Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.2. Tổng quan về chính sách quản lý và sử dụng ruộngđất ở Việt Nam
ĐẤT Ở VIỆT NAM
2.2.1. Chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước sau cách mạng Tháng Tám đến trước năm 1986 Tám đến trước năm 1986
- Chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước từ sau cách mạng Tháng Tám đến trước năm 1981
Dưới chế độ phong kiến, ở Việt Nam, quan hệ sở hữu ruộng đất tồn tại dưới ba hình thức: sở hữu nhà nước; sở hữu làng, xã; sở hữu tư nhân. Sở hữu dưới dạng đất công của Nhà nước quy định đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà vua, hoa lợi do đất đai này mang lại chủ yếu dùng vào việc công như ban thưởng, lễ hội, công trình xây dựng, an ninh, quốc phòng... đất công của làng, xã gọi là sở hữu cộng đồng xuất hiện rất sớm ở Việt Nam. Hình thức sở hữu này gắn liền với văn hóa làng, xã của Việt Nam, nhất là ở Đồng bằng sông Hồng. Về mặt hình thức thì đất công của làng, xã vẫn thuộc quyền sở hữu của Nhà nước nhưng quyền sử dụng hoàn toàn do làng, xã quy định. Việc sử dụng đất công của làng, xã được thực hiện theo 2 cách: cho nông dân cấy rẽ hoặc sử dụng lao dịch của nông dân thu hoa lợi trang trải cho việc công của làng, xã. Ruộng đất tư: Trong lịch sử nước ta có hai thời kỳ ruộng đất tư khá phát triển là trước thế kỷ 14 và trong thế kỷ 17. Sở dĩ hai thời kỳ này đất tư phát triển là do trước thế kỷ 14 tầng lớp quý tộc phong kiến đang hình thành, còn trong thế kỷ 17, chiến tranh liên tiếp xảy ra giữa các phe phái làm cho nhà nước suy yếu đến mức không thể kiểm soát được phát triển của sở hữu tư nhân về ruộng đất.
Ngoài ba hình thức sở hữu truyền thống đó, trước cách mạng Tháng Tám, ở Việt Nam còn hiện hữu hình thức sở hữu ruộng đất của tư bản Pháp dưới dạng các đồn điền.
Mặc dù tồn tại sở hữu tư nhân về đất đai nhưng vào đầu thế kỷ 20, nông dân lao động Việt Nam làm chủ được rất ít đất đai, 95% dân số là nông dân nhưng chỉ sở hữu 30% diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt 60% nông dân là bần nông
chỉ có 10% đất canh tác.
- Chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước sau cách mạng Tháng Tám
Sau khi được thành lập, chính quyền cách mạng đã ban hành nhiều sắc luật về ruộng đất và chính sách đối với nông dân như Sắc lệnh giảm 25% tô (ngày 20.10.1945), sắc lệnh giảm thuế ruộng 25% (ngày 26.10.1945) ... Đồng thời đem những đồn điền ấp trại tịch thu của thực dân Pháp và bọn phản động chia cho nông dân tá điền. Năm 1952, Chính phủ ban hành Điều lệ về sử dụng công điền, công thổ để cho công bằng và có lợi cho người nghèo. Chính phủ cũng chia lại ruộng đất cho nông dân.Tháng 12 năm 1953 Quốc hội thông qua Luật cải cách ruộng đất với mục tiêu cải thiện đời sống nông dân, động viên kháng chiến. Sau năm 1954 đất nước chia cắt 2 miền, Chính sách cải cách ruộng đất ở hai miền đã gặt hái được nhiều thành công, lần đầu tiên dân nghèo ở nông thôn được làm chủ quá nửa số diện tích đất canh tác. Thắng lợi cải cách ruộng đất tạo điều kiện cho Đảng ta vững tin bước vào công cuộc xây dựng nông thôn theo mô hình kinh tế XHCN.
Công cuộc tập thể hóa được thực hiện từ tháng 8 năm 1955 ở Miền Bắc và sau năm 1975 trong cả nước. Đến năm 1960, miền Bắc đã căn bản hoàn thành Hơp tác xã nông nghiệpbậc thấp, thu hút 2,4 triệu hộ nông dân (85,8%), 76% diện tích đất nông nghiệp. Đến năm 1965 về cơ bản miền Bắc đã đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể với 90,3% số hộ nông dân là xã viên HTXNN. Do nóng vội nên mô hình HTXNN sử dụng đất kém hiệu quả, làm hao hụt hàng vạn héc ta ruộng đất, năng suất lúa giảm, thu nhập của xã viên càng giảm thấp. Từ đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải cải cách các HTXNN, mà trước hết là chính sách ruộng đất trong các HTXNN(Đại Hoàng, 2005).
- Chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước từ năm 1981 đến năm 1986
Trên cơ sở đánh giá thực tiễn và rút kinh nghiệm qua các mô hình thí điểm, ngày 13 tháng 01 năm 1981 Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa V đã ra Chỉ thị số 100/CT-TW về công tác khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp (gọi tắt là Chỉ thị 100). Chỉ thị 100 đã hướng dẫn các hợp tác xã thực hiện việc khoán sản phẩm đến hộ gia đình và người lao động; xã viên được đầu tư vốn, sức lao động trên khoán ruộng và hưởng trọn phần vượt khoán. Chỉ thị 100 là khâu đột phá mở đầu sự đổi mới đã có tác dụng ngăn chặn sự sa sút và tạo đà đi lên trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Từ đó nền nông nghiệp bước đầu có khởi sắc, sản xuất nông nghiệp tăng trưởng từ
14,4 triệu tấn năm 1980 tăng lên 18,4 triệu tấn năm 1986, bình quân mỗi năm tăng gần 70 vạn tấn, gấp 3 lần mức tăng trước đó. Đã xuất hiện nhiều mô hình mà năng suất lúa đạt 10 tấn/ha(Ban chấp hành TW Đảng, 1981).
2.2.2. Chính sách ruộng đất sau thời kỳ đổi mới cho đến nay
- Chính sách khoán sản phẩm tới các hộ nông dân trong các HTXNN
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI, tháng 12 năm 1986 đã đánh dấu bước ngoặt phát triển trong đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Sự đổi mới trong tư duy kinh tế góp phần chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tạo nên diện mạo mới của đất nước, con người Việt Nam hôm nay. Quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường là tất yếu khách quan phù hợp với tình hình thực tiễn trong và ngoài nước. Nó đáp ứng kịp thời tính thúc bách của hoàn cảnh lúc bấy giờ: siêu lạm phát, thất nghiệp tăng cao, sản xuất đình đốn, lưu thông ngưng trệ, cán cân thương mại thâm hụt... hầu hết các chỉ số vĩ mô đều dưới mức an toàn, đời sống kinh tế - xã hội khủng hoảng nghiêm trọng. Khởi đầu cho công cuộc chuyển đổi ở Việt Nam là các chính sách, pháp luật đất đai trong nông nghiệp nông thôn được đánh dấu từ Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 về đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp. Theo cơ chế khoán 10, ruộng đất được giao ổn định đến hộ xã viên trong khoảng 15 năm, sản lượng khoán ổn định trong 5 năm, các hộ xã viên nhận khoán được hưởng khoảng 40% sản lượng khoán. Tiếp theo đó Hội nghị TW 6 (khóa VI) đã ra Nghị quyết khẳng định hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ. Việc khẳng định hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ và được nhận khoán đất nông nghiệp sử dụng lâu dài đã tạo ra động lực mới trong sản xuất, khuyến khích hộ nông dân bỏ thêm vốn liếng, công sức, vật tư vào sản xuất.
Sau một thời gian tạo ra động lực mạnh mẽ cho sản xuất nông nghiệp, chính sách quản lý đất đai dựa trên cơ chế khoán thể hiện một số hạn chế như cơ chế quản lý và phân phối kết quả sản xuất do nông dân làm ra chưa công bằng; Về mặt pháp lý đất nông nghiệp vẫn thuộc quyền quản lý của HTXNN. Cơ chế này làm cho hộ nhận khoán không thỏa mãn, họ cảm thấy bị thiệt thòi, từ đó không thấy hấp dẫn để đầu tư tăng năng suất. Từ đó Đảng và Nhà nước ta tiếp tục tìm kiếm những quyết sách nhằm đổi mới mạnh mẽ hơn về quan hệ của hộ xã viên với ruộng đất nhận khoán tạo động lực mới trong nông nghiệp.
tinh thần đổi mới từ năm 1993 đến nay
Luật Đất đai 1993 ra đời bước tiếp tục đổi mới quan trọng trong hệ thống các chính sách quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta. Theo đó, hộ nông dân được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài với 5 quyền: chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thừa kế và thế chấp. Các quyền này chỉ có giá trị trong thời hạn giao đất. Luật cũng quy định thời gian giao đất được ổn định trong 20 năm đối với cây hàng năm, 50 năm đối với cây lâu năm. Hết thời hạn giao đất nông dân có thể được gia hạn sử dụng tiếp nếu có nhu cầu và chấp hành tốt các quy định quản lý đất đai khác của Nhà nước. Luật cũng quy định hạn mức giao đất tới 3ha áp dụng cho 16 tỉnh, tỉnh, ở Miền Nam, hạn mức 2 ha đối với các tỉnh thành khác. Điểm mới của Luật Đất đai năm1993 đi cùng với việc giao đất ổn định đã quy định cụ thể về nghĩa vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất của Nhà nước, để người nông dân có quyền tự chủ cá nhân trong việc canh tác trên mảnh đất được giao, nhờ đó đã có tác dụng khuyến khích nông dân tìm phương thức sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả hơn.
Luật Đất đai năm 1993 được tiếp tục sửa đổi, bổ sung vào các năm 1998, năm 2001 và đặc biệt sau 10 năm thực hiện Luật Đất đai 1993 được sửa đổi căn bản vào năm 2003, trong đó phân định rõ hơn quyền và nghĩa vụ của cả Nhà nước và nông dân sử dụng đất nông nghiệp. Với việc ban hành Luật Đất đai năm 2003, 2013 Nhà nước ta đã đặt nền tảng pháp lý cơ bản cho việc xây dựng chính sách đất nông nghiệp thích hợp với đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trên các điểm sau: thừa nhận quyền tự do kinh doanh trên đất của nông dân; quyền sử dụng đất có đủ điều kiện pháp lý trở thành hàng hóa; thiết lập thể chế pháp lý cần thiết để đất nông nghiệp tham gia thị trường bất động sản; bảo hộ thích đáng lợi ích của người sử dụng đất.
- Chính sách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai sửa đổi năm 1998 và Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013 đều quy định chế độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp được giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng theo tinh thần: tất cả những hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài có quyền sử dụng đất đều được Nhà nước cấp GCNQSDĐ. Việc giao đất, cấp GCNQSDĐ nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhằm tạo điều kiện cho họ yên tâm đầu tư thâm
canh trên diện tích đã được giao, là vật bảo đảm về mặt pháp lý để người sử dụng đất thực hiện các quyền của họ mà pháp luật đã quy định.
- Chính sách tích tụ và tập trung ruộng đất nông nghiệp
Luật Đất đai năm 2013 chú trọng đến vấn đề giao đất và tạo cơ sở pháp lý cho nông dân sử dụng đất để kinh doanh nông nghiệp mà chưa chú trọng đúng mức đến việc tích tụ, tập trung đất cho sản xuất nông nghiệp theo quy mô hiệu quả. Do diện tích đất nông nghiệp nước ta nhỏ, cách giao đất lại theo kiểu bình quân, có tốt, có xấu, có gần, có xa dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp được phân chia rất manh mún. Tình trạng các hộ chỉ có 0,2 - 0,3 ha đất canh tác nằm rải rác trên nhiều xứ đồng vẫn rất phổ biến, nhất là ở Miền Bắc. Các quy định của Luật Đất đai về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, đấu thầu đất là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện từng bước cho tích tụ ruộng đất, nhưng chưa đủ để khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ. Do đó “dồn điền đổi thửa” được coi là một trong những việc cần thiết của chính sách đất nông nghiệp của Nhà nước ta trong một số năm gần đây.
Những thay đổi trong chính sách đất đai của Việt Nam từ năm 1981 đến nay đã góp phần đáng kể trong việc tăng nhanh sản lượng nông nghiệp và phát triển khu vực nông thôn. Tổng sản lượng nông nghiệp tăng 6,7%/năm trong suốt giai đoạn 1994-1999 và khoảng 4,6% trong giai đoạn 2000-2003.An toàn lương thực quốc gia không còn là vấn đề nghiêm trọng nữa và nghèo đói đang từng bước được đẩy lùi(Nguyễn Sinh Cúc, 2003).
2.3. TỔNG QUAN VỀ DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA 2.3.1. Khái quát về ruộng đất manh mún