Đánh giá tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh quảng bình (Trang 70 - 71)

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2. Thực trạng công táchuy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và

2.2.4. Đánh giá tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn

Khi ngân hàng tổchức tốt công tác huy động vốn thì cũng cần chú ý tới hoạt

động sử dụng vốn sao cho hệ số sử dụng vốn càng cao thì ngân hàng càng có lợi. Nhưng bên cạnh đó cũng cần xem xét các khách hàng có đủ điều kiện vay vốn để đảm bảo tính an tồn nguồn vốn cho vay. Tính cân đối giữa việc huy động vốn và

sử dụng vốn tại BIDV Quảng Bìnhđược thể hiện qua bảng 2.8 sau:

Bảng 2.9. Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn

(Đơn vị:Tỷ đồng)

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Nguồn vốn huy động 4.348 5.819 6.175

2 Dư nợ cho vay 6.417 8.258 9.685

3 Thừa/thiếu vốn (=(1)-(2)) -2.066 -2.439 -3.510

4 Hệ số sử dụng vốn(%)(= (3)/(1)) -48,% -42% -57%

(Nguồn: Phịng kế hoạch tài chính BIDV Quảng Bình)

Qua bảng 2.9 ta thấy: Nếu đứng về mặt quản lý cân đối vốn riêng lẻ của Chi nhánh, hệ số sử dụng vốn của Chi nhánh làở mức trung bình từ các năm 2015 đến

2017đều ở mức bình quân trên -49%, cụ thể: năm 2015 hệ số sử dụng vốn là -48%,

thiếu hụt 2.066 tỷ đồng so với mức độ huy động; năm 2016 giảm còn -42%, nhưng thâm hụt 2.439 tỷ đồng; đến năm 2017tăng lên -57% thâm hụt -3.510. Xét về việc thừa/thiếu vốn, nhìn chung qua các năm từ 2015 đến 2017 chi nhánh đều ở tình

trạng thiếu vốn bình quân khoảng 2.671 tỷ đồng so nguồn vốn huy động. Điều này cho thấy sự mất cân đối giữa công tác huy động và công tác cho vay của chi nhánh, khoản vốn thiếu hụt buộc chi nhánh phải mua từ BIDV (thông qua hệ thống định

giá điều chuyển vốn nội bộ FTP - Fun Transfer Pricing). Nguyên nhân là do tốc độ

tăng trưởng của vốn huy động thấp hơn rấtnhiều so với doanh số cho vay. Điều này chứng tỏ thị phần huy động đang bị các Ngân hàng thương mại cạnh tranh với

những lãi suất ưu đãi hơn, mặc dù vậy nhưng về cơng tác tín dụng đang ngày càng phát huy hiệu quả, Chi nhánh có lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn tương ứng

và đủ điều kiện để Ngân hàng tiến hành cấp tín dụng. Hệ số sử dụng vốn âm không

cho thấy sự không thận trọng của Chi nhánh khi tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng trong điều kiện kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn. Với phương châm: “An toàn - Hiệu quả” trong hoạt động kinh doanh thì việc bảo đảm an tồn nguồn vốn cho Ngân hàng là điều tiên quyết, nếu khách hàng khơng đảm bảo điều kiện thì khơng tiến hành cấp tín dụng. Nhưng xét trên phương diện hiệu quả, việc sử dụng tín dụng trên cơ sở nguồn huy động được sẽ đảm bảo tính chủ động và sinh lời

hơn việc điểu chuyển vốn nội bộ. Tuy nhiên, với việc điều hành hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ gọi tắt là FTP của BIDV thì xét về tổng thể việc mất cân đối

giữa cho vay và huy động vẫn không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của các chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh quảng bình (Trang 70 - 71)