Tám đến trước năm 1986
- Chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước từ sau cách mạng Tháng Tám đến trước năm 1981
Dưới chế độ phong kiến, ở Việt Nam, quan hệ sở hữu ruộng đất tồn tại dưới ba hình thức: sở hữu nhà nước; sở hữu làng, xã; sở hữu tư nhân. Sở hữu dưới dạng đất công của Nhà nước quy định đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà vua, hoa lợi do đất đai này mang lại chủ yếu dùng vào việc công như ban thưởng, lễ hội, công trình xây dựng, an ninh, quốc phòng... đất công của làng, xã gọi là sở hữu cộng đồng xuất hiện rất sớm ở Việt Nam. Hình thức sở hữu này gắn liền với văn hóa làng, xã của Việt Nam, nhất là ở Đồng bằng sông Hồng. Về mặt hình thức thì đất công của làng, xã vẫn thuộc quyền sở hữu của Nhà nước nhưng quyền sử dụng hoàn toàn do làng, xã quy định. Việc sử dụng đất công của làng, xã được thực hiện theo 2 cách: cho nông dân cấy rẽ hoặc sử dụng lao dịch của nông dân thu hoa lợi trang trải cho việc công của làng, xã. Ruộng đất tư: Trong lịch sử nước ta có hai thời kỳ ruộng đất tư khá phát triển là trước thế kỷ 14 và trong thế kỷ 17. Sở dĩ hai thời kỳ này đất tư phát triển là do trước thế kỷ 14 tầng lớp quý tộc phong kiến đang hình thành, còn trong thế kỷ 17, chiến tranh liên tiếp xảy ra giữa các phe phái làm cho nhà nước suy yếu đến mức không thể kiểm soát được phát triển của sở hữu tư nhân về ruộng đất.
Ngoài ba hình thức sở hữu truyền thống đó, trước cách mạng Tháng Tám, ở Việt Nam còn hiện hữu hình thức sở hữu ruộng đất của tư bản Pháp dưới dạng các đồn điền.
Mặc dù tồn tại sở hữu tư nhân về đất đai nhưng vào đầu thế kỷ 20, nông dân lao động Việt Nam làm chủ được rất ít đất đai, 95% dân số là nông dân nhưng chỉ sở hữu 30% diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt 60% nông dân là bần nông
chỉ có 10% đất canh tác.
- Chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước sau cách mạng Tháng Tám
Sau khi được thành lập, chính quyền cách mạng đã ban hành nhiều sắc luật về ruộng đất và chính sách đối với nông dân như Sắc lệnh giảm 25% tô (ngày 20.10.1945), sắc lệnh giảm thuế ruộng 25% (ngày 26.10.1945) ... Đồng thời đem những đồn điền ấp trại tịch thu của thực dân Pháp và bọn phản động chia cho nông dân tá điền. Năm 1952, Chính phủ ban hành Điều lệ về sử dụng công điền, công thổ để cho công bằng và có lợi cho người nghèo. Chính phủ cũng chia lại ruộng đất cho nông dân.Tháng 12 năm 1953 Quốc hội thông qua Luật cải cách ruộng đất với mục tiêu cải thiện đời sống nông dân, động viên kháng chiến. Sau năm 1954 đất nước chia cắt 2 miền, Chính sách cải cách ruộng đất ở hai miền đã gặt hái được nhiều thành công, lần đầu tiên dân nghèo ở nông thôn được làm chủ quá nửa số diện tích đất canh tác. Thắng lợi cải cách ruộng đất tạo điều kiện cho Đảng ta vững tin bước vào công cuộc xây dựng nông thôn theo mô hình kinh tế XHCN.
Công cuộc tập thể hóa được thực hiện từ tháng 8 năm 1955 ở Miền Bắc và sau năm 1975 trong cả nước. Đến năm 1960, miền Bắc đã căn bản hoàn thành Hơp tác xã nông nghiệpbậc thấp, thu hút 2,4 triệu hộ nông dân (85,8%), 76% diện tích đất nông nghiệp. Đến năm 1965 về cơ bản miền Bắc đã đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể với 90,3% số hộ nông dân là xã viên HTXNN. Do nóng vội nên mô hình HTXNN sử dụng đất kém hiệu quả, làm hao hụt hàng vạn héc ta ruộng đất, năng suất lúa giảm, thu nhập của xã viên càng giảm thấp. Từ đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải cải cách các HTXNN, mà trước hết là chính sách ruộng đất trong các HTXNN(Đại Hoàng, 2005).
- Chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước từ năm 1981 đến năm 1986
Trên cơ sở đánh giá thực tiễn và rút kinh nghiệm qua các mô hình thí điểm, ngày 13 tháng 01 năm 1981 Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa V đã ra Chỉ thị số 100/CT-TW về công tác khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp (gọi tắt là Chỉ thị 100). Chỉ thị 100 đã hướng dẫn các hợp tác xã thực hiện việc khoán sản phẩm đến hộ gia đình và người lao động; xã viên được đầu tư vốn, sức lao động trên khoán ruộng và hưởng trọn phần vượt khoán. Chỉ thị 100 là khâu đột phá mở đầu sự đổi mới đã có tác dụng ngăn chặn sự sa sút và tạo đà đi lên trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Từ đó nền nông nghiệp bước đầu có khởi sắc, sản xuất nông nghiệp tăng trưởng từ
14,4 triệu tấn năm 1980 tăng lên 18,4 triệu tấn năm 1986, bình quân mỗi năm tăng gần 70 vạn tấn, gấp 3 lần mức tăng trước đó. Đã xuất hiện nhiều mô hình mà năng suất lúa đạt 10 tấn/ha(Ban chấp hành TW Đảng, 1981).