TT Tỉnh
Tổng số thửa/hộ Diện tích bình quân/thửa (m2)
ít nhất Nhiều nhất Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình 1 Hà Tây - - 9,5 20 700 216 2 Hải Phòng 5,0 18 6 - 8 20 - - 3 Hải Dương 9,0 17 11,0 10 - - 4 Vĩnh Phúc 7,1 47 9,0 10 5968 228 5 Nam Định 3,1 19 5,7 10 1000 288 6 Hà Nam 7,0 37 8,2 14 1265 - 7 Ninh Bình 3,3 24 8,0 5 3224 -
Nguồn: Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp
* Các đặc điểm manh mún ruộng đất ở ĐBSH:
Hàng thế kỷ trước đây, tình trạng manh mún ruộng đất ở ĐBSH đã được miêu tả khá cụ thể, với những đặc điểm như sau:
- Sự manh mún ruộng đất không có mối quan hệ nào với mật độ dân số. Nói cách khác, không phải ở đâu đông dân thì ở đó ruộng đất manh mún.
- Sự manh mún ruộng đất thể hiện sự khác biệt giữa các vùng. Dường như ở các vùng có độ chênh cao so với mực nước biển thấp thì địa hình ít bị chia cắt nên đất đai ít bị xé nhỏ. Các vùng có độ chênh cao so với mực nước biển lớn hơn, địa hình bị chia cắt nhiều hơn thì ruộng đất lại manh mún hơn, hoặc càng ra gần biển, các ô thửa của ruộng càng lớn hơn.
- Trong cùng một vùng, hiện tượng manh mún cũng không giống nhau; đất trũng bị ngập nước thường xuyên hay các ruộng ngoài đê, ô thửa ít bị xé nhỏ hơn là ruộng đất cao được đê che chắn.
- Sự manh mún ruộng đất còn phụ thuộc vào đối tượng quản lý ruộng đất. Những nơi tỷ lệ diện tích đất công điền thấp thì mức độ manh mún càng cao. Nói cách khác, là đất đai càng bị tư hữu triệt để thì tình trạng manh mún ô thửa càng lớn.
Hiện nay, sự manh mún ruộng đất ở Đồng bằng sông Hồng không khác biệt nhiều theo quy mô thu nhập của hộ. Số thửa/hộ của các loại hộ trung bình chỉ cao hơn đôi chút so với hộ nghèo và giàu (Bảng 2.3). Sự khác biệt không nhiều một phần là do chính sách chia đều ruộng đất/khẩu khi chia ruộng năm 1993, phần khác là do thị trường trao đổi mua bán ruộng đất nông nghiệp hoạt động còn hạn chế.
Bảng 2.3. Đặc điểm manh mún ruộng đất của các kiểu hộLoại hộ Số thửa/hộ Diện tích thửa (m2)