Diện tích đất giao thông, thuỷ lợi nội đồng trước và sau DĐĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất của hộ nông dân ở huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 97 - 99)

Đơn vị tính:Ha

Loại đất Tên xã Trước chuyển đổi Sau chuyển đổi Tăng (+)/ giảm (-) Tỷ lệ (%) Giao thông và thủy lợi Liêm Thuận 30,20 42,13 + 11,93 + 39,50 Thanh Tân 17,67 23,54 +5,87 +32,22 Thanh Bình 16,12 18,46 + 2,31 + 14,33

Nguồn: UBND xã Liêm Thuận, Thanh Tân và Thanh Bình (2017) Kết quả ở Bảng 4.17 cho thấy: Ở cả 3 xã nghiên cứu diện tích đất giao thông, thủy lợi đều tăng so với trước chuyển đổi ruộng đất, mức tăng là 39,50 % tại xã Liêm Thuận, xã Thanh Tân tăng 32,22% và xã Thanh Bình tăng 14,33%.

Nguyên nhân tăng diện tích đất giao thông, thuỷ lợi nội đồng của các xã điều tra khác nhau là nhờ chuyển đổi ruộng đất xã đã kết hợp quy hoạch lại hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, đã trừ đất cho nhu cầu trong tương lai.

Theo quy định của UBND tỉnh Hà Nam:

+ Đường giao thông nội đồng mới phải có chiều rộng mặt đường tối thiểu là 3,5 m và dày 0,5m.

+ Hệ thống thủy lợi nội đồng chính phải có chiều rộng mặt tối thiểu là 2m và sâu ít nhất 1m.

Việc quy hoạch lại hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng đã góp phần tích cực trong cải tạo đất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích của nông hộ. Với việc tu bổ, mở rộng các tuyến kênh, mương tưới, tiêu góp phần chủ động tưới trong mùa khô hạn, tiêu trong mùa lụt đã làm cho diện tích canh tác được tưới tiêu chủ động tăng lên, nhiều cánh đồng trước kia chỉ cấy một vụ hay trồng màu nay nhờ có hệ thống tưới tiêu tương đối hoàn thiện đã được cải tạo tăng vụ hoặc chuyển đổi được cơ cấu thời cụ thích hợp. Giảm công lao động khi

thu hoạch cũng như công chăm sóc, thăm đồng của nông hộ góp phần làm giảm chi phí trong sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.

4.4.5. Tác động của công tác DĐĐT đến việc cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp nông nghiệp

Việc áp dụng cơ giới hoá vào trong sản xuất nông nghiệp là việc làm hết sức cần thiết và phù hợp với quá trình dồn điền đổi thửa cũng như xu thế CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn. Trước đây, do ruộng đất còn manh mún, phân tán nên đã gây khó khăn cho việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất. Sau khi thực hiện DĐĐT, do quy mô thửa đất tăng lên đã góp phần thúc đẩy quá trình áp dụng cơ giới hoá vào đồng ruộng được nhanh chóng, mạnh mẽ hơn. Người nông dân đã mạnh dạn đầu tư trang bị các phương tiện sản xuất cơ giới hiện đai phù hợp với sản xuất và cho hiệu quả kinh tế cao như: máy cày, máy bừa, máy tuốt lúa có động cơ...để phục vụ khâu làm đất và thu hoạch góp phần làm giảm ngày công lao động, chi phí trong sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp..

Bảng 4.18. Sự thay đổi vật tư và các thiết bị phục vụ sản xuất sau khi dồn điền đổi thửa

Hạng mục tư liệu phục vụ sản xuất

Xã Liêm Thuận Xã Thanh Tân Xã Thanh Bình

Trước DĐĐT Sau DĐĐT Trước DĐĐT Sau DĐĐT Trước DĐĐT Sau DĐĐT

1.Máy cày, máy bừa (cái) 3 7 3 5 3 5

2.Máy gặt (cái) 0 3 0 3 0 2

3.Máy bơm nước (cái) 9 11 4 6 5 8

4.Máy cấy (cái) 0 1 0 1 0 1

5.Tỷ lệ cơ giới hoá khâu

làm đất (%) 15 60 14 68 13 65

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu UBND xã Liêm Thuận, Thanh Tân, Thanh Bình Qua số liệu bảng 4.18 cho thấy, sau DĐĐT đầu tư máy móc trong sản xuất của các hộ nông dân đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Số lượng các

máy móc phục vụ sản xuất tăng lên đã làm cho tỷ lệ cơ giới hoá trong khâu làm đất của các xã đều tăng: xã Thanh Tân tăng nhiều nhất tăng 54% so với trước dồn đổi; tiếp đến là xã Thanh Bình tăng 52% so với trước dồn đổi và cuối cùng là xã Liêm Thuận tăng 45% so với trước dồn đổi. Điều đó đã chứng tỏ việc dồn đổi từ nhiều ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn đã giúp cho bà con nông dân có cơ hội đầu tư máy móc áp dụng vào sản xuất để giải phóng sức lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế/một đơn vị diện tích.

Như vậy, một lần nữa khẳng định việc dồn điền đổi thửa đã thúc đẩy những hộ nông dân đầu tư máy móc để cơ giới hoá vào trong sản xuất, làm cho năng suất trong lao động nông nghiệp tăng và giảm bớt sự căng thẳng về lao động, đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn trên địa bàn toàn huyện.

4.4.5. Tác động của DĐĐT đến việc hình thành các trang trại

Dồn đổi ruộng đất đã đáp ứng nhu cầu tích tụ đất đai, hình thành các trang trại nông nghiệp của nông dân. Trước DĐĐT trên địa bàn huyện có 21 trang trại, sau DĐĐT số trang trại đã là 60 trang trại, trong đó có 32 trang trại tổng hợp,18 trang trại nuôi trồng thuỷ sản và 11 trang trại chăn nuôi. Số trang trại của các 3 nghiên cứu sau dồn đổi ruộng đất được thể hiện tại bảng 4.19.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất của hộ nông dân ở huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)