Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp này nhằm mô tả về tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện và thực trạng các hình thức tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn nuôi lợn của địa bàn. Đề tài sử dụng một số phương pháp thống kê như số trung bình, số tương đối và tốc độ phát triển liên hoàn để tính toán các chỉ tiêu mô tả về quy mô, số lượng, cơ cấu của ngành.
3.2.3.2. Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế để xác định xu hướng, mức độ biến động các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế được lượng hóa có cùng nội dung và tính chất như nhau. Phương pháp so sánh được dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa cùng nội dung và tính chất tương tự nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, so sánh giữa các loại hình sản xuất để có được các nhận xét, các đánh giá về vấn đề nghiên cứu.
Trên cơ sở các chỉ tiêu tổng hợp về kết quả sản xuất kinh doanh của hộ, trang trại, cùng với các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của sự liên kết giữa các tổ chức sản xuất. Từ đó, đánh giá và rút ra kết luận phù hợp với những mục tiêu đã đưa ra.
3.2.3.3. Phương pháp hạch toán kinh tế
Đề tài sử dụng phương pháp hạch toán kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt của một số hình thức tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn. Các chỉ tiêu được tính
như chi phí trung gian (IC), giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA), thu nhập hỗn hợp (MI) và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn như GO/IC, VA/IC, MI/IC... nhằm đánh giá kết quả hiệu quả kinh tế ở các hình thức tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn tại địa phương trong thời gian qua.