Thực trạng và xu hướng phát triển hoạt động huy động vốn của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh quảng bình (Trang 33 - 35)

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁCHUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

1.3.1. Thực trạng và xu hướng phát triển hoạt động huy động vốn của ngân hàng

hàng thương mại trong nước

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến cho nền kinh tế Việt

Nam những năm qua gặp rất nhiều khó khăn kéo dài, tăng trưởng thấp, lạm phát

cao, gây nhiều trở ngại trong chính sách ổn định kinh tế vĩ mơ, kiềm chế lạm phát

của Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước.

Năm 2016 và những tháng đầu năm 2017, hoạt động của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong cơng tác huy động vốn, nguồn vốn huy động có xu

hướng giảm. Nhưng kể từ sau khi có Chỉ thị 02 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về trần lãi suất huy động, với việc xử lý nghiêm các ngân hàng vi

phạm vượt trần lãi suất huy động vốn thì hầu hết các ngân hàng đã nghiêm túc chấp hành, thực hiện đúng theo Chỉ thị. Hiện tượng chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng, khách hàng mặc cả lãi suất nhìn chungđã giảm phần nào.

Trên thực tế, tình hình huyđộng vốn cho thấy rằng một số NHTM với ưu thế vượt trội về mạng lưới, thương hiệu thì nguồn vốn huy động tăng mạnh. Cịn các

NHTM với qui mơ nhỏ, mạng lưới hạn chế thì gặp khơng ít khó khăn trong cơng tác

huy động vốn. Một số khác quản trị rủi ro thanh khoản yếu, vốn huy động phụ thuộc

nhiều vào thị trường liên ngân hàng, đã thực hiện cạnh tranh không lành mạnh, lách lãi suất huy động với mức lãi suất cao gây ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng khác và gây mất ổn định thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đã có các biện pháp xử lý kịp thời thơng qua việc tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở và một số biện pháp khác nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản.

Áp lực huy động vốn, bảo đảm an toàn thanh khoản là những vấn đề quan ngại hàng đầu của các NHTM diễn ra trong giai đoạn 2014 – 2017. Các NHTM ln tìm cách phát huy thế mạnh, thực hiện nhiều phương án huy động vốn để giữ vững hoạt động, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Dễ nhận thấy là các ngân hàng luôn niêm yết mức lãi suất cao nhất cho phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước nhằm thu hút nguồn tiền gửi. Việc áp dụng đồng loạt mức lãi suất huy động vốn cao nhất của các ngân hàng dẫn đến việc khách hàng

có xu hướng chọn các ngân hàng lớn và có uy tín, thương hiệu với sản phẩm

dịch vụ tốt. Điều này đòi hỏi nhiều ngân hàng tung ra các sản phẩm huy động vốn đa dạng với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn và gia tăng thêm nhiều tiện ích phù hợp nhu cầu đa dạng của người gửi tiền nhằm tăng trưởng

nguồn tiền gửi từ dân cư, nhất là nguồn vốn dài hạn. Các sản phẩm huy động vốn của các ngân hàng được thiết kế theo hướng tích hợp nhiều tiện ích nổi trội, từ đó mang lại nhiều lựa chọn, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Đến nay, kinh tế vĩ mơ đã có nhiều chuyển biến tích cực, lạm phát có xu hướng

giảm, hoạt động của hệ thống NHTM đã dần ổn định, phát huy thế mạnh, thực hiện nhiều phương thức huy động vốn để giữ ổn định hoạt động và đáp ứng nhu cầu vốn nền kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đang trên đà hội nhậpquốc tế, tiếp cận với thị trường tài chính quốc tế đã phát triển ở mức cao hơn. Đây là những cơ hội to lớn trong việc trao đổi, tiếp cận, hợp tác quốc tế, giúp cho các tổ chức tín dụng tận dụng các thế mạnh về nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các quốc gia có trìnhđộ phát triển cao. Q trình hội nhập quốc tế tạo ra động lực thúc đẩy đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng những địi hỏi của q

trình hội nhập và thực hiện cam kết với các định chế tài chính, các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh quảng bình (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)