- Chính sách khoán sản phẩm tới các hộ nông dân trong các HTXNN
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI, tháng 12 năm 1986 đã đánh dấu bước ngoặt phát triển trong đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Sự đổi mới trong tư duy kinh tế góp phần chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tạo nên diện mạo mới của đất nước, con người Việt Nam hôm nay. Quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường là tất yếu khách quan phù hợp với tình hình thực tiễn trong và ngoài nước. Nó đáp ứng kịp thời tính thúc bách của hoàn cảnh lúc bấy giờ: siêu lạm phát, thất nghiệp tăng cao, sản xuất đình đốn, lưu thông ngưng trệ, cán cân thương mại thâm hụt... hầu hết các chỉ số vĩ mô đều dưới mức an toàn, đời sống kinh tế - xã hội khủng hoảng nghiêm trọng. Khởi đầu cho công cuộc chuyển đổi ở Việt Nam là các chính sách, pháp luật đất đai trong nông nghiệp nông thôn được đánh dấu từ Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 về đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp. Theo cơ chế khoán 10, ruộng đất được giao ổn định đến hộ xã viên trong khoảng 15 năm, sản lượng khoán ổn định trong 5 năm, các hộ xã viên nhận khoán được hưởng khoảng 40% sản lượng khoán. Tiếp theo đó Hội nghị TW 6 (khóa VI) đã ra Nghị quyết khẳng định hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ. Việc khẳng định hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ và được nhận khoán đất nông nghiệp sử dụng lâu dài đã tạo ra động lực mới trong sản xuất, khuyến khích hộ nông dân bỏ thêm vốn liếng, công sức, vật tư vào sản xuất.
Sau một thời gian tạo ra động lực mạnh mẽ cho sản xuất nông nghiệp, chính sách quản lý đất đai dựa trên cơ chế khoán thể hiện một số hạn chế như cơ chế quản lý và phân phối kết quả sản xuất do nông dân làm ra chưa công bằng; Về mặt pháp lý đất nông nghiệp vẫn thuộc quyền quản lý của HTXNN. Cơ chế này làm cho hộ nhận khoán không thỏa mãn, họ cảm thấy bị thiệt thòi, từ đó không thấy hấp dẫn để đầu tư tăng năng suất. Từ đó Đảng và Nhà nước ta tiếp tục tìm kiếm những quyết sách nhằm đổi mới mạnh mẽ hơn về quan hệ của hộ xã viên với ruộng đất nhận khoán tạo động lực mới trong nông nghiệp.
tinh thần đổi mới từ năm 1993 đến nay
Luật Đất đai 1993 ra đời bước tiếp tục đổi mới quan trọng trong hệ thống các chính sách quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta. Theo đó, hộ nông dân được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài với 5 quyền: chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thừa kế và thế chấp. Các quyền này chỉ có giá trị trong thời hạn giao đất. Luật cũng quy định thời gian giao đất được ổn định trong 20 năm đối với cây hàng năm, 50 năm đối với cây lâu năm. Hết thời hạn giao đất nông dân có thể được gia hạn sử dụng tiếp nếu có nhu cầu và chấp hành tốt các quy định quản lý đất đai khác của Nhà nước. Luật cũng quy định hạn mức giao đất tới 3ha áp dụng cho 16 tỉnh, tỉnh, ở Miền Nam, hạn mức 2 ha đối với các tỉnh thành khác. Điểm mới của Luật Đất đai năm1993 đi cùng với việc giao đất ổn định đã quy định cụ thể về nghĩa vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất của Nhà nước, để người nông dân có quyền tự chủ cá nhân trong việc canh tác trên mảnh đất được giao, nhờ đó đã có tác dụng khuyến khích nông dân tìm phương thức sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả hơn.
Luật Đất đai năm 1993 được tiếp tục sửa đổi, bổ sung vào các năm 1998, năm 2001 và đặc biệt sau 10 năm thực hiện Luật Đất đai 1993 được sửa đổi căn bản vào năm 2003, trong đó phân định rõ hơn quyền và nghĩa vụ của cả Nhà nước và nông dân sử dụng đất nông nghiệp. Với việc ban hành Luật Đất đai năm 2003, 2013 Nhà nước ta đã đặt nền tảng pháp lý cơ bản cho việc xây dựng chính sách đất nông nghiệp thích hợp với đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trên các điểm sau: thừa nhận quyền tự do kinh doanh trên đất của nông dân; quyền sử dụng đất có đủ điều kiện pháp lý trở thành hàng hóa; thiết lập thể chế pháp lý cần thiết để đất nông nghiệp tham gia thị trường bất động sản; bảo hộ thích đáng lợi ích của người sử dụng đất.
- Chính sách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai sửa đổi năm 1998 và Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013 đều quy định chế độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp được giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng theo tinh thần: tất cả những hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài có quyền sử dụng đất đều được Nhà nước cấp GCNQSDĐ. Việc giao đất, cấp GCNQSDĐ nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhằm tạo điều kiện cho họ yên tâm đầu tư thâm
canh trên diện tích đã được giao, là vật bảo đảm về mặt pháp lý để người sử dụng đất thực hiện các quyền của họ mà pháp luật đã quy định.
- Chính sách tích tụ và tập trung ruộng đất nông nghiệp
Luật Đất đai năm 2013 chú trọng đến vấn đề giao đất và tạo cơ sở pháp lý cho nông dân sử dụng đất để kinh doanh nông nghiệp mà chưa chú trọng đúng mức đến việc tích tụ, tập trung đất cho sản xuất nông nghiệp theo quy mô hiệu quả. Do diện tích đất nông nghiệp nước ta nhỏ, cách giao đất lại theo kiểu bình quân, có tốt, có xấu, có gần, có xa dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp được phân chia rất manh mún. Tình trạng các hộ chỉ có 0,2 - 0,3 ha đất canh tác nằm rải rác trên nhiều xứ đồng vẫn rất phổ biến, nhất là ở Miền Bắc. Các quy định của Luật Đất đai về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, đấu thầu đất là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện từng bước cho tích tụ ruộng đất, nhưng chưa đủ để khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ. Do đó “dồn điền đổi thửa” được coi là một trong những việc cần thiết của chính sách đất nông nghiệp của Nhà nước ta trong một số năm gần đây.
Những thay đổi trong chính sách đất đai của Việt Nam từ năm 1981 đến nay đã góp phần đáng kể trong việc tăng nhanh sản lượng nông nghiệp và phát triển khu vực nông thôn. Tổng sản lượng nông nghiệp tăng 6,7%/năm trong suốt giai đoạn 1994-1999 và khoảng 4,6% trong giai đoạn 2000-2003.An toàn lương thực quốc gia không còn là vấn đề nghiêm trọng nữa và nghèo đói đang từng bước được đẩy lùi(Nguyễn Sinh Cúc, 2003).
2.3. TỔNG QUAN VỀ DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA 2.3.1. Khái quát về ruộng đất manh mún