đấu khối lượng xuất chuồng/con lợn ngoại bình quân 91,0 kg/con năm 2020 và 96,0kg/con năm 2030.
Bảng 4.3. Quy hoạch chăn nuôi lợn đến 2030 của huyện Yên Mỹ
Chỉ tiêu ĐVT 2020 2030
Tổng đàn lợn Con 50000 60000
Số lượng lợn chăn nuôi ở các khu chăn nuôi tập trung Con 22900 36000 Tỷ lệ chăn nuôi tập trung trên tổng đàn % 45,8 60,0 Số lượng lợn chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học Con 22000 43000 Tỷ lệ chăn nuôi an toàn sinh học trên tổng đàn % 44,0 71,6 Sản lượng lợn xuất chuồng Tấn 9695 12510 Số vùng chăn nuôi tập trung Vùng 12 15 Diện tích khu chăn nuôi tập trung Ha 53,6 74,5 Nguồn: UBND huyện Yên Mỹ (2017) Cùng với đó, quy hoạch sản xuất cũng chỉ ra cần đẩy mạnh chăn nuôi lợn theo hướng tập trung, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ lợn chăn nuôi tại các khu chăn nuôi tập trung quy mô lớn của huyện đạt khoảng 46% tổng đàn lợn nuôi và tăng lên 60% vào năm 2030. Bên cạnh đó, phấn đấu tỷ lệ lợn chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học đạt khoảng 44% năm 2020 và tăng lên gần 72% vào năm 2030. Huyện tập trung chỉ đạo tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn tập trung vào 12 vùng chăn nuôi tập trung vào năm 2020 và 15 vùng chăn nuôi vào năm 2030 với tổng diện tích các khu vực chăn nuôi là khoảng 75ha. Tuy nhiên, điều này lại bất hợp lý với quy hoạch chăn nuôi lợn tập trung của tỉnh vì tỉnh chỉ có quy hoạch ở Yên Mỹ 2 vùng chăn nuôi lợn tập trung vào năm 2020 với diện tích 20ha ở 2 xã Yên Phú 5 ha; Minh Châu 10 ha, và thị trấn Yên Mỹ 5,0 ha. Như vậy, có sự bất hợp lý trong quy hoạch chăn nuôi lợn của huyện và của tỉnh. Do đó, trong thời gian tới huyện cần có các biện pháp rà soát lại quy hoạch
của huyện và có báo cáo với tỉnh về quy hoạch, tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện.
Bảng 4.4. Quy hoạch cơ cấu đàn lợn đến năm 2030 của huyện Yên Mỹ Chỉ tiêu Chỉ tiêu 2020 2030 Số lượng (con) Cơ cấu (%) Số lượng (con) Cơ cấu (%) Tổng đàn lợn 50.000 100,00 60.000 100,00 Lợn nái 5500 11,00 6500 10,83 Lợn thịt 44350 88,70 53300 88,84 Lợn đực giống 150 0,30 200 0,33
Nguồn: UBND huyện Yên Mỹ (2017) Cùng với quy hoạch tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn theo hướng tập trung thì đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn nạc an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh theo hướng VietGAHP gắn với an toàn dịch và bảo vệ môi trường sinh thái nông nghiệp, nông thôn và sức khỏe cộng đồng. Phấn đấu đến năm 2020, tổng đàn lợn của huyện đạt 50 ngàn con, trong đó đàn lợn nái chiếm 11%, đàn lợn thịt chiếm khoảng 89%, đàn lợn hướng nạc 85-90%. Đến năm 2030, tổng đàn lợn của huyện đạt 60 nghìn con, và cơ cấu đàn ít có sự biến động so với năm 2030 (cơ cấu hợp lý), đàn lợn hướng nạc đạt 100%.