(Tính theo giá cố định năm 1994)
STT Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2017 So sánh
Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu 2011/2017 (Tỷ đồng) (Tỷ đồng) (%) (Tỷ đồng) (%) 1 Trồng trọt 155,87 68,89 185,74 59,23 29,87 2 Chăn nuôi 49,23 21,76 82,21 26,21 32,98 3 Dịch vụ NN 10,72 4,74 19,17 6,11 8,45 4 Lâm nghiệp 7,79 3,44 10,06 3,21 2,27 5 NTTS 2,65 1,17 16,43 5,24 13,78 Tổng số 226,26 100 313,61 100 87,35
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thanh Liêm Theo thống kê của phòng NN & PTNT huyện Thanh Liêm thì nhờ sản lượng lương thực vẫn tăng và năng suất lúa vẫn giữ mức tăng ổn định qua các năm, bình quân năm 2011 là 60,34 tạ/ha đến năm 2017 là 69,87 tạ/ha. Do đó, tuy cơ cấu ngành trồng trọt đã giảm từ 68,89% năm 2011 xuống còn 59,23% năm 2017 nhưng giá trị sản xuất ngành trồng trọt vẫn tăng 29,87 tỷ đồng.
Quá trình hình thành các trang trại, việc sử dụng giống mới, kỹ thuật chăm sóc hiện đại đã tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển, từ đó thúc đẩy sản xuất quy mô lớn và giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2017 đã tăng vượt bậc 32,98
tỷ đồng so với năm 2011.
Ngành thủy sản đã tập trung sản xuất và đưa vào sản xuất một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Trong ngành thủy sản, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản không ngừng được nâng cao, một số cơ sở nuôi trồng thủy sản được trang bị các máy móc, thiết bị bảo đảm cho công nghệ nuôi trồng tiên tiến. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đã tăng cả về số lượng và giá trị sản xuất (tăng 13,78 tỷ đồng).
4.4.2. DĐĐT làm thay đổi kiểu sử dụng đất, thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đa dạng hóa sản xuất cây trồng và đa dạng hóa sản xuất
Thanh Liêm là huyện trung du của tỉnh, đất đai ít mầu mỡ nên các kiểu sử dụng đất ở Thanh Liêm vẫn đơn giản: lúa xuân- lúa mùa, lúa xuân - lúa mùa - cây trồng vụ đông.