Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 109 - 111)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn nuô

4.3.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường là yếu tố quan trọng nhất, có tính quyết định quá trình sản xuất kinh doanh của bất cứ ngành nghề nào. Do đó, người chăn nuôi phải nghiên cứu yếu tố cung - cầu của thị trường về sản phẩm hàng hóa mà mình sản xuất. Từ đó định hướng cho quá trình sản xuất kinh doanh: quy mô, cơ cấu, số lượng, chất lượng,… phù hợp với yêu cầu của thị trường. Tuy nhiên, hiện nay thị trường tiêu thụ của các cơ sở chăn nuôi lợn ở Yên Mỹ chưa ổn định, chủ yếu dựa vào nhu cầu của thị trường nên chăn nuôi phát triển rất bấp bênh. Hệ thống kênh tiêu thụ thịt lợn hiện nay chủ yếu vẫn do các hộ giết mổ nhỏ lẻ và quy mô vừa và những người môi giới (thương lái). Còn những công ty đầu tư đầu vào sản xuất, thu mua chế biến còn rất ít và hạn chế. Do đó, ảnh hưởng một phần đến giá bán, tính ổn định về đầu ra cho sản phẩm lợn thịt nên ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi thịt từ đó ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn ở địa phương.

Đối tượng thu mua lợn thịt của các cơ sở chăn nuôi khác nhau là rất khác nhau. Đối với các hộ nông dân thì các hộ giết mổ là người tiêu thụ sản phẩm chính (khoảng 52% sản lượng lợn thịt của các hộ); sau đó đến tác nhân thương lái (khoảng 46% sản lượng lợn thịt); còn lại khoảng gần 2% thì các hộ nông dân bán cho các đối tượng khác như các hộ nông dân khác về làm giống; các hộ tiêu dùng tự mua về chung nhau mổ và ăn dần. Đối với các trang trại thì do số lượng sản xuất lớn nên lượng lợn thịt tiêu thụ qua tác nhân thương lái chiếm khoảng 75% sản lượng; các hộ giết mổ tiêu thụ khoảng 23%; còn lại các tác nhân khác tiêu thụ chưa đến 1% sản lượng. Tuy nhiên, tất cả hình thức tiêu thụ sản phẩm của các hộ nông dân và các trang trại chăn nuôi đều là tiêu thụ tự do, chỉ có thỏa thuận miệng và dựa vào sự tin tưởng lẫn nhau và không có hợp đồng. Điều này

cho thấy chưa có sự gắn kết giữa những người nuôi lợn và các tác nhân thu mua. Thực trạng này làm cho các hộ chăn nuôi bị động về đầu ra và thường xuyên bị thương lái ép giá, nhất là vào thời điểm khó bán lợn (như cuối năm 2016, đầu năm 2017) và đầu năm 2019 khi dịch tả lợn châu Phi mới bùng phát.

Đồ thị 4.5. Tỷ lệ tiêu thụ lợn hơi qua các tác nhân của các cơ sở chăn nuôi

Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Ngoài ra giá của sản phẩm thay thế cũng ảnh hưởng đến tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đây cũng là sự cạnh tranh của ngành chăn nuôi lợn đối với ngành chăn nuôi khác. Về thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi cũng làm cho giá cả thay đổi theo thị hiếu tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao và khắt khe hơn nên đòi hỏi ngành chăn nuôi lợn thịt phải nâng cao chất lượng sản phẩm thịt lợn nhiều hơn. Do đó khi giá lợn thịt cao, giá cả đầu vào thấp thì hiệu quả chăn nuôi lợn thịt cao sẽ khuyến khích người chăn nuôi mở rộng quy mô chăn nuôi, thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi lợn thịt phát triển. Bên cạnh đó, sự hiểu biết của người tiêu dùng và nhu cầu của người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến chăn nuôi lợn. Ví dụ như thời điểm mới bùng phát dịch tả lợn châu Phi người tiêu dùng chưa hiểu biết dẫn đến tẩy chay thịt lợn, nhưng do tuyên truyền đến với người dân là dịch tả lợn châu Phi không lây sang người và virus này sẽ bị chết khi thịt được nấu chín và hướng dẫn người dân lựa chọn thịt lợn an toàn, lợn không bị bệnh về tiêu dùng nên đã thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng thịt lợn tăng trở lại. Chính điều này càng thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn cần phải được tổ chức lại sản xuất và liên kết sản xuất và tiêu thụ thịt lợn, nhằm tạo dựng được các chuỗi giá trị thịt lợn an toàn, xây dựng thương hiệu, tạo dựng lòng tin với người tiêu dùng từ đó tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi lợn phát triển bền vững và ít phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh như hiện nay.

Bên cạnh đó, giá thịt lợn hơi có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định chăn nuôi lợn của các tổ chức chăn nuôi lợn. Đặc biệt như cuối năm 2016, đầu năm 2017 giá lợn hơi xuống rất thấp đã làm cho nhiều cơ sở chăn nuôi thua lỗ và bỏ trống chuồng không chăn nuôi nữa, nhưng đến cuối năm 2017 và năm 2018 khi giá lợn hơi bắt đầu ổn định và ở mức khá cao thì các hộ chăn nuôi bắt đầu vào chăn nuôi lại, đặc biệt là các hộ chăn nuôi trong khu dân cư. Do đó, nếu không được quản lý và tổ chức sản xuất tốt, người chăn nuôi không liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi chăn nuôi lợn tự do như hiện nay. Chăn nuôi không có tổ chức, không theo kế hoạch cụ thể, không tìm kiếm được đầu ra ổn định, giá đầu vào về thức ăn, con giống cao nhưng giá đầu ra lại phụ thuộc quá nhiều vào thị trường mà chủ yếu là thị trường Trung Quốc sẽ làm cho chăn nuôi lợn không thể ổn định phát triển và luôn bấp bênh, không ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)