3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Công tác dồn điền đổi thửa đối với đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Liêm và những tác động ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2011 - 2017.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam tỉnh Hà Nam
- Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, thủy văn, địa hình, … - Điều kiện kinh tế – xã hội: cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng, dân số, lao động, trình độ dân trí ...
- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, môi trường và xã hội
3.2.2. Đánh giá tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất của huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 – 2017 huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 – 2017
- Tình hình quản lý đất đai của huyện Thanh Liêm
- Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 của huyện Thanh Liêm - Tình hình biến động các loại đất trong thời gian nghiên cứu
3.2.3. Đánh giá thực trạng dồn điền đổi thửa của huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Hà Nam
- Chính sách
- Quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa - Kết quả dồn điền đổi thửa
3.2.4. Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu. nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.
- Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
- Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp - Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến các vấn đề khác
- Nhận xét chung
3.2.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sau khi thực hiện chính sách dồn điền, đổi thửa đổi thửa
- Hiệu quả về kinh tế - Hiệu quả xã hội - Hiệu quả môi trường - Hiệu quả sử dụng đất
3.2.6. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau khi thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Việc chọn điểm nghiên cứu bao gồm chọn vùng, chọn xã và chọn hộ nghiên cứu. Các điểm nghiên cứu đặc trưng về địa hình, điều kiện canh tác ở các vùng khác nhau của huyện; đáp ứng yêu cầu đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và có kết quả của dồn đổi ruộng đất đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp khác nhau. Nghiên cứu điểm mô hình tập trung ở 3 xã đại diện là: Thanh Tân, Liêm Thuận và Thanh Bình:
- Xã Thanh Tân được chọn làm điểm nghiên cứu có những đặc trưng của vùng núi đá. Đây là vùng được đánh giá có khả năng phát triển trang trại và vườn đồi.
- Xã Liêm Thuận được chọn làm điểm nghiên cứu với những đặc trưng của vùng trũng. Đây là vùng tương đối thấp dược đánh giá có khả năng phát triển kinh tế trang trại theo mô hình nuôi trồng thủy sản.
- Xã Thanh Bình được chọn làm điểm nghiên cứu với những đặc trưng của vùng bằng, cốt đất tương đối bằng phẳng có khả năng sử dụng vào trồng cây công nghiệp ngắn ngày như Ngô, Khoai lang…
Trước DĐĐT (năm 2011) thì xã Thanh Tân có tổng số 9 thôn, xã Liêm Thuận có 9 thôn và xã Thanh Bình có 6 thôn. Tham gia vào DĐĐT (năm 2012) thì tất cả các thôn của cả 3 xã đều tham gia và đến năm 2017 thì các xã đều hoàn thành xong công tác DĐĐT.
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các số liệu tại các phòng ban có chuyên môn liên quan tới hoạt động DĐĐT tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Những nguồn số liệu có liên quan trực tiếp, gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp huyện, xã và các ngành có liên quan đến công tác DĐĐT; các kết quả đạt được theo các giai đoạn về DĐĐT.
3.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Tiến hành phỏng vấn các nông hộ chịu ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa. Việc chọn hộ phỏng vấn đại diện cho từng vùng nghiên cứu trên địa bàn huyện.
Phương pháp để thu thập được các thông tin trên: Phương pháp phỏng vấn nông hộ theo mẫu phiếu điều tra được chuẩn bị sẵn. Tổng số phiếu điều tra là 90 phiếu.
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm Excel sau khi điều tra, phỏng vấn nông hộ theo mẫu phiếu đã xây dựng.
3.3.4. Phương pháp so sánh
Sau khi dùng phương pháp điều tra, thu thập tài liệu số liệu hiện có, tiến hành thống kê, so sánh một số chỉ tiêu về cơ cấu các loại đất trước và sau khi dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp.
Đối với huyện Thanh Liêm, thời điểm bắt đầu tham gia vào công tác DĐĐT là năm 2012 nên tiến hành nghiên cứu so sánh giữa năm trước DĐĐT là năm 2011 và năm sau khi DĐĐT tại thời điểm nghiên cứu là năm 2017 để thấy được những kết quả của DĐĐT đem lại cho địa phương.
Một số chỉ tiêu sử dụng để so sánh:
- Tổng số ô thửa ruộng, diện tích bình quân trên 1 thửa - Số hộ chỉ canh tác trên 1 thửa ruộng
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp - Diện tích giao thông, thủy lợi nội đồng
- Các loại chi phí trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường
3.3.5. Phương pháp xác định hệ thống chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. đất sản xuất nông nghiệp.
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:
- Để đánh giá hiệu quả kinh tế tính trên 1ha đất nông nghiệp, chúng tôi tiến hành phân tích tài chính trong quá trình sản xuất đối với các cây thông qua các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu sau:
+ Giá trị sản xuất(GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Nó phản ánh năng xuất đất đai trên khía cạnh lượng giá trị thu được trên một đơn vị diện tích.
GO =
Trong đó: - Qi là sản lượng của sản phẩm thứ i được tạo ra - Pi là giá của đơn vị sản phẩm thứ i
Nghiên cứu trong đề tài thì GO dùng để tính giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha ruộng đất của nông dân trong 1 năm của 3 xã nghiên cứu. Tức được tính bằng bình quân tổng thu cả năm (thu vụ 1 + vụ 2 + vụ 3) trên 1 ha ruộng canh tác của nhóm hộ điều tra (30 hộ)của mỗi xã.
+ Chi phí trung gian(IC): là toàn bộ khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất, như: chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, làm đất, , chi phí khác...Chỉ tiêu này phản ánh mức đầu tư chi phí trên một đơn vị diện tích gieo trồng.
IC = Cj Trong đó: Cj là khoản chi phí thứ j
Trong nghiên cứu của đề tài thì giá trị IC được tính là tổng tất cả các loại chi phí để phục vụ cho hoạt động trồng trọt cả năm trên 1 ha ruộng đất canh tác. Tức được tính bằng tổng bình quân của các loại chi phí: chi phí giống, chi phí phân bón (phân chuồng, phân đạm, kali, lân, NPK,…), chi phí BVTV, chi phí dịch vụ, chi phí làm đất và chi phí khác được sử dụng trong cả năm (Tổng chi vụ 1 + vụ 2 + vụ 3) trên 1 ha ruộng canh tác của nhóm hộ điều tra của mỗi xã.
i i n i Q .P 1
+ Giá trị gia tăng (VA): là hiệu số giữa GO và chi phí trung gian IC; là giá trị sản phẩm xã hội được tạo thêm trong một thời kỳ sản xuất đó. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng đất ở khía cạnh giá trị sản phẩm mới tạo ra trên một đơn vị diện tích.
VA = GO - IC
+ Hiệu quả kinh tế/một ngày công lao động(LĐ) quy đổi: GO/LĐ và VA/LĐ, thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của từng người lao động.
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (tương đối) được tính bằng mức độ cao thấp. Các chỉ tiêu đạt được càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội:
- Mức độ đồng thuận của người dân về những vấn đề liên quan đến DĐĐT - Khả năng sản xuất hàng hoá thể hiện ở chủng loại sản phẩm, số lượng tiêu thụ, giá cả và ở thị trường.
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường:
- Lượng phân bón và thuốc BVTV được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp trước và sau DĐĐT.
- Hệ số sử dụng đất trước và sau DĐĐT.
3.3.6. Phương pháp minh họa bằng bản đồ, hình ảnh
Phương pháp minh họa bằng bản đồ hình ảnh là phương pháp sử dụng bản đồ, hình ảnh nhằm mục đích minh họa, bổ sung thêm kiến thức cho vấn đề nghiên cứu.