Dồn điền đổi thửa góp phần nâng cao hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất của hộ nông dân ở huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 104 - 105)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.5. Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trước và sau khi thực hiện

4.5.2. Dồn điền đổi thửa góp phần nâng cao hiệu quả xã hội

- DĐĐT diễn ra tạo động lực phát triển sản xuất nông nghiệp, người dân tham gia nhiệt tình và tự nguyện. Quan hệ trong dân chúng cũng trở nên gắn bó.

- Sau DĐĐT, lượng lao động ở những thời điểm căng thẳng của mùa vụ sẽ giảm đi vì thế giảm được lượng lao động nông nhàn và đã bắt đầu có sự chuyên môn hoá trong công việc. Hộ nào có khả năng chuyển sang làm nông nghiệp - dịch vụ sẽ chuyển dần lao động và các nguồn lực khác kinh doanh. Sản xuất nông nghiệp giảm giúp cho hộ gia đình có thêm nguồn lao động dôi dư tham gia

vào các hoạt động dịch vụ nông nghiệp, lao động xây dựng và 1 số hộ cho con thoát li học nghề và làm việc ở các khu công nghiệp.

- Sau DĐĐT, lao động gia đình dôi dư nhờ áp dụng cơ giới hóa, máy móc và khoa học kỹ thuật vào canh tác đã góp phần giải phóng sức lao độngvà có cơ hội chuyển sang lao động tại các ngành nghề khác, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, sau chuyển đổi ruộng đất hệ số sử dụng đất được nâng lên, nhiều trang trại tổng hợp với quy mô lớn đã giải quyết được một lực lượng lao động nông nghiệp nhàn rỗi.

- Sau DĐĐT hầu hết người dân đều cảm nhận được hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn trước khi dồn đổi, từ bảng tổng hợp số liệu điều tra, phỏng vấn nông hộ (bảng 4.23) cho thấy: có tới 86/90 hộ (đạt 95,56%) được hỏi đều trả lời là đồng ý với chủ trương DĐĐT của Đảng và Nhà nước. Nhiều hộ dân đã mạnh dạn nhận những thửa ruộng xấu để xây dựng mô hình trang trại tổng hợp mang lại thu nhập từ 50 - 100 triệu đồng/ha/năm... Người dân thực sự yên tâm gắn bó và làm giàu trên chính mảnh đất của mình.

- Sau DĐĐT, tình trạng xung đột trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp giữa các hộ, tình trạng tranh chấp, khiếu kiện trong sử dụng đất nông nghiệp giảm hẳn; nguyên nhân chủ yếu do sau khi chuyển đổi hình thành các ô thửa lớn, bờ vùng bờ thửa to, kênh mương được kiên cố hóa.

- DĐĐT tạo điều kiện để hình thành các mô hình sản xuất tập trung, có hiệu quả, hình thành các vùng chuyên canh, tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, hình thành mô hinh sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

- DĐĐT thành công đã làm cho bộ mặt nông thôn ở huyện có nhiều thay đổi, góp phần tích cực cho nhiều xã tiến tới xây dựng và đạt các tiêu chuẩn của nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất của hộ nông dân ở huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)