Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn nuô
4.3.5. Dịch bệnh trong chăn nuôi lợn
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng thì dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn. Trong những năm trước thì dịch lở mồm long móng, dịch lợn tai xanh đã tác động rất lớn đến chăn nuôi lợn của các cơ sở chăn nuôi. Tuy nhiên, nhưng đối với hai loại dịch bệnh này thì hiện nay người chăn nuôi lợn ở Yên Mỹ hầu như đã kiểm soát khá tốt vì có vắcxin phòng bệnh và nếu làm tốt quy trình phòng trừ dịch bệnh, phun thuốc khử trùng thì việc chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, không có tổ chức cũng vẫn có thể dễ dàng kiểm soát dịch bệnh và ổn định để phát triển chăn nuôi. Cùng với đó là các chính sách hỗ trợ điều trị phòng bệnh của các cấp chính quyền.
Bảng 4.30. Xu hướng dịch bệnh trong chăn nuôi lợn trong những năm qua
ĐVT: % số hộ/trang trại
Chỉ tiêu Hộ chăn nuôi Trang trại
Quy mô nhỏ Quy mô vừa
Dịch bệnh có xu hướng tăng 60,94 66,67 77,14 Dịch bệnh có xu hướng diễn biến
phức tạp 89,06 97,62 88,57
Xuất hiện các dịch bệnh mới, rất
khó kiểm soát 96,88 100,00 100,00 Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Trong những năm qua, huyện Yên Mỹ đã thực hiện thắng lợi mục tiêu phòng chống dịch bệnh ở chăn nuôi lợn nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung,
khống chế thành công dịch bệnh lở mồng long móng gia súc và tai xanh ở lợn; dập tắt nhanh chóng khống chế không để lây lan ra diện rộng, hạn chế tối đa thiệt hại về kinh tế và góp phần phát triển chăn nuôi của huyện. Hàng năm, huyện giao cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tổ chức thực hiện tốt công tác tiêm phòng 2 đợt chính vụ và bổ sung hàng tháng cho đàn gia súc, gia cầm; triển khai thực hiện từ 2-3 đợt vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi. Cùng với đó là vận động nhân dân thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi. Đặc biệt thực hiện có hiệu quả các tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi chú trọng tại các hộ chăn nuôi, đường làng, ngõ xóm, chợ buôn bán gia súc, gia cầm, nơi công cộng... nhằm ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh và lây lan. Tuy nhiên, theo đánh giá của người chăn nuôi lợn thì càng ngày dịch bệnh trong chăn nuôi ngày càng diễn biến phức tạp hơn, nhiều dịch bệnh mới xuất hiện do mật độ chăn nuôi quá lớn và chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ.
Các dịch bệnh thuần túy thì người chăn nuôi và các cấp chính quyền đã có kinh nghiệm quản lý và dập dịch. Tuy nhiên, từ đầu năm 2019 đến nay dịch tả lợn châu Phi bùng phát và diễn biến rất nhanh, rất phức tạp không kiểm soát được chính là hệ quả của việc phát triển chăn nuôi lợn không có tổ chức, không quy hoạch được vì rất khó để khoanh vùng, dập dịch, đặc biệt là dịch bệnh chưa có vắcxin phòng bệnh và thuốc chữa trị. Nguyên nhân chính dẫn đến sự bùng phát nhanh của dịch bệnh là chăn nuôi vẫn nhỏ lẻ manh mún mật độ chăn nuôi cao nằm trong gia đình và khu dân cư, thiếu biện pháp vệ sinh phòng bệnh, không đảm bảo vệ sinh thú y. Cùng với đó theo ông Nguyễn Văn Kha trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Mỹ việc dịch tả lợn châu Phi ở Yên Mỹ khó kiểm soát là do chăn nuôi lợn ở huyện nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư; cùng với là do phương tiện vận chuyển và do con người qua lại các khu chăn nuôi nhưng không thực hiện vệ sinh, phun thuốc khử trùng tiêu độc; các nông hộ tận dụng nguồn thức ăn thừa tại các nhà hàng, bếp ăn tập thể trong chăn nuôi là khá phổ biến; trong đó có cả nguồn nhập khẩu đầu vào của các công ty sản xuất cám hiện nay; và đặc biệt là việc vận chuyển lợn sống và các sản phẩm của lợn không rõ nguồn gốc qua địa bàn ở huyện. Bên cạnh đó, các hộ chăn nuôi huyện Yên Mỹ kỳ vọng nhiều vào sự kiểm soát của gia đình và kinh nghiệm phòng chống dịch và sau dịch thịt lợn khan hiếm giá cả tăng vọt. Vì vậy mà người dân cứ cố thủ chữa trị phòng bệnh; nếu không chữa được thì phải tiêu hủy chấp nhận mức giá hỗ trợ của
nhà nước. Mức hỗ trợ của nhà nước cao, chấp nhận không may mà phải tiêu hủy thì giá hỗ trợ cũng gần bằng giá bán ra chấp nhận được.