Đánh giá hiệu quả từ công táchuy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh quảng bình (Trang 71 - 73)

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2. Thực trạng công táchuy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và

2.2.5. Đánh giá hiệu quả từ công táchuy động vốn

Bảng 2.10. Chi phí và kết quả lợi nhuận từ hoạt động huy động vốn

Đơn vị tính: Tỷ đồng STT Năm Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 2017/2016 (+/-) % (+/-) % 1 Nguồn huy động 4,348 5,819 6,175 1,471.00 33.83 356.00 6.12 2 Lợi nhuận từ HĐV doanh nghiệp 22.61 22.74 29.97 0.13 0.55 7.24 31.82 3 Lợi nhuận từ HĐV KH cá nhân 39.79 54.82 59.23 15.03 37.77 4.41 8.04 4 Chi phí trả lãi 236.34 223.88 277.38 (12.46) -5.27 53.50 23.90 5 Chi phí trả lãi bình quân(%) (5) = (4)/(1)*100 5.44 3.85 4.49 (1.59) -29.23 0.64 16.62

(Nguồn: Phịng Kế hoạch tài chính BIDV Quảng Bình)

Năm 2015lợi nhuận từ huy động vốn đạt 62,40 tỷ đồng, trong đó từ doanh nghiệp là 22,61 tỷ đồng và từ khách hàng cá nhân là 39,79 tỷ đồng.

Năm 2016, có sự đột phá trong huy động vốn với lượng huy động đạt 5.819

tỷ đồng, tăng hơn năm 2015: 1.471 tỷ đồng, vì vậy lợi nhuận huy động vốn của chi nhánh cũng tăng khá mạnh, mặc dù chênh lệch lãi suất giữa huy động vốn bình quân và giá FTP mua vốn cũng giảm dần so với năm 2015. Lợi nhuận huy động vốn năm 2016đạt: 77,56 tỷ đồng, tăng 37.77 tỷ đồng so với năm 2015, trong đó từ doanh nghiệp: 22,74 tỷ đồng và từ khách hàng cá nhân: 54,82 tỷ đồng. Nguyên nhân lợi nhuận huy động vốn tăng là do chi nhánh đã tăng quy mô nguồn vốn,

đồng thời lại giảm tỷ lệ chi phí trả lãi bình quân thấp hơn so với năm 2015, từ 5,4% năm 2016 xuống còn 3,85% năm 2016.

Đến năm 2017, lợi nhuận từ huy động vốn tiếp tục tăng đạt 89,20 tỷ đồng tăng 11,64 tỷ đồng so với năm 2016, trong đó từ doanh nghiệp: 29,97 tỷ đồng và

từ khách hàng cá nhân: 59,23 tỷ đồng.

Từ bảng 2.10 cũng cho chúng ta thấy năm 2015 đến năm 2017, lợi nhuận từ huy động vốn từ khối cá nhân luôn lớn hơn rất nhiều so với khối doanh nghiệp.

Điều này cho thấy sự điều hành của chi nhánh đẩy mạnh thiên hướng về tìm nguồn

từ huy động dân cư, có được nguồn vốn bền vững hơn cũng như đạt được lợi nhuận

ổn định hơn. Tuy nhiên để có được sự bứt phá về lợi nhuận từ huy động vốn, cũng như căn cứ vào cơ chế điều hành lãi suất mua bán vốn FTP của BIDV, chi nhánh

cần quan tâm hơn việc mở rộng tiền gửi doanh nghiệp, tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi thanh tốn để thu được lợi nhuận tốt nhất.

Chú thích bảng 2.10:

Lợi nhuận từ HDV = số dư huy động bình quân từng kỳ hạn, từng phân khúc khách hàng * (lãi suất mua vốn bình quân - lãi suất huy động vốn bình quân ) của từng kỳ hạn, từng loại hình khách hàng. (Lợi nhuận HĐV chưa tính đến chi phí hoạt

động khác)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh quảng bình (Trang 71 - 73)