Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, môi trường và xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất của hộ nông dân ở huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 74 - 76)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Thanh Liêm

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, môi trường và xã hội

4.1.3.1. Những lợi thế

Nằm gần tỉnh lỵ, gần với Hà Nội, có đường Quốc lộ 1A, 21A chạy qua. Thanh Liêm có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội như: Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển công nghiệp, giao lưu trao đổi, buôn bán hàng hoá với các thị trường lớn, tiếp nhận nhanh công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật….

được khai thác. Có nguồn sét dùng làm phụ gia cho sản xuất xi măng, đây là tài nguyên quan trọng trong việc xây dựng các nhà máy sản xuất xi măng trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng tài nguyên khoáng sản không phải là vô hạn, không tái tạo được vì vậy việc khai thác phải có luận chứng, phải đi đôi với việc bảo vệ cảnh quan môi trường, phát triển bền vững.

Có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi phong phú có lợi thế đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.

Nền kinh tế của huyện có những bước tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, có các nhà máy sản xuất xi măng trên địa bàn như xi măng Xuân Thành, xi măng Thành Thắng...

4.1.3.2. Những hạn chế

Địa hình, khí hậu, đất đai mặc dù có những thuận lợi cho việc bố trí đa dạng hoá cây trồng nhưng cũng gây không ít trở ngại như sản xuất phân tán, đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi chủ động tưới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống vùng phía tây sông Đáy gặp khó khăn, dễ gây thoái hoá đất nếu không có giải pháp canh tác hợp lý.

Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp tuy có tăng, nhưng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành còn chậm; quy mô sản xuất hàng hoá, kinh tế trang trại chưa phát triển mạnh, sức cạnh tranh của nông sản còn thấp; một số mô hình chuyển đổi hiệu quả còn thấp và chưa bền vững; việc tiêu thụ nông sản cho nông dân còn lúng túng; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp gây rủi ro cao cho người chăn nuôi.

Công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực văn hoá thông tin, đặc biệt đối với dịch vụ văn hoá, mạng viễn thông còn nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết, các thiết chế văn hoá ở cơ sở còn thiếu, chưa đồng bộ, tác dụng còn hạn chế.

Đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu, chủng loại chưa đồng bộ. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc.

4.1.3.3. Những vấn đề kinh tế - xã hội gây áp lực đối với đất đai

Trong những năm tới yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện sẽ gây áp lực đối với đất đai của huyện được thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Quỹ đất dành cho phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Quỹ đất dành cho nâng cấp cải tạo và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông đường bộ, thuỷ lợi, các công trình văn hoá phúc lợi dân cư,...hàng năm không ngừng gia tăng.

- Quỹ đất dành cho các mục đích kể trên gây sức ép đến sản xuất nông nghiệp đặc biệt là đất lúa. Huyện Thanh Liêm có đa số đất đai là đất nông nghiệp với cây trồng chính là cây lúa, do đó đất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp dần.

Quá trình sử dụng đất phải thích ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, trong tương lai để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện cần phải xem xét kỹ việc khai thác sử dụng quỹ đất một cách khoa học, hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả và chú trọng đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, là yếu tố quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện Thanh Liêm.

Sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả và gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái, bền vững. Đồng thời đầu tư cải tạo, khai thác đất chưa sử dụng và thực hiện tốt các biện pháp thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, là mục tiêu phấn đấu cho sản xuất nông nghiệp của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất của hộ nông dân ở huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)