Dồn đổi ruộngđất góp phần bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất của hộ nông dân ở huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 105 - 109)

- Dồn điền đổi thửa giúp giảm đáng kể lượng phân bón và thuốc trừ sâu trực tiếp thải ra môi trường, làm giảm ô nhiễm môi trường đồng ruộng. Theo bảng 4.21, sau DĐĐT chi phí cho phân bón bình quân 1 năm trên 1 ha ruộng đất canh tác ở cả 3 xã đều giảm: Xã Thanh Bình giảm 1,188trđ/ha, xã Thanh Tân giảm được 1,114trđ/ha và xã Liêm Thuận giảm 0,965trđ/ha; Chi phí thuốc BVTV của

cả 3 xã cũng gảm đi đáng kể so với trước DĐĐT: Xã Thanh Bình giảm 0,373trđ/ha, xã Liêm Thuận giảm 0,366trđ/ha và xã Thanh Tân giảm được 0,343trđ/ha.

- Dồn điền đổi thửa đã nâng cao hệ số sử dụng đất (theo bảng 4.16 hệ số sử dụng đất của ba xã nghiên cứu sau dồn đổi đều tăng, trong đó xã Liêm Thuận đạt 2,1 lần (tăng 0,2 lần so với trước DĐĐT), xã Thanh Tân đạt 2,2 lần (tăng 0,4 lần) và xã Thanh Bình đạt 2,1 lần (tăng 0,3 lần)), nâng cao diện tích cây trồng góp phần làm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường. Đất đai được người dân áp dụng các biện pháp cải tạo và kỹ thuật làm đất theo đúng khoa học kỹ thuật đã góp phần bảo vệ và tăng cường độ phì cho đất.

- Dồn điền đổi thửa gắn liền với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đi đôi với việc bảo vệ môi trường, xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp. Đất đai được khai thác hợp lý, đi đôi với việc cải tạo, bảo vệ độ phì cho đất. Phát triển sản xuất trên sự kết hợp hài hoà giữa chăn nuôi - trồng trọt - chế biến các sản phẩm nông nghiệp.

- Sau dồn điền đổi thửa tạo ra những ô thửa lớn (theo bảng 4.12, trước DĐĐT, tổng số thửa đất trồng nông nghiệp của toàn huyện là 149.279 thửa, bình quân có 4,38 thửa/hộ. Sau DĐĐT, giảm còn 63.690 thửa giảm được 85.589thửa, bằng 57,33% tổng số thửa trước dồn đổi; bình quân sau DĐĐT có 1,92 thửa/hộ), giúp cho hộ thuận tiện hơn trong việc sử dụng và cải tạo phục hồi đất. Cùng với việc đầu tư để tăng năng suất cây trồng, hộ cũng đã ý thức và chú trọng tăng lượng phân hữu cơ để cải tạo và phục hồi độ phì của đất. Ruộng đất không còn manh mún phần tán góp phần làm giảm ô nhiễm cho môi trường, giảm sự mất cân bằng sinh học vì trong khi dùng thuốc diệt sâu bệnh đồng thời cũng diệt các loài thiên địch. Sau khi dồn đổi công tác triển khai áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) vào sản xuất nông nghiệp đang được tiến hành, đây là biện pháp nhằm giảm tối đa sự ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó đảm bảo tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp.

* Phản ứng của nông dân đối với việc thực hiện chính sách DĐĐT

Qua điều tra thực tế cho thấy, hầu hết tâm lý của các hộ nông dân đều rất quan tâm đến vấn đề DĐĐT. Trên thực tế, khi chưa có chủ trương của Đảng, Nhà nước thì một số hộ nông dân đã tự chuyển đổi cho nhau để tiện sản xuất.

Đại bộ phận người dân đều nhận thức rằng khi quy mô thửa ruộng được mở rộng, số thửa ít đi thì diện tích bờ vùng bờ thửa giảm đi, ruộng đất được tích tụ, tập trung hơn thì có thể áp dụng các phương tiện sản xuất hiện đại, chi phí/1ha gieo trồng giảm, tạo tiền đề cho từng bước hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Kết quả phỏng vấn nông hộ qua câu hỏi phỏng vấn được thể hiện ở bảng 4.23

Bảng 4.23. Kết quả phỏng vấn nông hộ sau dồn điền đổi thửa Nội dung phỏng vấn và ý kiến của nông hộ

Tỷ lệ (%)

Liêm Thuận Thanh Tân Thanh Bình

1. Sau DĐĐT, có sự thay đổi về cơ giới hóa trong

sản xuất nông nghiệp? 100,00 100,00 100,00

- Số hộ trả lời: thay đổi ít 23,33 26,67 30,00

- Số hộ trả lời: thay đổi nhiều 56,67 56,67 50,00

- Số hộ trả lời: không thay đổi 20,00 16,66 20,00

2. sau DĐĐT, điều kiện GTTL nội đồng có tốt

hơn cũ? 100,00 100,00 100,00

- Số hộ trả lời: tốt hơn 93,34 96,67 90,00

- Số hộ trả lời: kém hơn 3,33 0,00 6,67

- Số hộ trả lời: không thay đổi 3,33 3.33 3,33

3. Gia đình có đồng ý với chủ trương DĐĐT của

nhà nước? 100,00 100,00 100,00

- Số hộ trả lời: đồng ý 93,34 96,67 96,67

- Số hộ trả lợi: không đồng ý 3,33 0,00 0,00

- Số hộ trả lời: không có ý kiến 3,33 3,33 3,33

4. Gia đình có đồng ý với phương án DĐĐT của

xã? 100,00 100,00 100,00

- Số hộ trả lời: đồng ý 86,67 93,33 90,00

- Số hộ trả lợi: không đồng ý 10,00 6,67 3,33

- Số hộ trả lời: không có ý kiến 3,33 0,00 6,67

Từ kết quả phỏng vấn nông hộ được thể hiện trong bảng 4.23 cho thấy: - Chủ trương dồn điền đổi thửa rất phù hợp với lòng dân, 95,56% (có 86/90 hộ đồng ý) người dân đồng tình, trong đó xã Thanh tân và Thanh Bình có tỷ lệ người dân đồng tình bằng nhau với 96,67% nhiều hơn xã liêm Thuận với93,33% hộ đồng tình. Có được kết quả trên là do ban chỉ đạo dồn đổi ruộng đất của huyện, các xã đã làm tốt công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ, hiểu sâu hơn về vai trò, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp khi tham gia dồn điền đổi thửa. Bên cạnh đó UBND tỉnh Hà Nam đã tiến hành làm thí điểm tại các địa phương khác trong tỉnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao khiến cho người dân vững tin hơn và đều nhận thức được chủ trương trên là đúng đắn nên đại bộ phận người dân đều đồng tình ủng hộ.

- Đa số người dân đều đồng tình với phương án dồn đổi ruộng đất của xã với 81/90 hộ đồng ý chiếm 90%, trong đó thì xã Thanh Tân cũng có tỷ lệ hộ đồng ý nhiều nhất, tiếp đến là xã Thanh Bình và cuối cùng là xã Liêm Thuận với tỷ lệ đồng ý của 3 xã lần lượt là 93,33%, 90,00% và 86,67% . Vì phương án này do ban chỉ đạo dồn đổi ruộng đất của xã cùng với tổ công tác xây dựng có sự tham ra bàn bạc và thống nhất của người dân. Tuy nhiên vẫn còn trường hợp với số ít cá nhân không đồng tình do khi chia ruộng được thửa ruộng xấu (6 hộ chiếm 6,67%).

- Dồn điền đổi thửa làm gia tăng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình: có 85/90 hộ chiếm 94,44% hộ nói rằng sau dồn đổi ruộng đất họ đã có cơ hội để áp dụng thêm máy móc vào đồng ruộng một cách hiệu quả. Trong đó, xã Thanh Tân tỷ lệ hộ thay đổi cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp nhiều hơn với 25/30 hộ lựa chọn chiếm 83,33%, tiếp theo là xã Thanh Bình có 24/30 hộ chiếm 80,00%, còn xã Liêm Thuận chỉ có 21/30 hộ lựa chọn chiếm 70,00%.

- Dồn điền đổi thửa cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giao thông thủy lợi nội đồng: có 85/90 hộ phỏng vẫn trả lời việc dồn điền đổi thửa làm cho giao thông thủy lợi nội đồng thuận lợi và tốt hơn trước chiếm đến 94,44%. Trong đó, xã Thanh Tân hộ trả lời tốt hơn chiếm tỷ lệ cao hơn với 29/30 hộ chiếm 96,67%, xã Liêm Thuận 28/30 hộ trả lời chiếm 93,34% và xã Thanh Bình có 27/30 hộ chiếm 90,00%. Chỉ có 3 hộ trả lời giao thông thủy lợi nội đồng kém hơn trước do gia đình họ được giao ruộng ở vị trí không thuận lợi chiếm 3,33% tổng số hộ được phỏng vấn. Còn lại 2 hộ trả lời giao thông thủy lợi nội đồng không có sự thay đổi so với trước (chiếm 2,23%).

Nhìn chung, qua kết quả phỏng vấn nông hộ cho thấy: công tác dồn điền đổi thửa đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cho người dân. Qua đó cũng thấy được công tác dồn điền đổi thửa của xã Thanh Tân đem lại hiệu quả hơn xã Thanh Bình và xã Liêm Thuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất của hộ nông dân ở huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)