Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 52)

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này bao gồm: Các công trình nghiên cứu trước đây đã được công bố trên sách, báo, tạp chí; các tài liệu thống kê qua các các năm và các báo cáo ở các ngành liên quan; các tài liệu của tỉnh, huyện; Các niên giám thống kê của Chi cục Thống kê huyện Yên Mỹ, tài liệu của các sở ban ngành hữu quan trong tỉnh, huyện. Số liệu từ các phòng, ban của huyện như Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Chi cục Thống kê huyện,... Ngoài ra, các bài viết có ở báo điện tử, mạng internet cũng là nguồn thông tin phong phú làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu này.

Các dữ liệu thứ cấp được thu thập bằng cách: (i) liệt kê các thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung và địa điểm dự kiến thu thập; (ii) liên hệ với cơ quan cung cấp thông tin; (iii) tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp, (iv) kiểm tra tính thực tế của thông tin qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo, sau đó sử dụng và trích dẫn.

3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu điều tra thông qua phỏng vấn trực tiếp từ các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện. Phiếu điều tra được thiết kế phù hợp với mục đích của đề tài. Số liệu sơ cấp cần thiết cho đề tài được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 106 hộ tại 03 xã Yên Phú, Yên Hòa và Thị Trấn Yên Mỹ. Để đảm bảo tính số lớn trong chọn mẫu thống kê tôi tiến hành chọn mẫu ở mỗi điểm khảo sát tối thiểu 30 hộ chăn nuôi. Trong quá trình phỏng vấn để đề phòng sai sót và tính số lớn của mẫu được chọn nên tác giả chọn 36 hộ chăn nuôi lợn tại thị trấn Yên Mỹ đại diện cho khu vực trung tâm của huyện và có khả năng tiếp cận được với nguồn thông tin nhanh nhạy; 35 hộ chăn nuôi lợn tại xã Yên Phú, và 35 hộ chăn nuôi lợn ở xã Yên Hòa đây là 2 xã đại diện cho khu vực chăn nuôi lợn phát triển của huyện. Các hộ chăn nuôi được tác giả chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên dựa trên danh sách các hộ chăn nuôi mà xã cung cấp. Cùng với đó là phỏng vấn 35 trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện (chọn ngẫu nhiên 24/40 trang trại ở xã Yên Phú và 11/19 trang trại chăn nuôi lợn ở xã Yên Hòa) (cả huyện có 59 trang trại chăn nuôi lợn tập trung ở 2 xã này). Việc chọn các trang trại phỏng vấn cũng được chọn theo phương pháp chọn

ngẫu nhiên phân tầng theo danh sách các trang trại chăn nuôi lợn tại 2 xã được chọn do cán bộ xã cung cấp. Số lượng trang trại được chọn cũng dựa trên nguyên tắc số lớn trong thống kê là số mẫu phải từ 30 mẫu trở lên. Để tránh rủi ro trong quá trình xử lý số liệu nên tác giả lựa chọn 35 trang trại (chiếm khoảng 60% số trang trại của huyện nên việc chọn số trang trại khảo sát cũng vào khoảng 60% số trang trại của mỗi xã. Việc phỏng vấn các cơ sở chăn nuôi được thực hiện bảng hỏi được chuẩn bị trước với nội dung điều tra, phỏng vấn:

+ Đặc điểm của các cơ sở chăn nuôi lợn bao gồm: trình độ học vấn, tuổi, giới tính, tổng số nhân khẩu, lao động của cơ sở chăn nuôi (hộ, trang trại),...;

+ Nguồn lực các cơ sở chăn nuôi: đất đai, lao động, vốn…;

+ Tình hình chăn nuôi: Số con/lứa, số lứa/năm, thời gian nuôi, giá đầu vào, đầu ra;

+ Tình hình liên kết trong chăn nuôi lợn của hộ;

+ Tình hình về dịch bệnh, thú y, vệ sinh môi trường liên quan đến chăn nuôi lợn;

+ Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất của các hộ chăn nuôi.

Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra

TT Đối tượng Số mẫu

1 Nông hộ 106

2 Trang trại 35

3 Thương lái 4

4 Giết mổ 5

5 Cán bộ huyện, xã 10

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2019) Bên cạnh đó, tôi tiến hành phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý có liên quan đến phát triển chăn nuôi, tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện. Các cán bộ được lựa chọn phỏng vấn sâu bao gồm: lãnh đạo UBND huyện, Cán bộ có liên quan và lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Cán bộ phụ trách nông nghiệp, lãnh đạo UBND các xã khảo sát,... để thu thập thông tin, chính sách, chủ trương phát triển chăn nuôi lợn thịt, tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất, và hỗ trợ trong sản xuất, liên kết sản xuất và tiêu thụ

sản phẩm của các cơ sở chăn nuôi lợn tại địa phương. Cùng với đó, tôi còn tiến hành phỏng vấn sâu một số hộ thương lái, cơ sở giết mổ với các nội dung liên quan đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lợn tại địa phương.

3.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Thông tin, số liệu sau khi thu thập được tôi sẽ tiến hành nhập số liệu vào phần mềm Microsoft Excel và SPSS; sau đó thực hiện tính toán, tổng hợp và phân tổ thống kê theo các tiêu chí nghiên cứu và trình bày trên các bảng và đồ thị, sơ đồ nhằm đánh giá đúng thực trạng tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn nuôi lợn ở địa phương. Trong đề tài này tôi tiến hành phân tổ theo các hình thức tổ chức sx (hộ và trang trại); trong các hộ chăn nuôi lợn thì chia thành 2 quy mô chăn nuôi là quy mô nhỏ (chăn nuôi dưới 20 con/lứa) và các hộ chăn nuôi quy mô vừa (chăn nuôi trên 20 con/lứa).

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp này nhằm mô tả về tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện và thực trạng các hình thức tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn nuôi lợn của địa bàn. Đề tài sử dụng một số phương pháp thống kê như số trung bình, số tương đối và tốc độ phát triển liên hoàn để tính toán các chỉ tiêu mô tả về quy mô, số lượng, cơ cấu của ngành.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế để xác định xu hướng, mức độ biến động các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế được lượng hóa có cùng nội dung và tính chất như nhau. Phương pháp so sánh được dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa cùng nội dung và tính chất tương tự nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, so sánh giữa các loại hình sản xuất để có được các nhận xét, các đánh giá về vấn đề nghiên cứu.

Trên cơ sở các chỉ tiêu tổng hợp về kết quả sản xuất kinh doanh của hộ, trang trại, cùng với các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của sự liên kết giữa các tổ chức sản xuất. Từ đó, đánh giá và rút ra kết luận phù hợp với những mục tiêu đã đưa ra.

3.2.3.3. Phương pháp hạch toán kinh tế

Đề tài sử dụng phương pháp hạch toán kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt của một số hình thức tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn. Các chỉ tiêu được tính

như chi phí trung gian (IC), giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA), thu nhập hỗn hợp (MI) và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn như GO/IC, VA/IC, MI/IC... nhằm đánh giá kết quả hiệu quả kinh tế ở các hình thức tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn tại địa phương trong thời gian qua.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thông tin chung về đối tượng được khảo sát

- Tuổi bình quân;

- Tỷ lệ nam, nữ được phỏng vấn; - Số năm đi học bình quân;

- Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi; - Số lượng lao động tham gia chăn nuôi lợn;

- Mức độ đầu tư vốn, cơ sở vật chất – kỹ thuật đầu tư phục vụ chăn nuôi lợn; - Đầu tư các yếu tố vật chất trong chăn nuôi lợn;

- Mức độ áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào chăn nuôi lợn.

b. Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn

- Số hộ, trang trại, chăn nuôi lợn;

- Số cơ sở và tỷ lệ cơ sở được tham gia tập huấn chăn nuôi; - Số lần tham gia tập huấn chăn nuôi lợn;

- Diện tích bình quân của chuồng trại; - Số lượng và tỷ lệ cơ sở chăn nuôi; - Tổng số vốn đầu tư bình quân; - Tổng sản lượng trong năm; - Tổng doanh thu từ chăn nuôi lợn;

- Chi phí bình quân cho một lứa nuôi lợn;

- Số lượng và tỷ lệ cơ sở chăn nuôi đánh giá về việc vay vốn cho chăn nuôi lợn theo các mức.

c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về liên kết trong chăn nuôi lợn - Số lượng chủ thể tham gia liên kết;

- Các hình thức liên kết ngang, liên kết dọc trong chăn nuôi lợn;

- Phương thức liên kết: liên kết qua hợp đồng bằng văn bản, liên kết bằng trao đổi trước với hình thức trực tiếp; trao đổi trực tiếp khi mua hoặc bán hàng;

- Phương thức thanh toán: thanh toán ngay khi mua hàng; trả chậm;

d. Chỉ tiêu phản ánh kết quả trong chăn nuôi lợn

- Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời gian nhất định thường là 1 năm. Trong sản xuất, giá trị sản xuất là giá trị các loại sản phẩm chính, sản phẩm phụ sản xuất ra trong một năm.

GO = ∑Qi * Pi

Trong đó: GO: là giá trị sản xuất

Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i Pi: Đơn giá sản phẩm thứ i

- Chi phí trung gian (IC): IC = ∑Cj × Pj

Trong đó: Cj là chi phí tăng thêm được tính bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất (GO) và chi phí trung gian (IC) phí đầu tư thứ j.

- Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản phẩm, dịch vụ được tạo ra trong năm sau khi trừ đi chi phí trung gian.

VA = GO – IC

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần còn lại của giá trị gia tăng sau khi đã trừ thuế và khấu hao tài sản. MI = VA – chi phí khấu hao – thuế – lãi vay.

e. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trong chăn nuôi lợn

+ Giá trị sản xuất/chi phí trung gian (GO/IC); + Giá trị gia tăng/chi phí trung gian (VA/IC); + Thu nhập hỗn hợp/chi phí trung gian (MI/IC);

+ MI/lao động gia đình/năm: Thu nhập hỗn hợp của một lao động gia đình trong 1 năm.

PHầN 4. KếT QUả NGHIÊN CứU VÀ THảO LUậN

4.1. TÌNH HÌNH CHUNG Về PHÁT TRIểN CHĂN NUÔI LợN TRÊN ĐịA BÀN HUYệN YÊN Mỹ BÀN HUYệN YÊN Mỹ

4.1.1. Quy mô chăn nuôi lợn

Chăn nuôi lợn hiện nay ở Yên Mỹ rất phát triển. Tổng đàn lợn thịt của huyện tăng khá nhanh. Phân bố đàn lợn trên địa bàn huyện không đều. Trong đó chăn nuôi lợn tập trung nhiều nhất ở các xã Yên Phú, Yên Hòa, Đồng Than, Thanh Long, thị trấn Yên Mỹ,… Các xã khác đa phần là chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư. Riêng trong đó số lượng đàn lợn thịt của xã Yên Phú chiếm khoảng 27% tổng đàn lợn thịt của huyện.

Bảng 4.1. Thực trạng phát triển đàn lợn ở các xã huyện Yên Mỹ giai đoạn 2016 - 2018

Tên xã Số lượng theo năm (con) 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 BQ So sánh (%)

Yên Hòa 5647 6921 7193 122,56 103,93 112,86 Trung Hưng 1032 1263 1306 122,38 103,40 112,49 Yên Phú 10439 12534 14383 120,07 114,75 117,38 Tân Việt 1102 1374 1447 124,68 105,31 114,59 Nghĩa Hiệp 430 450 470 104,65 104,44 104,55 Liêu Xá 2084 2103 2118 100,91 100,71 100,81 Việt Cường 1372 1403 1569 102,26 111,83 106,94 Giai Phạm 540 550 575 101,85 104,55 103,19 Hoàn Long 2402 2894 3073 120,48 106,19 113,11 Thị trấn Yên Mỹ 3104 3312 3400 106,70 102,66 104,66 Trung Hòa 1300 1473 1526 113,31 103,60 108,34 Đồng Than 5430 5943 6435 109,45 108,28 108,86 Ngọc Long 1227 1301 1392 106,03 106,99 106,51 Thanh Long 3432 3504 3738 102,10 106,68 104,36 Tân Lập 974 1082 1182 111,09 109,24 110,16 Lý Thường Kiệt 932 983 1071 105,47 108,95 107,20 Minh Châu 943 1043 1102 110,60 105,66 108,10 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Mỹ (2019) Chăn nuôi lợn thịt thực sự đã trở thành hoạt động sản xuất nông nghiệp chính trong các cơ sở chăn nuôi lợn ở Yên Mỹ. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến

nay thì tổng đàn lợn có sự biến động khá lớn. Nhất là trong giai đoạn cuối năm 2016, đầu năm 2017 thì tổng đàn lợn có sự sụt giảm rất lớn do giá tiêu thụ lợn thịt rất thấp. Nhưng sau đó, giá bán lợn thịt tăng và ổn định trở lại thì tổng đàn lợn đã tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên, đến đầu năm 2019 khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát, do không có thuốc điều trị và vắcxin phòng bệnh nên đàn lợn ở huyện có sự giảm sút rất lớn. Như vậy, có thể thấy việc tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất chăn nuôi lợn ở Yên Mỹ đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc quản lý các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư.

Bảng 4.2. Tình hình biến động đàn lợn ở Yên Mỹ ĐVT: con Chỉ tiêu 2016 2017 2018 6.2019 Tổng đàn đực giống 92 110 113 37 Tổng đàn lợn nái 5140 5590 5596 1843 Tổng đàn lợn thịt 42390 48133 51980 34610 Nguồn: UBND huyện Yên Mỹ 2019; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện

Yên Mỹ (2019) Trong giai đoạn 2016 – 2018 thì tổng đàn lợn có sự gia tăng rất nhanh, đặc biệt là lợn thịt. Từ năm 2016 đến năm 2018 đàn lợn của huyện tăng gần 10 nghìn con lên gần 52 nghìn con lợn. Cao hơn so với quy hoạch đến năm 2020 của huyện. Sự phát triển nhanh này là do hiện nay chăn nuôi lợn của hộ nông dân không cần điều kiện gì, do đó chăn nuôi tự phát diễn ra rất nhanh, đặc biệt là từ cuối năm 2017 đến năm 2018 khi giá lợn hơi ổn định ở mức khá cao. Chính do sự phát triển tự phát trong dân như hiện nay nên khi có dịch tả lợn châu Phi bùng phát đã làm cho công tác quản lý các vùng chăn nuôi, khoanh vùng dập dịch, và hạn chế sự lây lan của dịch bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Trong vòng 4, 5 tháng từ khi dịch bùng phát, tổng đàn lợn phải tiêu hủy ở Yên Mỹ lên đến hơn 17 nghìn con lợn thịt và khoảng 10 nghìn con lợn nái, lợn choai và lợn con.

Trong những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn nói chung gặp không ít khó khăn và có sự biến động khó lường, đặc biệt là diễn biến đầu ra sản phẩm và dịch bệnh trong quá trình chăn nuôi. Việc lượng cung tăng quá cao trong giai đoạn cuối năm 2016, đầu 2017 làm cho giá lợn sụt giảm, ảnh hưởng rất lớn đến chăn nuôi lợn; cùng với đó là diễn biến dịch bệnh diễn ra phức tạp, ngày càng có nhiều các dịch bệnh mới, chưa có thuốc đặc trị và vắcxin phòng bệnh gây ra nhiều thiệt

hại nặng nề cho các cơ sở chăn nuôi và chính quyền địa phương. Do đó, trong thời gian tới cần có các biện pháp nhằm quản lý và tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn một cách hợp lý, khoa học tránh tình trạng phát triển sản xuất tự phát, phát triển ồ ạt như hiện nay.

4.1.2. Sản lượng chăn nuôi lợn

Cùng với sự phát triển của tổng đàn lợn thịt thì sản lượng thịt hơi xuất chuồng ở Yên Mỹ cũng tăng khá nhanh trong thời gian qua. Năm 2016 do ảnh hưởng của giá lợn hơi giảm sút mạnh làm cho chăn nuôi lợn bị ảnh hưởng rất lớn, tổng sản lượng xuất chuồng chỉ đạt gần 8 nghìn tấn; đến năm 2017 sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng lên hơn 10 nghìn tấn (tăng trung bình gần 30% so với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)