Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.6. xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong côngtác
Xuất phát từ thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau khi thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Thanh Liêm, từ các kết quả đạt được cũng như những khó khăn và tồn tại sau dồn điền đổi thửa, tác giả luận văn xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và công tác quản lý quỹ đất sản xuất nông nghiệp của huyện như sau:
4.6.1. Giải pháp kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu sản xuất
- Thực hiện tốt công tác khuyến nông với hệ thống cán bộ cơ sở nhằm chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tới từng người dân. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ kỹ thuật nông nghiệp và quản lý kinh tế cho cán bộ cơ sở, mở các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ cho nông dân. Hướng tới hình thành mô hình hợp tác chặt chẽ giữa bốn nhà: nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học.
- Tăng cường đầu tư thâm canh đối với đất trồng 2 vụ lúa để đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời tăng diện tích trồng cây vụ đông theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Cải tạo thủy lợi, chuyển đổi đất từ trồng 2 vụ lúa sang trồng 2 vụ lúa kết hợp trồng thêm cây vụ đông; tăng diện tích cây ăn quả, rau màu theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Đưa giống mới có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao, chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hóa.
- Thâm canh phân bón theo hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
- Tập trung phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi nhằm tăng hiệu quả kinh tế sử dụng đất.
- Liên kết giữa các nhà khoa học và doanh nghiệp, tăng cường chuyển giao KHCN và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.
4.6.2. Giải pháp về chính sách
- Nhà nước cần có chính sách đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp nhằm chủ động tưới, tiêu nước, phục vụ vận chuyển nông sản phẩm nhanh chóng, dễ dàng đến nơi tiêu thụ. Tạo điều kiện tốt cho nông dân sản xuất, chế biến sau thu hoạch và tiêu thụ nông sản, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa.
- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ bà con về vốn, cả về mức tiền được vay, lãi suất vay và thời hạn vay, phù hợp với điều kiện của nông dân.
- Có những định hướng sản xuất cụ thể giúp nông dân trong trong việc lựa chọn các loại cây trồng vật nuôi có năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu từng vùng để tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích.
- Có các biện pháp giúp nông dân quảng bá nông sản, có điều kiện tiếp xúc với thị trường trong nước và quốc tế để giúp việc tiêu thụ sản phẩm một cách tốt nhất nhằm thúc đẩy sản xuất.
- Cần có những nghiên cứu để quy hoạch các vùng chuyên canh các loại cây trồng có thế mạnh để tạo lượng sản phẩm hàng hoá theo cơ chế thị trường, đáp ứng nguyên liệu để phát triển ngành công nghiệp chế biến.
4.6.3. Giải pháp tuyên truyền, vận động các nông hộ tích cực thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước trương chính sách của Nhà nước
- Giải pháp tác động chính đến sự tham gia của người dân thực hiện chủ trương chính sách của nhà nước về DĐĐT đó là năng lực, trình độ, thái độ của ban lãnh đạo trực tiếp tham gia vào công tác tuyên truyền, vận động người dân. Do đó, trước tiên cũng cần mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ của ban lãnh đạo về DĐĐT, hướng dẫn về các phương thức vận động, tuyên truyền; Cần lựa chọn ra ban lãnh đạo tham gia tuyên truyền người dân một cách đúng đắn: không chỉ có trình độ mà cần chọn những người thân thiện, hòa đồng dễ gây thiện cảm cho người dân.
- Trước khi triển khai công tác DĐĐT, cần mở các lớp tập huấn, các cuộc hội thảo nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về DĐĐT để người dân sẵn sàng tự nguyện tham gia.
- Tuyên truyền rộng rãi các lợi ích mà DĐĐT đem lại như một công cụ tác động trực tiếp làm chuyển biến nhận thức, vai trò và trách nhiệm của người dân
tham gia thực hiện theo chủ trương chính sách của nhà nước.
- Ngoài ra, cần mở các cuộc họp tiếp dân: không những giải quyết được những thắc mắc, khiếu nại của người dân về DĐĐT, còn góp phần giúp người dân có những hiểu biết đúng đắn về DĐĐT, có lòng tin vào chủ trương chính sách của nhà nước.
- Cần áp dụng nhiều phương pháp tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức khác nhau để đảm bảo tính thiết thực và phù hợp.
4.6.4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai
Sau dồn điền đổi thửa, hệ thống hồ sơ địa chính đã có sự thay đổi (hộ nông dân sử dụng đất khác so với giấy tờ giao đất theo Nghị định 64/CP), do đó để thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Liêm cần tập trung vào các vấn đề sau đây:
- Các xã, thị trấn cần đẩy nhanh tiến độ cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, tạo điều kiện cho bà con nông dân yên tâm sản xuất và thuận lợi cho công tác quản lý đất đai.
- Phòng Tài nguyên và phòng Nông nghiệp của huyện nghiên cứu đề xuất UBND huyện Thanh Liêm để có chủ trương tiếp tục giao đất nông nghiệp ổn định cho bà con nông dân tiếp tục sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, trong đó cần chú ý đến đối tượng giao đất sản xuất nông nghiệp vì đến nay đã hết thời hạn giao đất theo Nghị định 64 của Chính phủ và một số hộ có thêm lao động nông nghiệp nhưng hiện nay chưa được giao đất sản xuất.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là việc chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; kịp thời chỉnh lý biến động đất đai; quản lý chặt chẽ nguồn tài chính thu được từ đất đai, khuyến khích việc giao đất có thu tiền sử dụng đất nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Liêm.