ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 4.4.1. Dồn điền đổi thửa tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
huyện Thanh Liêm đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hóa có nhu cầu thị trường và có giá trị kinh tế cao tiếp tục bảo đảm tốt an ninh lương thực. Tuy diện tích đất sản xuất nông nghiệp của toàn huyện giảm 1.257,64ha (bảng 4.12) để chuyển sang các loại đất khác nhưng nhờ vào việc đầu tư hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng; tập trung ruộng đất để thuận tiện cho quá trình chăm sóc; việc chú trọng hơn vào các khâu làm đất, bón phân, xử lý sâu bệnh tốt hơn; cùng với việc thay đổi cơ cấu cây trồng đã làm cho giá trị sản xuất ngàng nông nghiệp vẫn tăng, cụ thể được thể hiện ở bảng 4.14.
Bảng 4.14. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2011 và năm 2017
(Tính theo giá cố định năm 1994)
STT Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2017 So sánh
Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu 2011/2017 (Tỷ đồng) (Tỷ đồng) (%) (Tỷ đồng) (%) 1 Trồng trọt 155,87 68,89 185,74 59,23 29,87 2 Chăn nuôi 49,23 21,76 82,21 26,21 32,98 3 Dịch vụ NN 10,72 4,74 19,17 6,11 8,45 4 Lâm nghiệp 7,79 3,44 10,06 3,21 2,27 5 NTTS 2,65 1,17 16,43 5,24 13,78 Tổng số 226,26 100 313,61 100 87,35
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thanh Liêm Theo thống kê của phòng NN & PTNT huyện Thanh Liêm thì nhờ sản lượng lương thực vẫn tăng và năng suất lúa vẫn giữ mức tăng ổn định qua các năm, bình quân năm 2011 là 60,34 tạ/ha đến năm 2017 là 69,87 tạ/ha. Do đó, tuy cơ cấu ngành trồng trọt đã giảm từ 68,89% năm 2011 xuống còn 59,23% năm 2017 nhưng giá trị sản xuất ngành trồng trọt vẫn tăng 29,87 tỷ đồng.
Quá trình hình thành các trang trại, việc sử dụng giống mới, kỹ thuật chăm sóc hiện đại đã tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển, từ đó thúc đẩy sản xuất quy mô lớn và giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2017 đã tăng vượt bậc 32,98
tỷ đồng so với năm 2011.
Ngành thủy sản đã tập trung sản xuất và đưa vào sản xuất một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Trong ngành thủy sản, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản không ngừng được nâng cao, một số cơ sở nuôi trồng thủy sản được trang bị các máy móc, thiết bị bảo đảm cho công nghệ nuôi trồng tiên tiến. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đã tăng cả về số lượng và giá trị sản xuất (tăng 13,78 tỷ đồng).
4.4.2. DĐĐT làm thay đổi kiểu sử dụng đất, thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đa dạng hóa sản xuất cây trồng và đa dạng hóa sản xuất
Thanh Liêm là huyện trung du của tỉnh, đất đai ít mầu mỡ nên các kiểu sử dụng đất ở Thanh Liêm vẫn đơn giản: lúa xuân- lúa mùa, lúa xuân - lúa mùa - cây trồng vụ đông.
Bảng 4.15. Những thay đổi về kiểu sử dụng đất chính trước và sau DĐĐT
Địa hình Kiểu sử dụng đất
Trước DĐĐT Sau DĐĐT
1. Trên đất cao và vàn cao
Lạc xuân
Lúa Xuân-Lúa Mùa
Lúa Xuân-Lúa Mùa
Lúa Xuân-Lúa Mùa – Ngô đông Lúa Xuân-Lúa Mùa – Rau màu Lạc xuân- Ngô hè thu
2. Trên chân đất vàn và vàn thấp
Lúa Xuân-Lúa Mùa Lúa Xuân-Lúa Mùa – Ngô đông Lúa Xuân-Lúa Mùa – Khoai Lang Lúa Xuân-Lúa Mùa – Lạc hè thu 3.Trên đất thấp và trũng
Lúa Xuân Lúa Xuân - Cá
Nuôi cá – Vịt Nuôi cá chuyên
Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Thanh Liêm (2017) Sau dồn đổi, đồng ruộng đã được quy hoạch, cải tạo lại người nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hệ số sử dụng đất từ 1 vụ lên 2 vụ; từ 2 vụ lên 3 vụ. Đã xuất hiện các kiểu sử dụng đất mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: lúa - cá, nuôi cá, đặc biệt là mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, trang trại nuôi trồng thuỷ sản...
phải lựa chọn được một số giống cây trồng, vật nuôi phù hợp hơn, mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Cùng với sự phát triển nền kinh tế thị trường sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá là một tất yếu khách quan. Để nông sản trở thành hàng hoá và có chỗ đứng trên thị trường đòi hỏi nông sản phải có chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Từ yêu cầu đó các hộ nông dân đã ý thức được việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý trong sản xuất của hộ.
Những vùng đất thấp trũng trước đây chỉ cấy một vụ lúa hoặc hai vụ lúa bấp bênh thì nay được chuyển sang mô hình lúa - cá - vịt hoặc chuyển sang nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Những vùng đất cao, vàn cao, gần đường giao thông hoặc thuận lợi cho sản xuất được tăng cường thêm một vụ các cây trồng vụ đồng hoặc chuyển một phần diện tích chuyên trồng cây rau màu hoặc trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp.
Trên vùng đất vàn, đất vàn thấp tiến hành quy hoạch lại đồng ruộng thành vùng chuyên canh nhờ quy hoạch lại hệ thống giao thông và thủy lợi nội đồng để tổ chức sản xuất thâm canh các giống lúa cao sản, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường; ngoài 2 vụ lúa chính thì trồng thêm các cây vụ động: Ngô, Lạc, Khoai lang,…
4.4.3. Tác động của công tác DĐĐT đến diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính trước và sau DĐĐT số cây trồng chính trước và sau DĐĐT
Sau khi thực hiện chuyển đổi ruộng đất, diện tích, năng suất một số loại cây trồng đã có sự thay đổi theo chiều hướng thay đổi tích cực. Nhìn chung về diện tích các loại cây trồng chính đều tăng lên. Nguyên nhân diện tích các loại cây trồng chính tăng là do việc chuyển đổi tập trung ruộng đất cải tạo, chủ động được tưới tiêu nên đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng mùa vụ góp phần làm nâng cao hệ số sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích
Việc dồn đổi ruộng đất đã làm cho quy mô thửa ruộng được tăng lên, tạo điều kiện để chăm sóc, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng và đặc biệt là sự thay đổi giống cây trồng phù hợp trong sản xuất đã làm cho năng suất cây trồng tăng lên rõ rệt.
Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chính được thể hiện tại bảng 4.16.
Bảng 4.16. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính trước DĐĐT (2011) và sau DĐĐT (2017)
Loại cây trồng
Xã Liêm Thuận Xã Thanh Tân Xã Thanh Bình
Trước
DĐĐT DĐĐT Sau DĐĐT Trước DĐĐT Sau DĐĐT Trước Sau DĐĐT 1. Lúa xuân - Diện tích (ha) - Năng xuất (tạ/ha) - Sản lượng (tấn) 391,6 62,83 2.460,42 387,4 57,72 2.236,07 280,6 60,82 1.706,61 279,2 55,62 1.552,91 305,4 65,35 1.995,79 304,6 57,57 1.753,58 2. Lúa mùa - Diện tích (ha) - Năng xuất (tạ/ha) - Sản lượng (tấn) 358.6 45,14 1.618,72 386.2 59,62 2.302,52 260,4 55,27 1.439,23 252.5 42,51 1.073,38 291,6 58,18 1.696,53 287,4 44,32 1.273,38 3. Ngô - Diện tích (ha) - Năng xuất (tạ/ha) - Sản lượng (tấn) 53,5 50,8 271,78 48,7 36,8 179,22 28,5 35,3 100,61 29,3 49,7 145,62 32,2 49,8 160,36 31,4 36,7 115,24 4. Khoai Lang - Diện tích (ha) - Năng xuất (tạ/ha) - Sản lượng (tấn) 36,2 104,5 378,29 35,6 98,5 350,67 24,1 102,7 247,51 20,7 97,6 202,03 30,3 103,2 312,70 29,5 97,8 288,51
Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Thanh Liêm (2017)
4.4.4. Dồn điền đổi thửa thay đổi hệ thống giao thông, thuỷ lợi
Quá trình dồn điền đổi thửa cho phép khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất làm cho quy mô diện tích các thửa ruộng tăng lên. Nhưng đi kèm theo đó là sự tăng nhu cầu dịch vụ sản xuất, đặc biệt là nhu cầu đảm bảo tưới tiêu, vận chuyển sản phẩm và cơ giới hoá sản xuất trong tương lai. Vì vậy trong triển khai
dồn điền đổi thửa việc mở rộng và bê tông hoá hệ thống đường giao thông, thuỷ lợi nội đồng cũng là một trong những mục tiêu quan trọng mà các xã điều tra đã đạt được. Kết quả nghiên cứu ở 03 xã điều tra về diện tích đất giao thông, đất thuỷ lợi nội đồng đều tăng được thể hiện ở bảng 4.17.
Bảng 4.17. Diện tích đất giao thông, thuỷ lợi nội đồng trước và sau DĐĐT
Đơn vị tính:Ha
Loại đất Tên xã Trước chuyển đổi Sau chuyển đổi Tăng (+)/ giảm (-) Tỷ lệ (%) Giao thông và thủy lợi Liêm Thuận 30,20 42,13 + 11,93 + 39,50 Thanh Tân 17,67 23,54 +5,87 +32,22 Thanh Bình 16,12 18,46 + 2,31 + 14,33
Nguồn: UBND xã Liêm Thuận, Thanh Tân và Thanh Bình (2017) Kết quả ở Bảng 4.17 cho thấy: Ở cả 3 xã nghiên cứu diện tích đất giao thông, thủy lợi đều tăng so với trước chuyển đổi ruộng đất, mức tăng là 39,50 % tại xã Liêm Thuận, xã Thanh Tân tăng 32,22% và xã Thanh Bình tăng 14,33%.
Nguyên nhân tăng diện tích đất giao thông, thuỷ lợi nội đồng của các xã điều tra khác nhau là nhờ chuyển đổi ruộng đất xã đã kết hợp quy hoạch lại hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, đã trừ đất cho nhu cầu trong tương lai.
Theo quy định của UBND tỉnh Hà Nam:
+ Đường giao thông nội đồng mới phải có chiều rộng mặt đường tối thiểu là 3,5 m và dày 0,5m.
+ Hệ thống thủy lợi nội đồng chính phải có chiều rộng mặt tối thiểu là 2m và sâu ít nhất 1m.
Việc quy hoạch lại hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng đã góp phần tích cực trong cải tạo đất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích của nông hộ. Với việc tu bổ, mở rộng các tuyến kênh, mương tưới, tiêu góp phần chủ động tưới trong mùa khô hạn, tiêu trong mùa lụt đã làm cho diện tích canh tác được tưới tiêu chủ động tăng lên, nhiều cánh đồng trước kia chỉ cấy một vụ hay trồng màu nay nhờ có hệ thống tưới tiêu tương đối hoàn thiện đã được cải tạo tăng vụ hoặc chuyển đổi được cơ cấu thời cụ thích hợp. Giảm công lao động khi
thu hoạch cũng như công chăm sóc, thăm đồng của nông hộ góp phần làm giảm chi phí trong sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
4.4.5. Tác động của công tác DĐĐT đến việc cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp nông nghiệp
Việc áp dụng cơ giới hoá vào trong sản xuất nông nghiệp là việc làm hết sức cần thiết và phù hợp với quá trình dồn điền đổi thửa cũng như xu thế CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn. Trước đây, do ruộng đất còn manh mún, phân tán nên đã gây khó khăn cho việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất. Sau khi thực hiện DĐĐT, do quy mô thửa đất tăng lên đã góp phần thúc đẩy quá trình áp dụng cơ giới hoá vào đồng ruộng được nhanh chóng, mạnh mẽ hơn. Người nông dân đã mạnh dạn đầu tư trang bị các phương tiện sản xuất cơ giới hiện đai phù hợp với sản xuất và cho hiệu quả kinh tế cao như: máy cày, máy bừa, máy tuốt lúa có động cơ...để phục vụ khâu làm đất và thu hoạch góp phần làm giảm ngày công lao động, chi phí trong sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp..
Bảng 4.18. Sự thay đổi vật tư và các thiết bị phục vụ sản xuất sau khi dồn điền đổi thửa
Hạng mục tư liệu phục vụ sản xuất
Xã Liêm Thuận Xã Thanh Tân Xã Thanh Bình
Trước DĐĐT Sau DĐĐT Trước DĐĐT Sau DĐĐT Trước DĐĐT Sau DĐĐT
1.Máy cày, máy bừa (cái) 3 7 3 5 3 5
2.Máy gặt (cái) 0 3 0 3 0 2
3.Máy bơm nước (cái) 9 11 4 6 5 8
4.Máy cấy (cái) 0 1 0 1 0 1
5.Tỷ lệ cơ giới hoá khâu
làm đất (%) 15 60 14 68 13 65
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu UBND xã Liêm Thuận, Thanh Tân, Thanh Bình Qua số liệu bảng 4.18 cho thấy, sau DĐĐT đầu tư máy móc trong sản xuất của các hộ nông dân đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Số lượng các
máy móc phục vụ sản xuất tăng lên đã làm cho tỷ lệ cơ giới hoá trong khâu làm đất của các xã đều tăng: xã Thanh Tân tăng nhiều nhất tăng 54% so với trước dồn đổi; tiếp đến là xã Thanh Bình tăng 52% so với trước dồn đổi và cuối cùng là xã Liêm Thuận tăng 45% so với trước dồn đổi. Điều đó đã chứng tỏ việc dồn đổi từ nhiều ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn đã giúp cho bà con nông dân có cơ hội đầu tư máy móc áp dụng vào sản xuất để giải phóng sức lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế/một đơn vị diện tích.
Như vậy, một lần nữa khẳng định việc dồn điền đổi thửa đã thúc đẩy những hộ nông dân đầu tư máy móc để cơ giới hoá vào trong sản xuất, làm cho năng suất trong lao động nông nghiệp tăng và giảm bớt sự căng thẳng về lao động, đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn trên địa bàn toàn huyện.
4.4.5. Tác động của DĐĐT đến việc hình thành các trang trại
Dồn đổi ruộng đất đã đáp ứng nhu cầu tích tụ đất đai, hình thành các trang trại nông nghiệp của nông dân. Trước DĐĐT trên địa bàn huyện có 21 trang trại, sau DĐĐT số trang trại đã là 60 trang trại, trong đó có 32 trang trại tổng hợp,18 trang trại nuôi trồng thuỷ sản và 11 trang trại chăn nuôi. Số trang trại của các 3 nghiên cứu sau dồn đổi ruộng đất được thể hiện tại bảng 4.19.
Bảng 4.19. Số trang trại sản xuất nông nghiệp sau dồn đổi ruộng đất
TT Xã Số trang trại
Loại hình trang trại Diện tích trang trại (ha) Tổng hợp Nuôi trồng thuỷ sản Chăn nuôi 1 Liêm Thuận 8 4 3 1 18,6 2 Thanh Tân 6 4 2 0 9,14 3 Thanh Bình 5 2 2 1 8,67 Toàn huyện 60 21 18 11 602,05
Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Liêm (2017)
4.4.6. Tác động của DĐĐT đến việc quản lý và sử dụng đất công ích
Theo quy định đất công ích (hay còn gọi là đất 5%) là quỹ đất dành riêng để nhằm mục đích xây dựng các công trình phúc lợi. Diện tích này theo Nghị định
64/NĐ-CP của Chính phủ năm 1993 được quy định là không quá 5% diện tích đất nông nghiệp. Số liệu điều tra về diện tích và giá thầu đất công ích của 3 xã nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.20.
Bảng 4.20. Thực trạng đất công ích thực tế trước và sau dồn điền đổi thửa
Xã
Trước dồn điền đổi thửa (2011) Sau dồn điền đổi thửa (2017)
Diện tích (ha)
Giá thầu bình quân (kg thóc/sào)
Diện tích (ha)
Giá thầu bình quân (kg thóc/sào)
Liêm Thuận 35,14 45 40,32 85
Thanh Tân 66,32 40 69,13 80
Thanh Bình 44,22 43 45,76 100
Nguồn: UBND xã Liêm Thuận, Thanh Tân, Thanh Bình Từ bảng 4.20 cho thấy: Sau khi DĐĐT, ngoài việc giải quyết được vẫn đề manh mún, phân tán quỹ đất công ích thì diện tích đất công ích của cả 3 xã đều tăng lên đáng kể (xã Liêm Thuận tăng 5,18 ha, xã Thanh Tân tăng 2,18 ha và xã Thanh Bình tăng 1,54 ha).Diện tích đất công ích tăng nhằm đáp ứng nhu cầu dân trí ngày càng tăng của người dân và phù hợp với sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Diện tích đất công ích ngoài việc để xây dựng các công trình công cộng bao gồm công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, còn phần diện tích chưa sử dụng đến được chính quyền địa phương các xã đưa ra đấu thầu và cho thuê. Từ nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất của rất nhiều hộ nông dân trên địa bàn thôn xã dẫn đến giá đấu thầu đất công ích đã tăng gấp 2 lần, thậm chí có địa phương đã tăng gấp 3 lần so với trước dồn điền đổi thửa.
4.4.7. Tạo tâm lý ổn định cho người nông dân yên tâm đầu tư sản xuất