Phần 1 Mở đầu
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Yên Mỹ
Việc nghiên cứu thực trạng tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn nuôi lợn tại Việt Nam và một số địa phương trong nước tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm cho huyện Yên Mỹ:
- Thứ nhất, cần quy hoạch và quản lý tốt quy hoạch chăn nuôi lợn để hình
thành các vùng chăn nuôi lợn tập trung, xa khu dân cư. Từ đó các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi lợn, tổ chức sản xuất, hay các chính sách liên kết cũng dễ dàng thực hiện hơn và đạt được kết quả tốt.
- Thứ hai, ở các vùng quy hoạch chăn nuôi lợn xa khu dân cư cần được
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thật tốt để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho các cơ sở chăn nuôi lợn và thu hút được người chăn nuôi lợn chuyển ra chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư và thu hút được các loại hình tổ chức sản xuất khác đầu tư vào phát triển chăn nuôi lợn.
- Thứ ba, cần có các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi
trang trại gắn với bảo vệ môi trường, áp dụng công nghệ tiên tiến, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành chăn nuôi.
- Thứ tư, đẩy mạnh việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi mới,
các quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, VietGAHP vào chăn nuôi lợn.
- Thứ năm, cần có các biện pháp cụ thể để khuyến khích các cơ sở chăn
nuôi theo các chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp thực phẩm an toàn, sạch, có thương hiệu.
- Thứ sáu, làm tốt công tác tuyên truyền người dân biết về các chủ chương chính sách quản lý chăn nuôi lợn, phổ biến các tiến bộ kỹ thuật, quy trình chăn nuôi lợn mới vào chăn nuôi. Tuyên truyền lợi ích của việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lợn thịt.
- Thứ bảy, đẩy mạnh liên kết bốn nhà trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn, đặc
biệt là hỗ trợ hình thành các chuỗi giá trị thịt lợn khép kín, an toàn, chất lượng cao, tiến tới khuyến khích người chăn nuôi ký hợp đồng trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt.