Hoàn thành công tác chuyển đổi ruộng đất, hộ nông dân yên tâm đầu tư cho sản xuất, cải tạo đồng ruộng làm tăng độ phì nhiêu của đất, sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả hơn; đồng thời cũng phát huy tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
4.5. HİỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHİỆP TRƯỚC VÀ SAU KHİ THỰC HİỆN DỒN ĐİỀN ĐỔİ THỬA
4.5.1. Dồn điền đổi thửa mang lại giá trị kinh tế
4.5.1.1. Dồn điền đôi thửa giúp giảm các loại chi phí trực tiếp sản xuất
Nhìn chung, sau chuyển đổi ruộng đất các cây trồng chính trên địa bàn huyện chủ yếu vẫn là lúa đông xuân, lúa hè thu, ngô, khoai lang, rau các loại. Việc khắc phục được tình trạng manh mún ruộng đất đã giúp cho nông dân mạnh dạn đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng và hiệu quả kinh tế của các cây trồng/một đơn vị diện tích đều được tăng lên, giá trị tiền công lao được tăng lên, góp phần nâng cao đời sống của hộ gia đình.
Qua thực tế điều tra cho chúng tôi thấy chi phí thuốc BVTV giảm đáng kể, giảm bớt được chi phí và tạo chất lượng tốt hơn cho sản phẩm. Nếu như trước dồn đổi chi phí thuốc trừ sâu, thuốc BVTV cho 1 ha lúa 1 vụ mất trung bình 1,75trđ thì sau dồn đổi giảm xuống còn khoảng 1,38trđ//ha/vụ.
Bảng 4.21. Mức độ đầu tư, chi phí của các hộ trên 1 hai vụ lúa trước và sau dồn điền đổi thửa
Chỉ tiêu ĐVT
Liêm Thuận Thanh Tân Thanh Bình
Trước d/đổi Sau d/đổi Trước d/đổi Sau d/đổi Trước d/đổi Sau d/đổi 1. Chi phí phân bón trd/ha 6,982 6,017 7,028 5,914 7,026 5,838 2. Chi phí BVTV trd/ha 1,748 1,382 1,727 1,384 1,755 1,382 3. Chi phí làm đất trd/ha 1,796 1,468 1,822 1,519 1,778 1,394 4. Công trồng, csóc Công/ha 122,927 85,655 125,936 89,822 115,287 83,340 5. Công thu hoạch Công/ha 56,255 33,410 56,949 33,336 55,097 31,484 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018) Sau DĐĐT, chi phí cho phân bón ở các địa phương cũng giảm đi: Xã Thanh Bình giảm nhiều nhất giảm đi 1,188trđ/ha, tiếp đến là xã Thanh Tân giảm được 1,114trđ/ha, cuối cùng là xã Liêm Thuận chỉ giảm được 0,965trđ/ha.
Chi phí làm đất ở các xã sau khi dồn đổi cũng đã giảm đi, ở xã Liêm Thuận sau khi dồn đổi giảm còn trung bình 1,468trđ/ha tức giảm 18,26%, ở xã Thanh Tân sau dồn đổi đã giảm 16,63% còn trung bình 1,519trđ/ha và xã Thanh Bình giảm 21,60% còn trung bình chỉ 1,394trđ/ha sau dồn đổi. Có sự giảm đáng kể là do sau khi dồn đổi các hộ đã có những ô thửa lớn lại áp dụng máy móc dễ dàng nên chi phí được giảm đi. Công gieo trồng, chăm sóc thu hoạch sau dồn đổi ở 3 địa phương cũng đều giảm do khi ruộng đất được dồn đổi thành ô thửa lớn công đi lại vận chuyển giữa các thửa giảm, người dân tiết kiệm được thời gian, tránh được những hao phí không cần thiết, tập trung chăm sóc thửa đất của mình được tốt hơn. Số liệu bảng 4.21 cho thấy, ở xã Liêm Thuận công gieo cấy, chăm sóc đã giảm 30,32%, công thu hoạch đã giảm đi 40,61%; ở xã Thanh Tân cũng vậy công gieo cấy, chăm sóc đã giảm 28,68%, công thu hoạch giảm 41,46% và xã Thanh Bình công gieo cấy, chăm sóc đã giảm 27,71%, công thu hoạch giảm 42,86%.
Như vậy, quá trình dồn điền đổi thửa đã làm cho mức đầu tư của các hộ nông dân tăng lên đồng thời giảm một cách đáng kể công lao động trong quá trình sản xuất. Đây là cơ sở để nâng cao số lượng cũng như chất lượng của sản phẩm, chi phí sản xuất, từng bước hạ giá thành sản phẩm khi chuyển sang sản xuất theo hướng hàng hoá.
Quá trình dồn điền đổi thửa tác động đến việc hộ nông dân quyết định thay đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư áp dụng máy móc cơ giới hoá và chi phí cho trồng trọt đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất. Số liệu ở bảng 4.21 cho thấy rõ điều đó. Chỉ tiêu giá trị sản xuất tính bình quân trên 1 ha của ba xã điều có xu hướng tăng.
Như vậy, quá trình dồn điền đổi thửa đã làm cho giá trị ngành sản xuất tăng lên chứng tỏ các hộ đã chú trọng vào đầu tư cho sản xuất, đầu tư thâm canh đưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm phát triển ngành sản xuất nông nghiệp.
4.5.1.2. Giá trị sản xuất nông nghiệp thông qua đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp
Số liệu tổng hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất/1ha đất nông nghiệp cho hoạt động trồng trọt trong 1 năm của 3 xã nghiên cứu được thể hiện tại bảng 4.22.
Bảng 4.22. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất bình quân trên một hecta đất sản xuất nông nghiệp cho hoạt động trồng trọt tại 3 xã điều tra
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Xã điều tra
Liêm Thuận Thanh Tân Thanh Bình
Trước DĐĐT Sau DĐĐT So sánh tăng, giảm Trước DĐĐT Sau DĐĐT So sánh tăng, giảm Trước DĐĐT Sau DĐĐT So sánh tăng, giảm
Giá trị sản xuất (GO) Trđ/ha 82,73 100,62 17,89 80,75 99,94 19,19 82,50 101,31 18,81
Chi phí trung gian (IC) Trđ/ha 32,71 34,54 1,83 32,34 34,14 1,80 32,71 34,63 1,92
Giá trị gia tăng (VA) Trđ/ha 50,01 66,08 16,07 48,40 65,79 17,39 49,79 66,67 16,88
GO/IC Lần 2,53 2,91 0,38 2,50 2,93 0,43 2,52 2,92 0,40
VA/IC Lần 1,53 1,91 0,38 1,50 1,93 0,43 1,52 1,92 0,40
Công lao động/ha Công/năm 377 304 -73 390 309 -81 364 308 -56
GO/1 công lao động Trđ/ha 0,22 0,33 0,11 0,21 0,32 0,12 0,23 0,33 0,10
VA/1 công lao động Trđ/ha 0,13 0,22 0,09 0,12 0,21 0,09 0,14 0,22 0,08
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)
Từ số liệu tại bảng 4.22, cho thấy kết quả sản xuất nông nghiệp các xã điều tra trước DĐĐT có sự khác biệt tương đối lớn. Nếu như giá trị sản xuất bình quân 1ha đất nông nghiệp của xã Liêm Thuận đạt 82,73 triệu đồng, xã Thanh Bình đạt 82,50 triệu đồng thì ở xã Thanh Tân chỉ đạt 80,75 triệu đồng. Sự chênh lệch về giá cũng như các chỉ tiêu khác có thể được giải thích do có sự khác nhau về đất đai, địa hình, trình độ kỹ thuật canh tác,... sau DĐĐT, giá trị sản xuất/1ha của cả 3 xã đều tăng, trong đó xã Thanh Tân có giá trị sản xuất tăng nhiều nhất (tăng 19,19 triệu dồng so với trước DĐĐT, tiếp theo là xã Thanh Bình tăng 18,81 triệu đồng và xã Liêm thuận tăng 17,89 triệu đồng. lý do: xã Thanh Tân có số hộ chuyển từ sản xuất 2 vụ lúa sang 2 vụ lúa – 1 vụ màu nhiều hơn; tuy nhiên, Sau DĐĐT, xã Thanh Bình có giá trị sản xuất lớn nhất (đạt 101,31 triệu đồng) là do xã này có có địa hình đất bằng phẳng nhiều hơn, đất đai màu mỡ hơn nên năng suất của các cây trồng vật nuôi đều cao hơn và đạt hiệu quả hơn, bên cạnh đó người dân trong xã áp dụng cơ giới hóa nhiều hơn vào trong sản xuất. Với việc các thửa ruộng đã gọn vùng, gọn thửa, diện tích các ô thửa lớn đã làm giảm chi phí trong sản xuất và khuyến khích các hộ nông dân đầu tư thâm canh nên kết quả sản xuất nông nghiệp của 3 xã điều tra sau DĐĐT đều tăng so với trước DĐĐT:
Do giá trị GO và VA tăng nên giá trị ngày công lao động của người dân cũng đã được nâng lên: xã Liêm Thuận đạt 0,33 triệu đồng/1 công lao động (tăng 0,11trđ), xã Thanh Tân đạt 0,32 trđ (tăng 0,12 trđ) và xã Thanh Bình đạt 0,33 trđ (tăng 0,10 trđ). Hiệu quả đồng vốn đầu tư cho sản xuất của người dân cũng đã tăng lên, khiến người dân yên tâm hơn trong đầu tư sản xuất: sau dồn đổi, giá trị GO/IC của xã Liêm Thuận đạt 2,91 lần; giá trị VA/IC đạt 1,91 lần. Giá trị GO/IC của xã Thanh Tân đạt 2,93 lần; giá trị VA/IC đạt 1,93 lần và xã Thanh Bình đạt 2,92 lần; giá trị VA/IC đạt 1,92 lần.
4.5.2. Dồn điền đổi thửa góp phần nâng cao hiệu quả xã hội
- DĐĐT diễn ra tạo động lực phát triển sản xuất nông nghiệp, người dân tham gia nhiệt tình và tự nguyện. Quan hệ trong dân chúng cũng trở nên gắn bó.
- Sau DĐĐT, lượng lao động ở những thời điểm căng thẳng của mùa vụ sẽ giảm đi vì thế giảm được lượng lao động nông nhàn và đã bắt đầu có sự chuyên môn hoá trong công việc. Hộ nào có khả năng chuyển sang làm nông nghiệp - dịch vụ sẽ chuyển dần lao động và các nguồn lực khác kinh doanh. Sản xuất nông nghiệp giảm giúp cho hộ gia đình có thêm nguồn lao động dôi dư tham gia
vào các hoạt động dịch vụ nông nghiệp, lao động xây dựng và 1 số hộ cho con thoát li học nghề và làm việc ở các khu công nghiệp.
- Sau DĐĐT, lao động gia đình dôi dư nhờ áp dụng cơ giới hóa, máy móc và khoa học kỹ thuật vào canh tác đã góp phần giải phóng sức lao độngvà có cơ hội chuyển sang lao động tại các ngành nghề khác, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, sau chuyển đổi ruộng đất hệ số sử dụng đất được nâng lên, nhiều trang trại tổng hợp với quy mô lớn đã giải quyết được một lực lượng lao động nông nghiệp nhàn rỗi.
- Sau DĐĐT hầu hết người dân đều cảm nhận được hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn trước khi dồn đổi, từ bảng tổng hợp số liệu điều tra, phỏng vấn nông hộ (bảng 4.23) cho thấy: có tới 86/90 hộ (đạt 95,56%) được hỏi đều trả lời là đồng ý với chủ trương DĐĐT của Đảng và Nhà nước. Nhiều hộ dân đã mạnh dạn nhận những thửa ruộng xấu để xây dựng mô hình trang trại tổng hợp mang lại thu nhập từ 50 - 100 triệu đồng/ha/năm... Người dân thực sự yên tâm gắn bó và làm giàu trên chính mảnh đất của mình.
- Sau DĐĐT, tình trạng xung đột trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp giữa các hộ, tình trạng tranh chấp, khiếu kiện trong sử dụng đất nông nghiệp giảm hẳn; nguyên nhân chủ yếu do sau khi chuyển đổi hình thành các ô thửa lớn, bờ vùng bờ thửa to, kênh mương được kiên cố hóa.
- DĐĐT tạo điều kiện để hình thành các mô hình sản xuất tập trung, có hiệu quả, hình thành các vùng chuyên canh, tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, hình thành mô hinh sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
- DĐĐT thành công đã làm cho bộ mặt nông thôn ở huyện có nhiều thay đổi, góp phần tích cực cho nhiều xã tiến tới xây dựng và đạt các tiêu chuẩn của nông thôn mới.
4.5.3. Dồn đổi ruộng đất góp phần bảo vệ môi trường
- Dồn điền đổi thửa giúp giảm đáng kể lượng phân bón và thuốc trừ sâu trực tiếp thải ra môi trường, làm giảm ô nhiễm môi trường đồng ruộng. Theo bảng 4.21, sau DĐĐT chi phí cho phân bón bình quân 1 năm trên 1 ha ruộng đất canh tác ở cả 3 xã đều giảm: Xã Thanh Bình giảm 1,188trđ/ha, xã Thanh Tân giảm được 1,114trđ/ha và xã Liêm Thuận giảm 0,965trđ/ha; Chi phí thuốc BVTV của
cả 3 xã cũng gảm đi đáng kể so với trước DĐĐT: Xã Thanh Bình giảm 0,373trđ/ha, xã Liêm Thuận giảm 0,366trđ/ha và xã Thanh Tân giảm được 0,343trđ/ha.
- Dồn điền đổi thửa đã nâng cao hệ số sử dụng đất (theo bảng 4.16 hệ số sử dụng đất của ba xã nghiên cứu sau dồn đổi đều tăng, trong đó xã Liêm Thuận đạt 2,1 lần (tăng 0,2 lần so với trước DĐĐT), xã Thanh Tân đạt 2,2 lần (tăng 0,4 lần) và xã Thanh Bình đạt 2,1 lần (tăng 0,3 lần)), nâng cao diện tích cây trồng góp phần làm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường. Đất đai được người dân áp dụng các biện pháp cải tạo và kỹ thuật làm đất theo đúng khoa học kỹ thuật đã góp phần bảo vệ và tăng cường độ phì cho đất.
- Dồn điền đổi thửa gắn liền với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đi đôi với việc bảo vệ môi trường, xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp. Đất đai được khai thác hợp lý, đi đôi với việc cải tạo, bảo vệ độ phì cho đất. Phát triển sản xuất trên sự kết hợp hài hoà giữa chăn nuôi - trồng trọt - chế biến các sản phẩm nông nghiệp.
- Sau dồn điền đổi thửa tạo ra những ô thửa lớn (theo bảng 4.12, trước DĐĐT, tổng số thửa đất trồng nông nghiệp của toàn huyện là 149.279 thửa, bình quân có 4,38 thửa/hộ. Sau DĐĐT, giảm còn 63.690 thửa giảm được 85.589thửa, bằng 57,33% tổng số thửa trước dồn đổi; bình quân sau DĐĐT có 1,92 thửa/hộ), giúp cho hộ thuận tiện hơn trong việc sử dụng và cải tạo phục hồi đất. Cùng với việc đầu tư để tăng năng suất cây trồng, hộ cũng đã ý thức và chú trọng tăng lượng phân hữu cơ để cải tạo và phục hồi độ phì của đất. Ruộng đất không còn manh mún phần tán góp phần làm giảm ô nhiễm cho môi trường, giảm sự mất cân bằng sinh học vì trong khi dùng thuốc diệt sâu bệnh đồng thời cũng diệt các loài thiên địch. Sau khi dồn đổi công tác triển khai áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) vào sản xuất nông nghiệp đang được tiến hành, đây là biện pháp nhằm giảm tối đa sự ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó đảm bảo tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp.
* Phản ứng của nông dân đối với việc thực hiện chính sách DĐĐT
Qua điều tra thực tế cho thấy, hầu hết tâm lý của các hộ nông dân đều rất quan tâm đến vấn đề DĐĐT. Trên thực tế, khi chưa có chủ trương của Đảng, Nhà nước thì một số hộ nông dân đã tự chuyển đổi cho nhau để tiện sản xuất.
Đại bộ phận người dân đều nhận thức rằng khi quy mô thửa ruộng được mở rộng, số thửa ít đi thì diện tích bờ vùng bờ thửa giảm đi, ruộng đất được tích tụ, tập trung hơn thì có thể áp dụng các phương tiện sản xuất hiện đại, chi phí/1ha gieo trồng giảm, tạo tiền đề cho từng bước hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Kết quả phỏng vấn nông hộ qua câu hỏi phỏng vấn được thể hiện ở bảng 4.23
Bảng 4.23. Kết quả phỏng vấn nông hộ sau dồn điền đổi thửa Nội dung phỏng vấn và ý kiến của nông hộ
Tỷ lệ (%)
Liêm Thuận Thanh Tân Thanh Bình
1. Sau DĐĐT, có sự thay đổi về cơ giới hóa trong
sản xuất nông nghiệp? 100,00 100,00 100,00
- Số hộ trả lời: thay đổi ít 23,33 26,67 30,00
- Số hộ trả lời: thay đổi nhiều 56,67 56,67 50,00
- Số hộ trả lời: không thay đổi 20,00 16,66 20,00
2. sau DĐĐT, điều kiện GTTL nội đồng có tốt
hơn cũ? 100,00 100,00 100,00
- Số hộ trả lời: tốt hơn 93,34 96,67 90,00
- Số hộ trả lời: kém hơn 3,33 0,00 6,67
- Số hộ trả lời: không thay đổi 3,33 3.33 3,33
3. Gia đình có đồng ý với chủ trương DĐĐT của
nhà nước? 100,00 100,00 100,00
- Số hộ trả lời: đồng ý 93,34 96,67 96,67
- Số hộ trả lợi: không đồng ý 3,33 0,00 0,00
- Số hộ trả lời: không có ý kiến 3,33 3,33 3,33
4. Gia đình có đồng ý với phương án DĐĐT của
xã? 100,00 100,00 100,00
- Số hộ trả lời: đồng ý 86,67 93,33 90,00
- Số hộ trả lợi: không đồng ý 10,00 6,67 3,33
- Số hộ trả lời: không có ý kiến 3,33 0,00 6,67
Từ kết quả phỏng vấn nông hộ được thể hiện trong bảng 4.23 cho thấy: - Chủ trương dồn điền đổi thửa rất phù hợp với lòng dân, 95,56% (có 86/90