Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh quảng bình (Trang 35 - 40)

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁCHUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTM

1.3.2.1 Các nhân tố chủ quan

Đây là nhóm nhân tố thuộc về nội tại phía NHTM, được đánh giá bằng các

yếu tố sau:

Chiến lược kinh doanh của NHTM về việcmở rộng huy động vốn

Mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể. Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở ngân hàng xác định vị trí hiện tại của mình trong hệ thống, so với các đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức dự đốn sự thay đổi mơi trường kinh doanh và giải pháp đưa ra. Thông qua chiến lược kinh doanh, ngân hàng có thể quyết định mở rộng hay thu hẹp huy động vốn, thay đổi tỷ lệ các loại nguồn (tập trung tiền gửi dân cư hay tiền gửi các tổ chức kinh tế…), tăng hay giảm chi phí huy động. Nếu chiến lược kinh

doanh đúng đắn, các nguồn vốn mở rộng được khai thác một cách tối đa thì hoạt động huy động vốn sẽ phát huy được hiệu quả.

Trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng, khách hàng ln đóng vai trị rất quan trọng. Nó tác động đến sự thành cơng của cơng tác mở rộng huy động vốn. Để

có được thành công, các NHTM phải tiến hành nghiên cứu thị trường, thói quen, động cơ hay là mong muốn của người gửi tiền, của từng đối tượng khách hàng

thơng qua phân tích lợi ích khách hàng. Từ đócó các chính sách marketing, chính sách quảng cáo tiếp thị, khuyến mãi phù hợp. Chính sách cải tiến nội bộ từ việc xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách trong việc đào tạo nhân viên phục vụ và giao tiếp tận tình chuyên nghiệp, gần gũi, tư vấn đầy đủ các sản phẩm

gia tăng, điều kiện cơ sở vật chất ấn tượng tạo sự thoải mái cho khách hàng đến

giao dịch. Các yếu tố này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng cơng

tác huy động vốn.

Uy tín của ngân hàng

Trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển các NHTM phải có uy tín trên thị trường. Uy tín thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán chi trả cho khách hàng, thể hiện ở chất lượng hoạt động có hiệu quả của ngân hàng. Chính vì vậy, các NHTM phải khơng ngừng nâng cao và đảm bảo uy tín của mình trên thương trường, từ đó có điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, thu hútđược nguồn

tiền nhàn rỗi của dân cư. Đối với một khách hàng khi cần giao dịch với ngân hàng

nào đó họ cũng tin tưởng vào ngân hàng có uy tín lớn hơn.Thậm chí trong trường

hợp lãi suất tiền gửi tại ngân hàng thấp hơn đôi chút, nhưng người gửi tiền vẫn lựa chọn một ngân hàng có uy tín hơn để gửi tiền mà khơng tìm nhưng nơi có lãi suất hấp dẫn hơn để gửi, vì họ tin rằng đồng vốn của mình được an tồn tuyệt đối.Các tiêu chí để đánh giá uy tín của Ngân hàng theo NHNN đề ra:

+ Thứ nhất là vị thế của ngân hàng, dựa trên mức độ hoạt động ổn định, chiến lược kinh doanh, hoạt động kinh doanh tập trung vào một vài lĩnh vực hay đa dạng hóa lĩnh vực. Kinh nghiệm điều hành, mức độ chấp nhận rủi ro và khả năng ban quản trị thực hiện được kế hoạch kinh doanh cũng là một điểm quan trọng tạo lập vị thế của một NHTM.

+ Thứ hai là vốn và lợi nhuận. Đánh giá khả năng của NHTM chịu được lỗ trong kinh doanh dựa trên việc có đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cùng với chất lượng vốn và lợi nhuận. Điều kiện tiên quyết là ngân hàng phải đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

+ Thứ ba là mức độ rủi ro. Đánh giá cách ngân hàng tăng trưởng và thay đổi mức độ rủi ro trong kinh doanh, rủi ro của việc tập trung và đa dạng hóa kinh doanh, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.

+ Thứ tư là nguồn vốn và thanh khoản. Xem xét cách ngân hàng thương mại

huy động vốn cho hoạt động kinh doanh và mức độ nhạy cảm của nguồn vốn (tăng

hay giảm), gâyảnh hưởng lên khả năng duy trì hoạt động và đáp ứng nhu cầu thanh

tốn khi thị trường biến động xấu. NHNN có thể xem xét tỷ lệ dư nợ trên tổng tiền gửi, tỷ lệ vốn trung hạn, sự phụ thuộc vào vốn ngắn hạn từ thị trường liên ngân

hàng và cơ cấu nguồn vốn.

Chính sách lãi suất

Lãi suất là một công cụ quan trọng trong việc mở rộng huy động vốn của NHTM, xây dựng một chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý tạo điều kiện giúp ngân

hàng có được nguồn vốn hợp lý về quy mơ và cơ cấu. Chính sách lãi suất phải đảm

bảo cho ngân hàng một mặt thu hút được nhiều vốn, mặt khác vẫn phải đảm bảo cho ngân hàng kinh doanh có lãi. Các ngân hàng thường sử dụng công cụ này để cạnh tranh và mở rộng huy động vốn, đặc biệt là tại những thời điểm khan hiếm vốn thì sự chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng uy tín trên địa bàn dù là nhỏ cũng gây ra sự dịch chuyển nguồn vốn của khách hàng. Tuy nhiên, sử dụng công cụ này lại chịu sự quản lý ràng buộc theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

Mạng lưới chi nhánh phục vụ cho việc huy động vốn

Ngoài việc quan tâm đến lãi suất, dịch vụ và các tiện ích của ngân hàng, khách hàng gửi tiền còn quan tâm đến vấn đề thuận tiện trong việc gửi tiền, nhất là

các khoản tiền gửi của dân cư thường là những khoản tiền tiết kiệm được từ chi tiêu nên khơng lớn, do đó họ rất ngại đi xa để gửi tiền. Vì vậy, để huy động tiền gửi dân

cư thì nhất thiết ngân hàng cần mở rộng mạng lưới chi nhánh và thực hiện tốt công

tác tổ chức mạng lưới phục vụ. Việc mở rộng mạng lưới chi nhánh cũng thể hiện quy mô của ngân hàng và xây dựng lòng tinđối với khách hàng, tạo điều kiện thuận

lợi cho việc thu hút, mở rộng nguồn vốn.

1.3.2.2 Các nhân tố khách quan Mơi trường chính trị pháp luật

Mọi hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động ngân hàng đều phải chịu sự

điều chỉnh của pháp luật. Bởi vì, hoạt động của ngân hàng ảnh hưởng tới nhiều chủ

thể trong nền kinh tế như: nhà đầu tư, người gửi tiền, người vay tiền… Môi trường

pháp lý đem đến cho ngân hàng những cơ hội song cũng đặt ra nhiều thách thức

mới. Đó là luật các TCTD và hệ thống các quy định cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ bắt buộc,bảo hiểm tiền gửi, hạn mức…Trong sự ràng buộc về pháp luật các yếu tố của nghiệp vụ huy động vốn thay đổi làmảnh hưởng tới quy mơ hiệu quả

và chính sách mở rộng huy động vốn của ngân hàng.

Môi trường kinh tế

Các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề tạo vốn gồm có: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, yếu tố lạm phát, sự biến động của tỷ giá hối đoái…Trong điều kiện nền kinh tế phát triểnhưng thịnh, thu nhập dân cư cao và ổn định thì nguồn tiền vào ra các ngân hàng cũng ổn định, số vốn huy động được cũng dồi dào, cơ hội đầu

tư cũng được mở rộng. Nếu nền kinh tế suy thoái thì khả năng khai thác vốn đưa

vào nền kinh tế bị hạn chế, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh lại công táchuy động vốn.

Mơi trường văn hố xã hội

Đây cũng là nhân tố được các nhà kinh doanh ngân hàng quan tâm, vì nó có

khả năng chi phối rất lớn đến hành vi tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Đó là phong tục tập qn, trình độ dân trí, lối sống của người

dân… Chẳng hạn như thói quen của người dân trong việc sử dụng tiền mặt, với tâm

lý lo ngại trước sự sụt giá của đồng tiền, thói quen tự cất trữ tiền hay cất trữ vàng, trang sức thay vì gửi tiền vào ngân hàng, cũng như sự hiểu biết của người dân về các ngân hàng và hoạt động của ngân hàng, sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động

Ở các nước phát triển dân chúng có thói quen gửi tiền vào ngân hàng và thực

hiện thanh toán qua ngân hàng như là một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, với đại bộ phận các nước đang phát triển như nước ta, dân chúng

chưa có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để sử dụng dịch vụ ngân hàng, họ có thói

quen cất trữ tiền mặt, vàng bạc và ngoại tệ nên nó là nhân tố ảnh hưởng mạnh tới

công táchuy động vốn và mở rộng huy động vốn của NHTM.

Môi trường công nghệ

Môi trường công nghệ thông tin hiện nay được coi như sức mạnh cạnh tranh

của mỗi ngân hàng, không những giữa các ngân hàng trong nước với nhau mà còn giữa các ngân hàng trong nước với các ngân hàng nước ngoài trong tiến trình hội nhập và mở cửa kinh tế quốc tế. Môi trường công nghệ là một yếu tố rất quan trọng. Trong hoạt động ngân hàng, nó tạo điều kiện tiếp xúc cao giữa ngân hàng và khách hàng. Nếu ở quốc gia có cơng nghệ phát triển, ngân hàng có khả năng ứng dụng nó vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo điều kiện giúp ngân hàng tăng các hình thức tiếp xúc với khách hàng từ đó giúp ngân hàng thuận lợi hơn trong việc mở rộng huy

động vốn.

Sự cạnh tranh từ các đối thủ

Đối thủ của một NHTM trong việc huy động vốn không chỉ là những Ngân hàng khác, những tổ chức tín dụng có cùng nghiệp vụ nhận tiền gửi hay phát hành giấy tờ có giá. NHTM cịn phải cạnh tranh với các Công ty Bảo hiểm và thị trường chứng khoán để thu hút vốn từ các chủ thể trong nền kinh tế.

Tại những nước đang phát triển, sự tăng trưởng cao đột ngột của thị trường chứng khốn có thể là ngun nhân khiến nhiều khách hàng rút tiền khỏi hệ thống

Ngân hàng để chuyển sang đầu tư trên thị trường chứng khoán. Điều này khác biệt

lớn với những nền kinh tế phát triển. Tại đây, chỉ một bộ phận nhỏ dân cư tham gia

đầu tư chứng khoán. Gửi tiền Ngân hàng vẫn là lựa chọn gần như tốt nhất của cơng chúng trong điều kiện kinh tế bình thường.

Khác với thị trường chứng khốn, các cơng ty Bảohiểm cạnh tranh với Ngân hàng ngay cả trong điều kiện nền kinh tế phát triển cao. Đời sống người dân được

cải thiện, nhu cầu bảo vệ của con người cũng gia tăng, các loại hình bảo hiểm càng

được mở rộng. Những hợp đồng bảo hiểm, đơi khicó giá trị rất lớn. Cùng với đó là số phí bảo hiểm cao được dân chúng đóng vào cơng ty bảo hiểm. Điểm hạn chế của hình thức gửi tiền Ngân hàng so với Bảo hiểm là khơng mang tính bảo vệ, nếu có thì rất nhỏ, trong khi đó những hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vẫn có tính tiết kiệm như gửi tiền Ngân hàng. Kết quả là một dịng vốn khơng nhỏ khơng tới các NHTM nữa mà chuyển sang các Công ty Bảo hiểm.

Tuy nhiên, một điểm đặc biệt giúp Ngân hàng vẫn huy động được vốn là các Công ty Bảo hiểm cần đầu tư quỹ dự phòng nghiệp vụ để sinh lời. Một loại hình

đầu tư mà các Cơng ty Bảo hiểm, nhất là Bảo hiểm Nhân thọ thường xuyên sử dụng

với quy mô lớn là gửi tiền có kỳ hạn tại các Ngân hàng. Mặt khác, NHTM có thể

làm đại lý bán bảo hiểm cho các Cơng ty Bảo hiểm đồng thời thực hịên thanh tốn

hộ các Công ty này.

1.4 KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG VỐN TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG VÀ BÀIHỌC ĐỐI VỚI BIDV CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh quảng bình (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)