Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận về tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn nuôi lợn
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn
Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hình thức tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất. Nếu hình thức tổ chức sản xuất nào có kết quả và hiệu quả cao sẽ góp phần thúc đẩy các hình thức tổ chức đó phát triển nhanh chóng. Ngược lại các hình thức tổ chức sản xuất nào không có kết quả, hiệu quả sản xuất cao thì sẽ làm suy giảm và chậm sự phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất đó (Nguyễn Thị Hoài Thương, 2016).
Nói chung, trong quá trình phát triển các hình thức tổ chức sản xuất cần thu được kết quả đảm bảo đáp ứng được các mục tiêu như: Phải mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người sản xuất, tạo giá trị sản xuất cho nền kinh tế quốc dân,...; Phải giải quyết tốt các vấn đề xã hội như tạo được công ăn, việc làm cho lao động trong vùng, từng bước nâng cao mức sống của người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và ổn định trật tự an toàn xã hội cũng như an ninh quốc phòng. Phải cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sinh thái, giảm các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước, khí hậu. Dựa trên cơ sở phát triển các hình thức tổ chức sản xuất giải quyết tốt các vấn đề hạn chế về sự liên kết, phối hợp trong sản xuất kinh doanh giữa các tác nhân nhằm đảm bảo cho quá trình phát triển của ngành và của vùng.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn nuôi lợn nuôi lợn
2.1.4.1. Chủ trương, chính sách của Nhà Nước
Thực tiễn trong quá trình phát triển kinh tế chúng ta mới nhận ra rằng: Quan hệ sản xuất lạc hậu hoặc “tiên tiến” hơn trình độ lực lượng sản xuất một cách giả tạo sẽ kìm hãm, hạn chế sự phát triển của lực lượng sản xuất. Bây giờ chúng ta nhận thức lại là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội không thể vài chục năm là giải quyết xong cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội mà phải hàng trăm năm, nhiều thế hệ. Do đó, thời kỳ quá độ ở một số nước nông nghiệp lạc hậu tất yếu chúng ta phải tôn trọng nhiều hình thức sở hữu. Hình thức sở hữu nào còn động lực chúng ta phải chấp nhận nó, trong đó có cả hình thức sở hữu tư nhân về
tư liệu sản xuất. Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp không chỉ có hình thức kinh tế tập thể mà vẫn phải đa hình thức sở hữu, đa dạng, đa quy mô phù hợp với trình độ quản lý, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, phù hợp với cơ chế thị trường và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Như vậy, tùy từng nơi, từng vùng, tùy từng trình độ quản lý và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mà có thể áp dụng 5 mô hình sản xuất nông nghiệp sau: mô hình trang trại; mô hình tổ hợp tác; mô hình hợp tác xã dịch vụ (HTX kiểu mới); mô hình hợp tác xã liên doanh liên kết với doanh nghiệp; mô hình hợp tác xã cổ phần (doanh nghiệp – HTX). Các chính sách ảnh hưởng đến phát triển tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn nuôi lợn ở một số địa phương bao gồm: chính sách đất đai; chính sách tín dụng; Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; Chính sách đào tạo; chính sách liên kết, hỗ trợ bao tiêu sản phẩm; chính sách hỗ trợ rủi ro do thiên tai, dịch bệnh; chính sách quy hoạch vùng chăn nuôi lợn; chính sách phát triển chăn nuôi lợn,… Việc tạo điều kiện cho các cơ sở chăn nuôi lợn tiếp cận được với các chính sách này và quản lý tốt việc thực hiện các chính sách này sẽ giúp cho quá trình tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn nuôi lợn thực hiện một cách khoa học và thuận lợi hơn (Nguyễn Văn Bích, 2002).
2.1.4.2. Trình độ, năng lực, hiểu biết người sản xuất
Trình độ năng lực hay kiến thức và kinh nghiệm sản xuất, chế biến nông sản của người dân có ảnh hưởng nhất định đến các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp. Trong những vùng dân cư có trình độ canh tác cao, có kinh nghiệm sản xuất và chế biến, thì sản phẩm hàng hóa thường có năng suất cao, chất lượng tốt, sớm tiếp cận với nền sản xuất hàng hóa. Ngược lại ở những vùng dân cư có mức sống thấp, tập quán canh tác lạc hậu, có thói quen sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, ít đầu tư thâm canh, không có ý thức bảo vệ môi trường thì việc áp dụng khoa học, kỹ thuật mới sẽ gặp nhiều khó khăn và sản xuất không đáp ứng được sự thay đổi nhanh chóng của thị trường (Nguyễn Thị Hoài Thương, 2016).
2.1.4.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho chăn nuôi lợn
- Hệ thống thuỷ lợi: Hiện tại chủ yếu chỉ phục vụ cho sản xuất lúa, chưa đáp ứng phục vụ cây trồng khác. Nhiều vùng chuyên canh cây đang thiếu nước tưới trầm trọng làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm. Đây chính là nguyên nhân chính cho năng suất cây trồng, vật nuôi thấp và ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất (Vũ Tiến Quỳnh, 2011).
- Hệ thống giao thông vận tải trên đồng ruộng cũng như đường xá vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ xấu, tăng chi phí và thời gian vận chuyển, giảm chất lượng sản phẩm, làm hạn chế khả năng hạ giá thành sản phẩm (Vũ Tiến Quỳnh, 2011).
- Hệ thống lưới điện đến nay đã phủ kín 91,7% số huyện trong cả nước, nhưng tỷ lệ điện cung cấp ra các cánh đồng sản xuất nông nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc và đầu tư chuyên môn hóa vào trong sản xuất nông nghiệp của các tổ chức sản xuất. Sản lượng điện cho nông thôn mới chỉ chiếm 14% tổng sản lượng điện. Điện cung ứng cho nông nghiệp chủ yếu chỉ đáp ứng yêu cầu nhỏ cho thuỷ lợi, các hoạt động xay xát gạo, chế biến nông sản... (Vũ Tiến Quỳnh, 2011).
- Cơ khí hoá nông nghiệp còn hạn chế. Do hạ tầng cơ sở nông nghiệp nông thôn còn thấp kém, đất canh tác chia nhỏ cho các hộ gia đình nên việc đưa cơ khí hoá vào hoạt động sản xuất là rất khó khăn nên chủ yếu là lao động thủ công. Mọi khó khăn khác trong quá trình phát triển cơ khí nông nghiệp là bà con nông dân vẫn còn nghèo, lao động dôi dư thừa nhiều, trong khi đó ngành này đòi hỏi phải đầu tư rất lớn, ở một số địa phương số lượng máy móc cũ còn nhiều, một số không phù hợp, trang thiết bị chậm đổi mới, hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị còn thấp, trình độ tay nghề lao động chưa được đào tạo do đó năng suất thấp (Vũ Tiến Quỳnh, 2011).
2.1.4.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Đối với ngành nông nghiệp thì thị trường là một yếu tố quan trọng có tác động mạnh mẽ và quyết định đến tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của vùng. Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, giao thương hàng hóa, dịch vụ giữa người có nhu cầu mua hàng hóa với người có khả năng cung cấp hàng hóa. Trong phát triển các hình thức tổ chức sản xuất thì thị trường bao gồm người sản xuất là các tổ chức sản xuất (như: các hộ, các trang trại, các hợp tác xã,…), những người thu gom (thương lái, cơ sở sản xuất, chế biến và những người bán lẻ) và người tiêu dùng cuối cùng. Thị trường luôn là một yếu tố quan trọng quyết định tới quy mô sản xuất của các hộ nông dân, các trang trại, các hợp tác xã và các doanh nghiệp. Đồng thời, thị trường cũng một phần tác động đến giá trị sản xuất và hiệu quả sản xuất của các hình thức tổ chức sản xuất (Lê Hữu Ảnh, 1995).
Trong thị trường có các nhân tố ảnh hưởng cơ bản đến quá trình phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất như giá cả, hệ thống thông tin, hệ thống cơ sở sản xuất, chế biến, cơ chế chính sách thị trường và chính sách quản lý vĩ mô, nhu cầu của người tiêu dùng, khả năng cung ứng các sản phẩm nông sản và sự đa dạng các sản phẩm được chế biến, chất lượng của hàng hóa nông sản và công nghệ bảo quản,... Do vậy, các Bộ, ngành và các cấp chính quyền cùng các hộ, trang trại, hợp tác xã và doanh nghiệp,... sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp cần thường xuyên, cập nhật, tìm hiểu, quan tâm chú ý đến các nhân tố này để tạo thuận lợi cho quá trình phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nói riêng cũng như quá trình phát triển nông nghiệp nói chung được phát triển ổn định (Vũ Tiến Quỳnh, 2011).
2.1.4.5. Dịch bệnh trong chăn nuôi lợn
Hiện nay khi chăn nuôi lợn ngày càng phát triển, mật độ chăn nuôi ngày càng cao, chăn nuôi theo hướng thâm canh và chăn nuôi theo phương thức trang trại chịu ảnh hưởng rất nhiều của chế độ chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh. Trong chăn nuôi lợn thì công tác chăm sóc, kiểm soát môi trường nuôi có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc kiểm soát dịch bệnh đối với vật nuôi. Khi dịch bệnh xảy ra thì thiệt hại sẽ rất lớn, gây ảnh hưởng đến hiệu quả và xu hướng phát triển chung của đối tượng nuôi. Do đó, để quản lý tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn nuôi lợn thì một trong những nội dung quan trọng cần phải thực hiện là thực hiện tốt công tác chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn nuôi để hạn chế thấp nhất dịch bệnh có thể xảy ra, giảm rủi ro cho các cơ sở chăn nuôi. Khi dịch bệnh xảy ra, nếu không được kiểm soát tốt nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chăn nuôi của các cơ sở chăn nuôi, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển chăn nuôi ở địa phương, kéo theo gây thiệt hại lớn cho các cơ sở chăn nuôi (Nguyễn Xuân Bình, 2005).