Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn
4.2.4. Quy trình sản xuất của các hình thức tổ chức sản xuất trong chăn nuô
lợn trên địa bàn huyện Yên Mỹ
a. Các quy trình sản xuất đang áp dụng trên địa bàn huyện
Chăn nuôi lợn đang phổ biến với quy trình chăn nuôi lợn VietGAHP, chăn nuôi lợn theo quy trình an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và chăn nuôi lợn truyền thống. Chăn nuôi lợn VietGAHP được dự án Lifsap tài trợ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nhưng huyện Yên Mỹ không phải là huyện nằm trong vùng dự án nên các hộ chăn nuôi lợn ở đây chưa theo quy trình này.
Bảng 4.11. Các quy trình chăn nuôi lợn đang được áp dụng tại các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Yên Mỹ
ĐVT: % số hộ/trang trại
Chỉ tiêu Hộ chăn nuôi Trang
trại Quy mô nhỏ Quy mô vừa
1. Biết các quy trình chăn nuôi - Nghe nói đến quy trình chăn nuôi
VietGAHP 56,25 73,81 88,57
- Nghe nói đến quy trình chăn nuôi lợn
an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh 90,63 95,24 100,00 - Chăn nuôi lợn thảo dược 18,75 26,19 28,57 - Sử dụng đệm lót sinh học vào chăn nuôi 14,06 23,81 34,29 2. Các quy trình chăn nuôi lợn đang áp dụng - Chăn nuôi theo quy trình VietGAHP 0,00 0,00 34,29 - Chăn nuôi theo quy trình an toàn sinh
học, an toàn dịch bệnh 15,63 45,24 62,86 - Chăn nuôi lợn thảo dược 0,00 0,00 2,86 - Chăn nuôi lợn theo truyền thống 78,13 64,29 0,00 Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Còn đối với quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh chủ yếu là các phong trào chăn nuôi theo các quy trình kỹ thuật mà cán bộ địa phương tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật người chăn nuôi chứ chưa có tổ chức hay cơ quan nào đứng ra chứng nhận. Ở Yên Mỹ cũng chưa có cơ sở chăn nuôi nào được cấp giấy chứng nhận VietGAHP nên trên thực tế đa phần các cơ sở chăn nuôi lợn ở Yên Mỹ đều đang chăn nuôi lợn theo quy trình truyền thống. Chỉ có
các cơ sở chăn nuôi lợn ngoài khu dân cư (chủ yếu là các trang trại chăn nuôi lợn) được quy hoạch vào vùng chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh của địa phương.
Qua khảo sát, cho thấy tỷ lệ các hộ chăn nuôi lợn và trang trại biết về các quy trình chăn nuôi lợn là khá nhiều nhưng đa phần các hộ nông dân đều vẫn đang chăn nuôi lợn theo quy trình truyền thống; còn đối với các trang trại chăn nuôi lợn thì đa số đang áp dụng theo quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tuy nhiên các quy trình này chưa có cơ quan nào cấp giấy chứng nhận cho các hộ và các trang trại chăn nuôi lợn nên việc xây dựng các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lợn cho các hình thức tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn ở Yên Mỹ còn gặp nhiều khó khăn.
Qua nghiên cứu, cho thấy ở các hộ điều tra có 1 trang trại đang chăn nuôi lợn bằng thảo dược, còn trên địa bàn toàn huyện mới chỉ có 3 trang trại là trang trại của ông Đỗ Văn Chuyên thị trấn Yên Mỹ, ông Nguyễn Hữu Hưng xã Yên Phú và ông Trần Duy Hưng xã Hoàn Long đang chăn nuôi lợn bằng thảo dược với sự hỗ trợ của Hội Nông dân huyện Yên Mỹ và Sở Khoa học công nghệ Hưng Yên. Theo đánh giá của các cơ quan ban ngành ở huyện thì mô hình này giúp người dân chủ động kiểm soát tình hình dịch bệnh trên đàn lợn, đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Giúp cơ quan chức năng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nông hộ, xây dựng nông thôn mới. Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái nông nghiệp, nông thôn.
Hình 4.1. Chăn nuôi lợn bằng thảo dược của trang trại ông Đỗ Văn Chuyên
Nguồn: Tác giả (2019) Tóm lại, các quy trình chăn nuôi lợn của các hình thức tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn ở huyện Yên Mỹ tuy đã có một số mô hình điển hình trong việc áp dụng các quy trình sản xuất mới, đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn
dịch bệnh như mô hình chăn nuôi lợn bằng thảo dược nhưng các quy trình này số hộ áp dụng là rất ít, chỉ mới dừng lại ở dạng mô hình, chưa được nhân rộng ra các xã trên địa bàn huyện. Các quy trình chăn nuôi khác được các hộ và trang trại áp dụng nhưng chỉ dừng lại ở mức chăn nuôi theo chứ chưa có cơ quan nào đánh giá xem các hộ và trang trại này đã áp dụng đầy đủ theo như quy trình hay chưa để cấp giấy chứng nhận cho các hộ và trang trại này. Cùng với đó là đa phần các hộ nông dân (khoảng 70% số hộ nông dân) vẫn chăn nuôi lợn theo các quy trình truyền thống và kinh nghiệm.
b. Sử dụng giống trong chăn nuôi lợn
Hiện nay, huyện đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm nạc hóa đàn lợn. Tuy nhiên, việc sản xuất giống và cung cấp cho các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện chủ yếu do các hộ nông dân và các trang trại chăn nuôi tự đảm nhiệm. Việc sử dụng các giống nhập ngoại, giống chất lượng cao chủ yếu mới được thực hiện ở một số trang trại chăn nuôi lớn với hình thức mua các con lợn nái từ trại giống hoặc mua tinh lợn về phối cho lợn nái của gia đình. Qua khảo sát, trên địa bàn có nhiều giống lợn ngoại được nuôi như Yorshire, Landrace và một số giống lợn cao sản như Pi-Du, Duroc tỷ lệ sử dụng giống lợn ngoại thuần còn thấp, lợn hướng nạc cho sản xuất tại tỉnh, chủ yếu nuôi trong các trang trại và các cơ sở chăn nuôi lớn. Đối với hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ sử dụng giống lợn lai là chủ yếu. Đối với lợn giống nuôi trong dân thì chất lượng không cao, đa số đàn nái là nái lai, sản xuất con giống chưa đảm bảo chất lượng. Các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện cũng chưa có trang trại nào lớn sản xuất giống theo các quy trình nghiêm ngặt.
Bảng 4.12. Thực trạng sử dụng giống lợn vào chăn nuôi của các cơ sở chăn nuôi ở Yên Mỹ*
Chỉ tiêu ĐVT Hộ chăn nuôi Trang
trại Quy mô nhỏ Quy mô vừa
Tổng số lợn nuôi bình quân lứa con 17,69 27,33 138,14 Tự sản xuất giống % 36,75 49,48 82,34 Mua từ hộ nông dân khác % 37,19 30,92 0,00 Mua từ các TT CN trong vùng % 1,24 10,10 17,66 Mua từ thương lái % 24,82 9,49 0,00 Nguồn: Số liệu điều tra (2019)
Qua nghiên cứu, nguồn cung cấp giống của các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Yên Mỹ chủ yếu là tự cung cấp giống, hoặc mua lại từ các hộ chăn nuôi khác. Đối với các trang trại chăn nuôi thì đa phần là tự sản xuất giống để họ có thể chủ động được trong quá trình chăn nuôi. Thực tế đó cho thấy, hầu hết các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện đều sử dụng con giống có nguồn gốc để hạn chế được một số rủi ro trong chọn giống, chỉ có một số ít hộ không chủ động được thì họ mua lại giống từ các hộ thương lái.
c. Sử dụng thức ăn trong quá trình chăn nuôi lợn
Cùng với giống thì thức ăn đóng góp quan trọng trong chăn nuôi lợn. Nhờ có thức ăn mà lợn mới có thể sinh trưởng và phát triển một cách nhanh chóng làm gia tăng sản lượng trên một con nuôi. Qua nghiên cứu, có 4 cách thức chủ yếu trong việc sử dụng thức ăn cho chăn nuôi lợn đó là: (1) Mua nguyên liệu về tự chế biến: Đây là hình thức thấy ở các cơ sở chăn nuôi có hiểu biết và kinh nghiệm chăn nuôi khá cao, vì họ có thể nắm được các nhu cầu dinh dưỡng cho lợn và biết cách mua các loại thức ăn khác nhau như cám gạo, ngô, thóc, sắn, khoai, bột cá, cám mạch,... về tự phối trộn theo các tỷ lệ và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển của lợn (hiện có khoảng 1% số hộ chăn nuôi và khoảng 3% số trang trại chăn nuôi lợn sử dụng thức ăn chăn nuôi theo cách này); (2) Mua các nguyên liệu về phối trộn với cám đậm đặc: đây là hình thức được nhiều cơ sở chăn nuôi (đặc biệt là các hộ nông dân) sử dụng vì theo cách này các cơ sở chăn nuôi có thể tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp từ hộ để tiết kiệm chi phí thức ăn cho lợn; (3) Sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn toàn: đây là cách thức chăn nuôi công nghiệp hoàn toàn và được nhiều cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Yên Mỹ áp dụng (khoảng 77% các trang trại và khoảng 48% hộ nông dân áp dụng); (4) Giai đoạn đầu sử dụng thức ăn hỗn hợp, giai đoạn sau tự phối trộn: đây là cách thức trong giai đoạn lợn con và lợn choai các cơ sở chăn nuôi lợn thường sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp cho tiện và để cho lợn phát triển nhanh, trong giai đoạn lợn vỗ béo, nuôi lợn thì nhiều cơ sở sử dụng thêm các nguồn thức ăn khác cho lợn để tiết kiệm chi phí sản xuất như các nguồn thức ăn thừa lấy về từ các khu công nghiệp, nhà trọ của công nhân,...
Hiện nay, đối với các cơ sở chăn nuôi lợn sử dụng thức ăn công nghiệp thường được mua trực tiếp từ công ty thức ăn chăn nuôi, mua thông qua các đại lý cấp I của công ty, mua qua đại lý cấp II do tư nhân mở ra tại địa phương, mỗi
địa phương với vị trí địa lý và hình thức chăn nuôi khác nhau thì cách lựa chọn người cung cấp thức ăn chăn nuôi khác nhau. Với mỗi nhà cung cấp sẽ có mức giá và các ưu đãi khác nhau cho người sản xuất, các hộ chăn nuôi mua thức ăn trực tiếp từ các công ty và các đại lý cấp I sẽ phải trả tiền ngay, nhưng các hộ sẽ mua được sản phẩm với giá thấp hơn và được hỗ trợ tư vấn kỹ thuật từ phía công ty. Ngược lại nếu mua thức ăn từ các đại lý cấp II thì được mua theo phương án trả chậm tới khi bán lợn thịt sẽ thanh toán tiền tuy nhiên các hộ sẽ phải chịu mức giá cao hơn từ 15 -20 nghìn đồng/1 bao cám và không được hỗ trợ tư vấn kỹ thuật. Như vậy, có thể thấy rằng chăn nuôi lợn ở các hình thức tổ chức sản xuất khác nhau thì việc sử dụng các nguồn thức ăn cho lợn cũng khác nhau, việc sử dụng các loại thức ăn công nghiệp thường được các hộ có ít lao động áp dụng nhưng đòi hỏi phải đầu tư lớn; còn đối với các cơ sở chăn nuôi lợn tự phối trộn thức ăn thường là những người có kiến thức và kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn; một số cơ sở khác để tiết kiệm chi phí trong quá trình chăn nuôi thường sử dụng các nguồn thức ăn tận dụng của hộ, lấy các thức ăn thừa từ các bếp ăn tập thể ở khu công nghiệp, nhà trọ của công nhân,... các cơ sở này thường ở gần các khu công nghiệp, có nhiều lao động tham gia chăn nuôi lợn.
Bảng 4.13. Thực trạng sử dụng thức ăn cho lợn ở các cơ sở chăn nuôi
ĐVT: % số hộ/trang trại Chỉ tiêu Hộ chăn nuôi Trang trại Quy mô nhỏ (dưới 20 con)
Quy mô vừa (trên 20 con)
Mua các nguyên liệu về tự phối trộn 0,00 4,76 2,86 Mua các nguyên liệu về phối trộn với
cám đậm đặc 23,44 38,10 14,29
Sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn toàn 51,56 42,86 77,14 Giai đoạn đầu sử dụng thức ăn hỗn hợp,
giai đoạn sau tự phối trộn 23,44 16,67 5,71 Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Trên địa bàn huyện có hàng trăm đại lý lớn nhỏ cung ứng thức ăn chăn nuôi. Các cơ sở chăn nuôi lợn đang có rất nhiều lựa chọn trong sử dụng thức ăn cho lợn có thể sử dụng 100% thức ăn công nghiệp, cũng có thể nuôi bán công nghiệp, sử dụng một phần phụ phẩm nông nghiệp, mua thêm nguyên liệu để phối trộn dùng trong chăn nuôi theo từng giai đoạn. Hoạt động kinh doanh, cung ứng
càng tăng về số lượng, càng khó kiểm soát, nhất là hình thức bán hàng tới tận địa chỉ như hiện nay.
d. Chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh
Để tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn thì các cơ sở chăn nuôi phải tổ chức và thực hiện tốt các khâu chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn như thường xuyên tiêu độc khử trùng, tiêm phòng vắcxin cho đàn lợn, hay thường xuyên bổ sung các chất điện giải, men vi sinh để tăng cường sức đề kháng cho đàn lợn. Để chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh một cách có hiệu quả cho đàn lợn thì các cơ sở chăn nuôi phải thường xuyên theo dõi lịch tiêm phòng, chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật có nghĩa là công tác thú y phải được giám sát chặt chẽ.
Dịch bệnh là một vấn đề lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chăn nuôi và quá trình tổ chức sản xuất chăn nuôi. Nó ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả kinh tế của các cơ sở chăn nuôi lợn. Đặc biệt là những thiệt hại về kinh tế - xã hội do dịch bệnh gây ra đối với các cơ sở chăn nuôi, sẽ rất khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm và công tác phục hồi chăn nuôi khó hết dịch bệnh. Nếu dịch bệnh xảy ra thì mức tiêu thụ sẽ bị giảm, người chăn nuôi sẽ thua lỗ và có xu hướng bỏ nghề. Để hạn chế tối đa sự bùng phát dịch bệnh cần nâng cao trình độ, sự hiểu biết và trách nhiệm cho người chăn nuôi bằng các công tác tuyên truyền và tập huấn.
Bảng 4.14. Tình hình sử dụng vắcxin phòng bệnh cho lợn tại các cơ sở chăn nuôi ở Yên Mỹ
ĐVT: % số hộ/trang trại
Chỉ tiêu Hộ chăn nuôi Trang
trại Quy mô nhỏ Quy mô vừa
Lở mồm long móng 1,56 30,95 71,43 Dịch tả 98,44 100,00 100,00 Tụ huyết trùng 65,63 88,10 85,71 Tai xanh 15,63 57,14 65,71 Suyễn 90,63 100,00 100,00 E.coli 87,50 100,00 97,14 Phó thương hàn 50,00 85,71 82,86 Lepto 39,06 69,05 68,57
Qua khảo sát, các trang trại chăn nuôi lợn có xu hướng chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh tốt hơn so với các hộ chăn nuôi. Ngoài việc sử dụng vắcxin phòng bệnh theo đúng quy trình chăn nuôi lợn thì các trang trại chăn nuôi lợn còn thường xuyên phun thuốc khử trùng trong khu vực nuôi, quanh khu vực nuôi (khoảng 1 – 2 tuần/lần); cùng với đó là việc hạn chế người ngoài vào khu vực chăn nuôi của gia đình mình. Một số trại chăn nuôi quy mô lớn còn áp dụng mô hình chuồng lạnh (chuồng kín) sẽ hạn chế được rất nhiều ảnh hưởng từ môi trường ngoài đến quá trình chăn nuôi của trang trại.
Các hộ nông dân tuy xu hướng áp dụng các biện pháp chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh ngày càng được nâng cao, nhưng tỷ lệ hộ vẫn chưa áp dụng đầy đủ quy trình tiêm phòng vắcxin cho lợn là khá lớn, cùng với đó là việc sử dụng thuốc sát trùng trong khu vực chăn nuôi còn hạn chế, việc chăn nuôi trong khu dân cư làm cho việc kiểm soát, phòng trừ dịch bệnh còn gặp nhiều khó khăn và việc lây lan dịch bệnh qua môi trường sống là rất lớn.
Từ đầu năm 2019 đến nay, khi bắt đầu có dịch tả lợn châu phi thì việc kiểm soát dịch bệnh, hạn chế sự lây lan dịch bệnh trong chăn nuôi lợn ở Yên Mỹ gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là sự lây lan dịch bệnh giữa các hộ chăn nuôi trong khu dân cư. Nguyên nhân chính là việc chăn nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình, chăn nuôi trong khu dân cư làm cho các hoạt động khoanh vùng, dập dịch, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh gặp rất nhiều khó khăn vì chăn nuôi trong khu dân cư hoạt động kiểm soát chặt chẽ chăn nuôi không thể áp dụng triệt để được vì còn liên quan đến sinh hoạt của người dân. Cùng với đó, việc chăn nuôi trong