Cơ cấu tiền gửi phân theo tỷ trọng theo huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh quảng bình (Trang 62 - 64)

Đơn vị tính: Tỷ đồng, % TT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh Giá trị % Giá trị % Giá trị % 2016/02015 2017/2016 (+/-) % (+/-) % 1 Khách hàng Định chế tài chính 713 16 759 13 828 13 46 6 69 9 2 Khách hàng Doanh nghiệp 587 14 1.391 24 926 15 804 137 (465) -33 3 Khách hàng cá nhân 3.048 70 3.669 63 4.421 72 621 20 752 20 Cộng 4.348 100 5.819 100 6.175 100 1.471 34 356 6

(Nguồn: Phịng Kế hoạch tài chính BIDV Quảng Bình)

Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy, nguồn huy động của chi nhánh tập trung vào các loại hình như sau: Huy động tiền gửi dân cư, tiền gửi các đơn vị tổ chức và từ các

định chế tài chính khác. Trong đó các thành phần huy động được phân bổ theo tỷ trọng biểu hiện theo bảng 2.4 như sau:

Tỷ trọng nguồn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng nguồn huy động. Năm 2015 tổng nguồn huy động là 4.348 tỷ đồng, tỷ trọng nguồn

huy động tiền gửi dân cư chiếm 70% trong tổng nguồn với mức 3.048 tỷ đồng,

nguồn huy động từ Doanh nghiệp tỷ trọng 14%. Đây là thời điểm đỉnh điểm của suy thoái kinh tế, hầu như các TCKT khơng cịn tiền ở các ngân hàng, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cũng chọn một kênh đầu tư an toàn là gửi tiết kiệm. Đến năm 2016, tổng tiền gửi của chi nhánh đạt 5.819 tỷ đồng trong đó chủ yếu là tiền gửi từ dân cư với mức 3.669 tỷ đồng chiếm 63% với mức tăng 621 tỷ đồng, khách hàng doanh nghiệp có dấu hiệu phục hồi với mức tăng tỷ trọng tiền gửi lên 24% với mức tăng 804 tỷ đồng. Điều này cho thấy, chi nhánh đã có các biện pháp mở rộng nguồn huy

động tiết kiệm dân cư và từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế thay thế dần cho tỷ

trọng nguồn huy động khác vừa khơng có tính bền vững, vừa dễ biến động đột ngột.

Tương tự như vậy, đến năm 2017, tổng tiền gửi của chi nhánh đạt 6.175 tỷ đồng trong đó chủ yếu là tiền gửi từ dân cư với mức 4.421 tỷ đồng chiếm 72% với mức tăng 752 tỷ đồng, khách hàng doanh nghiệp có dấu hiệu giảm xuống với mức giảm

465 tỷ đồng, định chế tài chính tăng 13% với mức tăng 69 tỷ đồng.

Qua bảng số liệu 2.5 cho chúng ta thấy rõ hơn về những lý do tổng nguồn huy

động của chi nhánh tăng qua các năm 2015 - 2017. Xét về cơ cấu tiền gửi, tiền gửi dân cư là nguồn tiền gửi ổn định nhất và mang lại hiệu quả kinh doanh có thể được đánh giá là tốt nhất cho hoạt động ngân hàng. Nắm được điều này, Ban lãnh đạo chi

nhánh cũng đã có những bước chiến lược trong việc huy động vốn, điều này được thể hiện tiết kiệm dân cư có sự tăng trưởng đều và kháổn định qua các năm từ 2015 đến 2017. Phải nói rằng, đây là một kết quả của sự nỗ lực khơng ngừng của tồn thể

cán bộ cơng nhân viên chi nhánh trong công tác huy động vốn của những năm vừa qua. Mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn, trong khi các ngân hàng thương mại khác rất đau đầu trong việc huy động vốn và giải ngân tín dụng, thì BIDV Quảng Bình vẫn ln là một trong những chi nhánh dẫn đầu trong hệ thống trên địa bàn tỉnh. Kinh tế suy thoái, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn đều gặp khó khăn và trong tình trạng thiếu vốn, giải thể, ngừng sản xuất nhưng những doanh nghiệp có thế mạnh, có lợi thế ln chọn BIDV Quảng Bình làm điểm tựa trong những lúc khó khăn. Điều này khẳng định uy tín và thương hiệu của BIDV Quảng Bình - là ngân

hàng của Doanh nghiệp và người dân trong thời gian qua.

Qua bảng số liệu 2.5 cho ta thấy rõ, góp phần vào việc tăng trưởng ổn định nguồn vốn huy động qua các năm tại BIDV Quảng Bình là nguồn huy động từ

khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh. Qua các năm 2015đến 2017, nguồn huy động

của chi nhánh chủ yếu là tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn, tiền gửi định chế tài

chính tăng nhẹ qua các năm, tiền gửi của các doanh nghiệp tăng nhanh vào năm

2016 sụt giảm vào năm 2017 do có sự thay đổi trong cơ chế quản lý huy động vốn khách hàng doanh nghiệp ngoài địa bàn của BIDV, làm nguồn huy động vốn khách

hàng ngoài địa bàn năm 2017 sụt giảm so với năm trước, đây cũng là năm kinh tế có

dấu hiệu ổn định trở lại sau một kỳ dài trong suy thoái. Tuy nhiên, nguồn huy động từ dân cư chỉ mang tính chất tạm thời nếu BIDV Quảng Bình khơng có những chiến

lược và quan tâm đúng mức thì các TCTD khác sẽ có những chính sách ưu đãi

nhằm huy động nguồn tiền từ đối tượng này. Khi nền kinh tế ổn định lại, ngân hàng cần có chính sách để cân đối các nguồn huy động vốn để có sự bù đắp và hỗ trợ lẫn

nhau, vì huy động từ dân cư là nguồn huy động mang tính chiến lược lâu dài, bền

vững. Đây cũng là một bài học cho Chi nhánh trong việc mở rộng huy động vốn từ các nguồn bền vững, có tính ổn định và hiệu quả cao.

2.2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn phân theo kỳ hạn huy động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh quảng bình (Trang 62 - 64)