Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.4. Tình hình dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộngđất ở một số nước trên thế giớ
2.4.2. Tình hình dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộngđất ở Việt Nam
2.4.2.1. Thực trạng ruộng đất nông nghiệp ở Việt Nam
Manh mún đất đai nghĩa là một hộ nông dân canh tác nhiều thửa đất diện tích nhỏ vị trí riêng lẻ xa rời nhau (từ 3 thửa đất trở lên). Ở miền Bắc nước ta, theo con số ước tính, toàn quốc có khoảng 75 triệu mảnh ruộng, trung bình một hộ nông dân có khoảng 7-8 mảnh. Manh mún đất đai được coi là một trong những rào cản của phát triển sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất trồng trọt, cho nên rất nhiều nước đã và đang thực hiện chính sách khuyến khích tập trung đất
đai. Việt Nam cũng đang thực hiện chính sách này trong mấy năm gần đây. Dưới quan điểm kinh tế nếu manh mún đất đai làm cho lao động và các nguồn lực khác phải chi phí nhiều hơn thì việc giảm mức độ manh mún đất đai sẽ tạo điều kiện để các nguồn lực này được sử dụng có hiệu quả hơn. Như vậy, trên tổng thể nền kinh tế sẽ đạt được lợi ích khi ta giảm mức độ manh mún đất đai. Tuy nhiên, mức độ manh mún đất đai cũng mang lại một số lợi ích nhỏ, trước mắt cho nông dân. Do đó ở nhiều nơi nông dân muốn duy trì một mức độ nào đó của tình trạng này.
Bảng 2.4. Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước
TT Vùng sinh thái
Tổng số thửa/hộ Diện tích bình quân/thửa (m2)
Trung Bình
Cá
biệt Đất lúa Đất rau, màu
1 Trung du miền núi Bắc Bộ 10 – 20 150 150 – 300 100 - 150
2 Đồng bằng sông Hồng 7- 10 47 300 – 400 100 - 150
3 Duyên hải Bắc Trung Bộ 7 – 10 30 300 – 500 200 - 300 4 Duyên hải Nam Trung Bộ 5 – 10 30 300- 1000 200 - 1000
5 Tây Nguyên 5 25 200 – 500 1000- 5000
6 Đông Nam Bộ 4 – 5 15 1000- 3000 1000- 5000
7 Đồng bằng sông Cửu Long 3 10 3000 - 5000 500 - 1000
Nguồn: Tổng cục Địa chính (1998)
2.4.2.2. Tình hình thực hiện dồn điền đổi thửa, tích tụ đất đai ở một số tỉnh của nước ta
Dồn điền đổi thửa không phải là một tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, song với những địa phương có diện tích đất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, bình quân mỗi hộ dân sở hữu nhiều ô, thửa ruộng phân tán trên nhiều cánh đồng như hầu hết các xã của Thành phố Hà Nội thì việc làm này hết sức cần thiết. Nếu tiến hành thành công DĐĐT sẽ có tác động tích cực tới hầu hết 19 tiêu chí trong xây dựng NTM. Chính vì vậy, để triển khai thắng lợi Chương trình 02- CTr/TW, Ban chỉ đạo TP Hà Nội đã xác định một trong những khâu đột phá là tập trung chỉ đạo thực hiện công tác DĐĐT diện tích đất nông nghiệp không nằm trong quy hoạch công nghiệp và quy hoạch đô thị. Ngay sau khi UBND Thành phố Hà Nội có kế hoạch và Hướng dẫn, các Huyện, thị xã đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch và ban hành nghị quyết về công tác DĐĐT, đồng thời giao chỉ
tiêu kế hoạch cụ thể để các xã căn cứ phấn đấu thực hiện. Các xã đã bám sát hướng dẫn của Sở NN&PTNT tiến hành xây dựng phương án DĐĐT trình duyệt, đồng thời rà soát nhân khẩu, hộ khẩu, diện tích đất nông nghiệp giao theo Nghị định số 64/CP, một số xã đã và đang tiến hành đo đạc, quy hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng.
- Tình hình dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất ở tỉnh Nam Định.
Nam Định là một trong những huyện đi đầu và làm tốt công tác chuyển đổi đất nông nghiệp để thực hiện cùng một lúc nhiều mục tiêu, đó là: khắc phục tình trạng đất manh mún, giảm thiểu số thửa ruộng trên mỗi hộ; kết hợp quy hoạch lại đồng ruộng phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng hoá; tập trung lại đất công của từng xã lâu nay nằm tản mạn trong các hộ, việc quản lý và sử dụng diện tích đất sau DĐĐT không hiệu quả. Trong năm 2003 có 19 xã, thị trấn đã hoàn thành kế hoạch công tác dồn điền đổi thửa. Còn xã Liêm Hải hoàn thành 26/33 đội (7 đội chưa thực hiện là các đội 1, 2, 10, 18 HTXNN Trực Liêm và các đội 5, 6, 10 HTXNN Trực Hải); xã Phương Định hoàn thành 8/10 đội của HTXNN Trực Phương, (2 đội chưa thực hiện là đội ông Hưng và đội ông Bộ thôn Cự Trữ); HTXNN Trực Định 14/14đội chưa triển khai. Đến năm 2006 HTXNN Trực Định đã thực hiện tại 5 đội là Hoà Lạc, Hoà Bình, Đại Thắng 1, Đại Thắng 2 và An Trong.
Qua tổng hợp, công tác dồn điền đổi thửa đã đạt được một số mục đích, yêu cầu đề ra đó là:
+ Số thửa đất nông nghiệp bình quân/hộ đã giảm trên 34%: Từ 4,80 thửa/hộ xuống còn 3,16 thửa/hộ. Những xã có số thửa bình quân/hộ giảm nhiều là Trực Nội giảm 3,78 thửa/hộ, Trực Mỹ giảm 3,6 thửa/hộ, Trực Thanh giảm 2,98 thửa/hộ.
+ Đất công ích và đất dành cho quy hoạch đã được dồn đổi cơ bản tập trung theo vùng và theo quy hoạch; số thửa đất công ích giảm 2.627 thửa (= 44,7%) số thửa, từ 5.868 thửa xuống còn 3.241 thửa.
+ Bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất tập trung, vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, diện tích đất trồng lúa có năng suất thấp được chuyển sang nuôi trồng thủy sản, diện tích đất sản xuất cây vụ đông được tăng lên, rõ nhất là các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa như xã Trực Hùng,Trực Khang, Trực Chính,...
+ Hiệu quả cho thuê đất công ích và đất nông nghiệp dành cho quy hoạch tăng lên rõ rệt, qua kết quả báo cáo của xã Trực Nội, Trực Hưng, Trực Thuận, Trực Mỹ ngay sau thời điểm dồn đổi ruộng xong, xã tổ chức đấu thầu đất công đã nâng mức thu bình quân lên 180 kg/sào/năm (trước đây 70 kg/sào/năm).
+ Song song với công tác dồn điền đổi thửa, việc lập hồ sơ cấp đổi GCN QSDĐ nông nghiệp đã được triển khai, đến nay đã lập xong hồ sơ cấp đổi GCN sau dồn điền đổi thửa tại 11 xã với 21.005 hộ đạt 47,55%. Trong đó đã có quyết định cấp GCN của UBND huyện và ký, trao GCN tới hộ nông dân là 11.048 hộ (Cao Trung Kiên, 2015).
- Tình hình dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất ở tỉnh Ninh Bình.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã hình thành nhiều mô hình dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất mang lại hiệu quả, qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và gia tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác.
Sau khi hoàn thành xong việc dồn điền đổi thửa, hình thành vùng sản xuất lúa chất lượng cao, cánh đồng mẫu lớn, HTX Đại Thành, xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh đã tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận trong nhân dân tích tụ ruộng đất.
Tích tụ ruộng đất được xem là xu hướng tất yếu khách quan để giải quyết các vấn đề như hiệu quả sử dụng đất thấp và ruộng đất phân tán manh mún; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp – nông thôn, tiến tới sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả với sức cạnh tranh cao hơn, qua đó góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Thời gian qua, chính quyền các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực cùng với người dân, doanh nghiệp thực hiện dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất hiệu quả. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành trên 100 mô hình tích tụ ruộng đất với tổng diện tích trên 500ha, trong đó có hơn 200 ha đã được doanh nghiệp liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; giá trị trên canh tác đạt trên 120 triệu đồng/ha/năm trở lên.
Tiêu biểu như ở huyện Yên Khánh đã hình thành một số mô hình tích tụ ruộng đất làm ăn khá hiệu quả để sản xuất lúa giống và các loại rau, màu tập trung ở các xã như Khánh Thành, Khánh Nhạc, Khánh Hồng.
Tại huyện Nho Quan, có 8 xã đã vận động nhân dân tạo điều kiện để doanh nghiệp thuê lại đất đưa các giống cây trồng có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất
như cây dược liệu, khoai tây, lúa chất lượng cao, khoai sọ… Ngoài số tiền thuê đất hàng năm, người dân còn được doanh nghiệp thuê vào làm việc ngay trên mảnh ruộng của gia đình mình.
Thực tế sản xuất từ các mô hình tích tụ ruộng đất đã mang lại hiệu quả rõ nét hơn hẳn so với sản xuất thông thường. Người dân có điều kiện phá thế độc canh cây lúa, tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi.
Bên cạnh đó, đây còn là tiền đề quan trọng, tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị cho nông sản. Và cái lớn nhất chính là người nông dân được tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công việc cũng nhàn hơn, hiệu quả cao hơn.
Việc tích tụ ruộng đất là hướng đi phù hợp nhằm mở ra cơ hội phát triển mới cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh sự chủ động tham gia của người dân, các ngành chức năng cần có các giải pháp hỗ trợ, đẩy mạnh xây dựng các mô hình theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, tập trung hoàn thiện hệ thống giao thông, kênh mương nội đồng để hình thành quy mô sản xuất lớn...
Từ hiệu quả bước đầu của các mô hình tích tụ ruộng đất, thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những cơ chế, chính sách phù hợp, trong đó có các giải pháp hỗ trợ về giống, vốn, khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển đối với lĩnh vực nông nghiệp, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, hộ dân yên tâm khi tham gia thực hiện tích tụ ruộng đất (Đinh Thị Dung, 2004).
- Tình hình dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất ở tỉnh Hà Nam
Việt Nam bắt đầu con đường đổi mới kinh tế của mình bằng vào năm 1986. Mục tiêu của chính sách đổi mới là chuyển nền kinh tế Việt Nam từ mô hình kế hoạch hoá, tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong lĩnh vực nông nghiệp, hộ nông dân được công nhận như là một đơn vị kinh tế tự chủ, tự do hóa thị trường cũng như các tư liệu sản xuất, được giao đất sử dụng ổn định, lâu dài. Hơn nữa, hầu hết các tư liệu sản xuất (máy móc, trâu bò và các công cụ khác) được coi là sở hữu tư nhân. Từ đó, nông nghiệp Việt Nam bước vào một giai đoạn mới tương đối ổn định.
Tại tỉnh Hà Nam, đất trồng cây hàng năm được chia thành 6 hạng. Đất đai được chia bình quân theo bình quân theo nhân khẩu. Những tiêu chuẩn khác cũng
được xem xét khi giao đất là các chính sách xã hội, chất lượng đất, tình hình thuỷ lợi, khoảng cách đến thửa ruộng và khả năng luân canh cây trồng. Do đó, để duy trì nguyên tắc công bằng mỗi hộ thường được giao nhiều thửa với nhiều hạng đất khác nhau, ở các cánh đồng khác nhau với chất lượng đất khác nhau. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo ra tình trạng manh mún đất đai.
Theo báo cáo của các huyện, thành phố kết quả thực hiện công tác dồn đổi ruộng đất, kinh phí được hỗ trợ đầu tư phục vụ công tác dồn đổi ruộng đất. Tính đến ngày 12 tháng 12 năm 2014 kết quả đạt được như sau:
Trên địa bàn toàn tỉnh có 88 xã, thị trấn thực hiện công tác DĐRĐ theo chương trình xây dựng nông thôn mới. Cụ thể:
+ Số xã hoàn thành xong dồn đổi ruộng đất: 65/88 xã (Duy Tiên: 12/13 xã, Thanh Liêm: 14/17 xã, Phủ Lý: 01/3 xã, Bình Lục: 17 xã/18 xã, Lý Nhân: 8/22 xã Kim Bảng: 13/15 xã).
+ Số xã đang thực hiện DĐRĐ chưa xong: 23 xã (Duy Tiên: 01 xã, Thanh Liêm: 03 xã, Phủ Lý: 02 xã, Bình Lục: 01 xã, Lý Nhân: 14 xã, Kim Bảng: 02 xã).
+ Tổng số thửa đất nông nghiệp sau dồn đổi: 238.671 thửa/ 630.402 thửa đất tham gia dồn đổi ruộng đất.
+ Tổng diện tích đất bán vị trí nhận đất nông nghiệp: 168,72 ha.
+ Bình quân số thửa/ hộ sau dồn đổi: 1,67 thửa/hộ (không tính đất mạ, đất màu).
+ Tổng kinh phí đề nghị tỉnh hỗ trợ 1 triệu đồng/ha: 36.381,05 triệu đồng + Kinh phí đã được tỉnh hỗ trợ: 27.740,17 triệu đồng.
+ Kinh phí đề nghị tỉnh hỗ trợ tiếp: 8.640,88 triệu đồng.
+ Kinh phí từ nguồn thu bán vị trí nhận đất nông nghiệp: 585,45 triệu đồng. Nhằm thực hiện chuyển đổi ruộng đất một cách có kế hoạch, có cơ sở khoa học và hiệu quả, ngày 17/7/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 94/2002/QĐ-TTg giao cho các cơ quan chức năng củaChính phủ hướng dẫn các địa phương thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa theo tinh thần Nghị quyết Trung ương V, khoá IX. Nhờ sự chỉ đạo tích cực của các địa phương, việc dồn điền đổi thửa đã thu được một số kết quả:
+ Đã có 18 tỉnh, thành phố, 80 huyện và trên 700 xã, phường tiến hành vận động nông dân chuyển đổi ruộng đất. Nhiều tỉnh đã có Chỉ thị, Nghị quyết của
Hội đồng nhân dân, Quyết định của UBND tỉnh về chuyển đổi ruộng đất, xây dựng kế hoạch triển khai, thành lập ban chỉ đạo chuyển đổi ruộng đất từ tỉnh xuống đến huyện, xã và đơn vị cơ sở. Các ban ngành chuyên môn hướng dẫn triển khai thực hiện việc dồn điền, đổi thửa.
+ Dồn điền, đổi thửa đã làm giảm số thửa đất và tăng diện tích bình quân mỗi thửa. Tổng hợp bước đầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ở 18 tỉnh cho thấy số thửa đất giảm đi bình quân 50 - 60%, nơi giảm ít là trên 40%, nơi giảm nhiều là 80%. Bình quân số thửa trên hộ là 2-4 thửa, nơi ít giảm 1 thửa, nơi nhiều giảm 6 - 7 thửa/hộ. Diện tích bình quân mỗi thửa đã tăng lên gần 600m2 - 1000m2, có thửa đạt tới 1- 2 ha (UBND tỉnh Hà Nam, 2015).
2.4.2.3. Những mặt đạt được trong quản lý Nhà nước về đất đai và sản xuất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa
* Dồn điền đổi thửa khắc phục cơ bản tình trạng manh mún
Bảng 2.5. Tình hình chuyển đổi ruộng đất ở một số địa phương
Đơn vị hành chính Tổng số thửa Bình quân số thửa/ hộ Diện tích thửa nhỏ nhất (m2) Diện tíchbình quân/thửa (m2) Trước DĐ Sau DĐ % giảm Trước DĐ Sau DĐ Trước DĐ Sau DĐ Trước DĐ Sau DĐ 1.Xã Thiệu Hưng
(Thiệu Hoá –Thanh Hoá) 15425 3862 74,9 12-15 2-5 36 500 215 656 2. Xã Lương Lố (Thanh Ba - Phú Thọ) 8196 3461 58 8 3 20 240 508 1205 3.Xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc) 29635 7766 73,8 16 4,3 20 270 217 829 4. Xã Hàm Sơn (Yên Phong - Bắc Ninh) 1378 826 40,1 13 4-5 48 360 194 1285 5. Xã Đại Thắng (Phú Xuyên - Hà Tây) 27437 4537 83,5 23 4 25 360 106 643 (Nguồn: Tổng cục Địa chính, 1998) Từ Bảng 2.5 cho thấy: hầu hết các địa phương đã thực hiện DĐĐT với phương án phù hợp, với mục đích chống manh mún và tạo ra những ô thửa lớn.
Phần lớn tổng số thửa đất đều giảm từ 40 - 84% so với trước dồn đổi, bình quân số thửa từ 2 - 5 thửa/hộ, diện tích bình quân/thửa lớn hơn 600m2.
* Dồn điền đổi thửa gắn liền với công tác quản lý Nhà nước về đất đai
DĐĐT là dịp để kiểm tra lại quỹ đất nông nghiệp, công tác lập hồ sơ địa chính được nhanh chóng, chính xác.
DĐĐT là điều kiện thuận lợi để rà soát, bổ sung, xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác quy hoạch xây dựng cơ bản, quy hoạch giao thông, thuỷ lợi.
DĐĐT đã làm cho diện tích đất công ích của xã được dồn gọn vùng, gọn thửa để tiện quản lý, canh tác và sử dụng vào mục đích chung của xã.
DĐĐT tạo các ô thửa lớn, tiết kiệm diện tích đắp bờ, phát hiện diện tích giao thiếu công bằng ở một số nơi và giải quyết những vướng mắc, mâu thuẫn