Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất của hộ nông dân ở huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 63 - 74)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Thanh Liêm

4.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Bảng 4.2. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Thanh Liêm

Theo giá cố định 1994, đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2017

Tổng giá trị sản xuất 806,41 1000,03 1185,93 1393,48 1760,36 2554,47 + NN, thuỷ sản 235,64 246,25 256,80 268,42 280,26 415,36 + Công nghiệp và XD 379,25 530,00 668,75 801,03 1320,07 1340,59 + Thương mại, dịch vụ 191,52 223,78 260,38 324,03 348,03 798,52 Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Liêm

Hình 4.1. Cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Liêm năm 2010

Hình 4.2. Cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Liêm năm 2017

Trong 5 năm (2010-2015), tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định 1994) trên địa bàn huyện tăng trưởng nhanh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm tăng nhanh (2010-2015) đạt 13,57%, đặc biệt là ngành công nghiệp và xây dựng tăng rất cao (giá trị sản xuất năm 2010 đạt 1.320,07 tỷ đồng). Năm 2017 tốc độ tăng trưởng kinh tế 15,52%, thu nhập bình quân đầu người 23,12 triệu đồng.

Qua 2 hình 4.1 và 4.2 thấy được, cơ cấu kinh tế của huyện thời gian qua có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và ngành thương mại, dịch vụ và giảm ngành nông nghiệp, thủy sản từnăm 2010 so với năm 2017. Cụ thể, ngành công nghiệp và xây dựng tăng 5,57% từ 46,91% lên 52,48%, ngành thương mại, dịch vụ tăng 7,99% từ 23,27% lên 31,26%; ngành nông nghiệp thủy sản giảm tỷ trọng từ 29,82% xuống chỉ còn 16,26%. Tuy nhiên, giá trị sản xuất của các ngành đều tăng theo bảng 4.2.

Tăng trưởng GDP trên địa bàn huyện có thấp hơn so với tăng trưởng giá trị sản xuất nhưng cũng đạt khá cao trong giai đoạn 2011-2017.

29.82 46.91

23.27

Nông nghiệp, Thủy sản Công nghiệp và xây dựng Thương mại, dịch vụ

16.26 52.48 31.26

Nông nghiệp, thủy sản Công nghiệp và xây dựng Thương mại, dịch vụ

Bảng 4.3. GDP các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Thanh Liêm Đơn vị tính:triệu đồng Đơn vị tính:triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng GDP 335,0 395,50 439,95 495,00 567,30 651,93 749,72 + Nông nghiệp, thuỷ sản 128,15 135,95 142,10 144,50 150,68 153,85 157,70 + Công nghiệp và xây dựng 125,71 155,82 185,15 218,00 262,60 306,41 310,06 + Thương mại, dịch vụ 97,58 103,73 112,70 132,50 154,02 191,67 281,96 Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Liêm (2017)

b. Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế * Khu vực kinh tế nông nghiệp

Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp - thuỷ sản (theo giá cố định 1994) năm 2011 đạt 192,32 tỷ đồng, tính đến năm 2017 đạt 284,38 tỷ đồng, trong đó trồng trọt 185,54 tỷ, chăn nuôi đạt 82,21 tỷ và thuỷ sản đạt 16,43 tỷ.

Bảng 4.4. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Thanh Liêm

Đơn vị tính: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng giá trị sản xuất (giá 1994) 192,32 209,25 217,89 226,50 233,82 245,23 284,38 1 Trồng trọt 150,65 156,50 162,39 167,00 169,16 172,39 185,74 2 Chăn nuôi 48,78 50,10 52,50 56,00 60,53 67,65 82,21 3 Thuỷ sản 2,21 2,65 3,00 3,50 4,13 5,19 16,43

Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Liêm (2017)

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản phát triển khá toàn diện, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi thuỷ sản, sản xuất hàng hoá và nâng cao chất lượng nông sản.

quả có giá trị kinh tế như nhãn, vải, na...ở các xã miền núi và các xã ven sông Đáy. Diện tích chuyển đổi theo hướng sản xuất đa canh (trên cùng một diện tích đất nông nghiệp các hộ nông dân kết hợp trồng nhiều loại cây trồng: nhãn, xoài, ổi, na, vải,...) ngày càng được đẩy mạnh.

Trồng trọt tiếp tục được phát triển ở mức tăng trưởng ổn định. Hình thành các cánh đồng sản xuất năng suất cao, tăng thu nhập cho người dân.

Tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện từng bước có hiệu quả các Chương trình, Đề án về phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân: Đề án Cây trồng hàng hoá (lúa chất lượng cao, khoai lang, ngô hàng hóa) được mở rộng diện tích và nhân quy mô tập trung, bước đầu có hiệu quả kinh tế. Diện tích lúa chất lượng đã gieo trồng được 482,8ha, sản lượng 2.703,7 tấn. Sản lượng lúa cả năm đạt 83.286 tấn với diện tích gieo trồng đạt 13.989 ha. Diện tích cây vụ đông 1.355,25ha /2.200ha. Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển, toàn huyện có 63 trang trại, mức thu nhập bình quân 70 - 80 triệu đồng/năm/trang trại. Giá trị sản xuất trên ha đất canh tác đạt 75 triệu đồng.

- Chăn nuôi: Trong những năm qua ngành chăn nuôi của huyện đã được quan tâm, đầu tư về số lượng và chất lượng. Quy mô, tổng đàn gia súc, gia cầm tăng đáng kể: năm 2017 đàn trâu, đàn bò 5.668 con, đàn lợn 47.350 con đàn gia cầm 938.000 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng bình quân 7.400 tấn. Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, xử lý nhanh chóng, kịp thời khi có dịch xảy ra, không có dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

- Thuỷ sản:

Ngành thuỷ sản đang chuyển biến tích cực, phong trào nuôi cá, nuôi cá kết hợp trồng cây hàng năm, thuỷ cầm cho giá trị kinh tế cao. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện là 1.037 ha tăng 12,35% so với năm 2017. Trong đó diện tích ruộng trũng chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản là 566,46 ha, tăng 11,44%. Năng suất bình quân đạt 2,99 tạ/ha.

- Lâm nghiệp: Huyện Thanh Liêm có 1387.66 ha đất lâm nghiệp, đất đồi núi chưa sử dụng là 441,68 ha, đất núi đá chưa rừng cây 2022,30 ha. 5 năm qua toàn huyện đã trồng được 240,8 ha tăng độ che phủ rừng từ 19,3% năm 2012 lên 26,2% năm 2017.

Bảng 4.5. Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp huyện Thanh Liêm TT TT Cây trồng, vật nuôi Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Lúa cả năm Diện tích Ha 14.508 14.144 14.087 14.070 13898,16

Năng suất Tạ/Ha 50,8 56,4 57 59,2 59,87

Sản lượng Tấn 73.652 79.830 80.312 83.343 83.286

2 Lúa Xuân

Diện tích Ha 7.469 7.340 7.214,8 7.003 7.017,06

Năng suất Tạ/Ha 59,5 61,3 59,5 62,8 64,05

Sản lượng Tấn 44.440 44.994 42.928 43.975 44.945

3 Lúa mùa

Diện tích Ha 7.039 6.804 6.872 7.068 6881,1

Năng suất Tạ/Ha 41,5 51,2 54,4 55,7 55,7

Sản lượng Tấn 33.724 29.212 34.836 37.384 38.341

4 Ngô cả năm

Diện tích Ha 484 374 382 342 200,8

Năng suất Tạ/Ha 35,7 37,6 37,8 37 49,7

Sản lượng Tấn 1.727 1.408 1.444 1.265 998

5 Khoai

Lang

Diện tích Ha 384 309 241 214 259,8

Năng suất Tạ/Ha 82,6 90,6 93,1 90,1 102,7

Sản lượng Tấn 3.170 2.801 2.237 1.926 2.669 6 Tổng đàn trâu Con 1.022 592 635 553 679 7 Tổng đàn bò Con 9.555 10.140 9.854 7.880 4989 8 Tổng đàn lợn Nghìn con 53,6 53,9 56,7 61,1 47,35 9 Tổng đàn gia cầm Nghìn con 322 525 500,3 511,1 938 10 Thuỷ sản Tấn 59 89 76 175 3.111

Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Liêm (2017)

* Khu vực kinh tế công nghiệp

Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng trên địa bàn huyện tăng trưởng nhanh, năm 2017 đạt 2.062 tỷ đồng.

Bảng 4.6. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng huyện Thanh Liêm

Đơn vị tính: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng giá trị sản xuất (giá 1994) 215,26 304,95 500,40 610,55 796,75 1294,58 2.062 1 CN-TTCN 142,85 235,95 340,40 387,80 530,00 854,20 1921,2 2 Xây dựng 35,78 69,00 160,00 222,75 266,75 440,38 140,8 Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Liêm Theo thống kê, toàn huyện có 214 doanh nghiệp đang hoạt động. Với các ngành nghề chủ yếu là sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, khai thác chế biến đá, bột nhẹ, dệt may; tiểu thủ công nghiệp với các ngành nghề truyền thống xay xát, thêu ren xuất khẩu, mây tre đan, mộc...tạo công ăn việc làm cho 6.506 lao động (trong đó có 2.643 lao động nữ) nông nhàn ở địa phương, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần vào sự phát triển chung của ngành.

Sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển nhanh và đạt được nhịp độ tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất 5 năm tăng bình quân 22,82%. Các sản phẩm chủ yếu như: bột đá, hàng thêu, may mặc, phôi thép tăng cao: Đá các loại bình quân 5 năm đạt 5.476.000 m3, xi măng 161.000 tấn. Chương trình đề án về phát triển CN-TTCN, làng nghề trên địa bàn: Đề án làng nghề được triển khai và nhân rộng trên toàn huyện, đến nay 17/17 xã, thị trấn đều có làng nghề và làng có nghề (trong đó làng nghề 13, làng có nghề là 12) góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động ở nông thôn. Đề án xi măng phát triển khá, tập trung tháo gỡ những khó khăn để các nhà máy xi măng xây dựng và đi vào hoạt động theo kế hoạch. Đến thời điểm này đã có 4/4 nhà máy xi măng đi vào hoạt động và cho ra sản phẩm đó là: Xi măng Hoàng Long, xi măng Vissai, xi măng Thành Thắng Group, xi măng Xuân Thành thu hút gần 1000 lao động địa phương vào làm việc.

* Khu vực kinh tế dịch vụ

Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Liêm dịch chuyển theo xu hướng tích cực: Tỷ trọng nông nghiệp giảm, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng.

Bảng 4.7. Giá trị ngành dịch vụ huyện Thanh Liêm năm 2017 Đơn vị tính: Tỷ đồng (giá 1994) Đơn vị tính: Tỷ đồng (giá 1994) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng giá trị sản xuất (giá 1994) 161,23 175,35 191,52 223,78 260,38 324,03 348,03 GDP 92,38 103,73 112,70 132,50 154,02 191,67 281,96 Chỉ số tăng GDP 5,89 6,70 8,65 17,56 16,24 24,44 47,10 Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Liêm Việc đổi mới cơ cấu kinh tế theo kinh tế thị trường đã thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao lưu trao đổi hàng hoá. Huyện Thanh Liêm có nhiều chợ lớn nhỏ với hàng trăm hộ kinh doanh, ở hầu hết các xã đều có chợ họp thường xuyên phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, trao đổi mua bán hàng hoá của nhân dân. Các hoạt động thương mại dịch vụ phát triển mạnh ở các trục giao thông chính như QL 1A, QL 21A và các đường tỉnh lộ, huyện lộ, liên xã và trung tâm các khu dân cư.

Giá trị sản xuất ngành dịch vụ liên tục tăng lên trong 05 năm qua, bình quân hàng năm tăng 15%. Các hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra sôi nổi, đảm bảo lưu thông hàng hoá, vật tư trong huyện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm trên 20%, bình quân 05 năm là 1.074 tỷ đồng. Giá trị xuất khẩu tăng từ 8,5 triệu USD năm 2011 lên 11,9 triệu USD vào năm 2017. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thêu ren truyền thống.

Các hoạt động dịch vụ vận tải được duy trì và ngày càng phát triển. Với nhiều loại phương tiện đa dạng, thay thế các phương tiện không đảm bảo chất lượng. Thực hiện Quyết định số 548/QĐ-TTg của Chính phủ, huyện đã xây dựng phương án hỗ trợ thay thế 376 phương tiện bị đình chỉ tham gia giao thông, qua đó góp phần quan trọng đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Khối lượng vận chuyển hàng hoá bình quân 05 năm là 1,36 triệu tấn/km, khối lượng luân chuyển hành khách bình quân 12,22 triệu người/ km. Tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân 1.074 tỷ đồng tăng trưởng bình

quân 44,5%.

4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a. Dân số

Qua tổng hợp biến động dân số của huyện từ năm 2011 đến nay ta thấy tỷ lệ phát triển dân số của huyện giảm từ 139.018 người năm 2011 xuống 128.131 người năm 2017. Dân số huyện Thanh Liêm chủ yếu biến động do cơ học, việc di dân chủ yếu trong địa bàn tỉnh.

Năm 2017 dân số toàn huyện là 128.131 người. Trong đó dân số thành thị là 9.350 người, dân số nông thôn là 118.781 người. Mật độ dân số 718 người/km2. Cơ cấu dân số phân bố giữa nông thôn và thành thị là:

- Dân số nông thôn chiếm 92,70%. - Dân số thành thị chiếm 7,30%.

Trong giai đoạn tới cần giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên để đảm bảo cơ cấu dân số, lao động, việc làm và ổn định cuộc sống nhân dân.

Bảng 4.8. Tình hình biến động dân số huyện Thanh Liêm qua một số năm TT Chỉ tiêu ĐVT Năm TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Tổng số

nhân khẩu Người

139.01 8 139.03 4 139.72 0 139.57 8 138.66 6 127.98 5 128.13 1 1.1 Nữ Người 72.009 72.035 72.887 71.718 70.586 65.566 65.787 1.2 Nam Người 67.012 66.999 66.833 67.860 68.080 62.419 62.344 2 Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên % 1,0 1,0 1,0 1,03 0,996 0,811 0,98 3 Tổng số hộ Hộ 33.529 34.963 35.982 36.007 37.345 38.973 40.035 4 Tổng số lao động Lđộng 50432 51578 52550 53525 54599 79226 80939 5 Biến động dân số Người 856 1300 686 142 912 10681 146

6 Quy mô số hộ Người/hộ 3,90 3,97 3,80 3,87 3,71 3,28 3,20 Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Liêm (2017)

b. Lao động, việc làm và thu nhập

Số lao động đang tham gia lao động của cả huyện là 80.939 người, 63,17% dân số. Trong đó lao động nông nghiệp là 50.182 người, chiếm 62% dân số toàn huyện.

Số lao động trong các doanh nghiệp của huyện năm 2009 là 6.506 người, trong đó lao động ngoài Nhà nước là 6.221 người, số lao động trong khu vực đầu tư nước ngoài của huyện là 285 người.

Thanh Liêm là huyện có vị trí khá thuận lợi cho phát triển kinh tế do có tuyến Quốc lộ 1A chạy qua địa bàn huyện. Lao động nông nghiệp có trình độ khá cao nên nông nghiệp của huyện đã có những bước chuyển dịch hiệu quả. Lao động phi nông nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ. Thanh Liêm có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Do vậy, cùng với xu thế đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn huyện thì số lượng các doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ sẽ tăng nhanh chóng đồng thời sẽ xuất hiện nhu cầu về số lao động đã qua đào tạo, có trình độ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Vì vậy, huyện cần phải có những định hướng cũng như các chính sách đào tạo đối với đội ngũ lao động địa phương để đáp ứng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện trong giai đoạn tiếp theo.

Cùng với sự gia tăng dân số tự nhiên, lực lượng lao động của huyện không ngừng tăng lên. Nhìn chung số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện hiện nay được sử dụng tương đối hợp lý.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

a. Thực trạng phát triển đô thị

Huyện Thanh Liêm chưa có thị trấn huyện lỵ, thị trấn Kiện Khê hình thành để đáp ứng nhu cầu về ở và sinh hoạt của người lao động trong các nhà máy xí nghiệp sản xuất. Đây là thị trấn công nghiệp, thương mại của huyện với tổng diện tích 759,7 ha.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội bộ mặt đô thị có nhiều chuyển biến tích cực, các khu dịch vụ công cộng, nhà ở của nhân dân được xây dựng kiên cố hơn, khang trang hơn, khu vực dịch vụ phát triển nhanh, giao lưu trao đổi hàng hoá phong phú hơn. Tuy nhiên hạ tầng còn ở mức thấp đặc biệt là hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt hầu như không đáp ứng được nhu cầu thực tế.

b. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn

Khu dân cư nông thôn trong huyện đã hình thành từ lâu đời với diện tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất của hộ nông dân ở huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 63 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)