TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Tổng số
nhân khẩu Người
139.01 8 139.03 4 139.72 0 139.57 8 138.66 6 127.98 5 128.13 1 1.1 Nữ Người 72.009 72.035 72.887 71.718 70.586 65.566 65.787 1.2 Nam Người 67.012 66.999 66.833 67.860 68.080 62.419 62.344 2 Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên % 1,0 1,0 1,0 1,03 0,996 0,811 0,98 3 Tổng số hộ Hộ 33.529 34.963 35.982 36.007 37.345 38.973 40.035 4 Tổng số lao động Lđộng 50432 51578 52550 53525 54599 79226 80939 5 Biến động dân số Người 856 1300 686 142 912 10681 146
6 Quy mô số hộ Người/hộ 3,90 3,97 3,80 3,87 3,71 3,28 3,20 Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Liêm (2017)
b. Lao động, việc làm và thu nhập
Số lao động đang tham gia lao động của cả huyện là 80.939 người, 63,17% dân số. Trong đó lao động nông nghiệp là 50.182 người, chiếm 62% dân số toàn huyện.
Số lao động trong các doanh nghiệp của huyện năm 2009 là 6.506 người, trong đó lao động ngoài Nhà nước là 6.221 người, số lao động trong khu vực đầu tư nước ngoài của huyện là 285 người.
Thanh Liêm là huyện có vị trí khá thuận lợi cho phát triển kinh tế do có tuyến Quốc lộ 1A chạy qua địa bàn huyện. Lao động nông nghiệp có trình độ khá cao nên nông nghiệp của huyện đã có những bước chuyển dịch hiệu quả. Lao động phi nông nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ. Thanh Liêm có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Do vậy, cùng với xu thế đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn huyện thì số lượng các doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ sẽ tăng nhanh chóng đồng thời sẽ xuất hiện nhu cầu về số lao động đã qua đào tạo, có trình độ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Vì vậy, huyện cần phải có những định hướng cũng như các chính sách đào tạo đối với đội ngũ lao động địa phương để đáp ứng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện trong giai đoạn tiếp theo.
Cùng với sự gia tăng dân số tự nhiên, lực lượng lao động của huyện không ngừng tăng lên. Nhìn chung số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện hiện nay được sử dụng tương đối hợp lý.
4.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
a. Thực trạng phát triển đô thị
Huyện Thanh Liêm chưa có thị trấn huyện lỵ, thị trấn Kiện Khê hình thành để đáp ứng nhu cầu về ở và sinh hoạt của người lao động trong các nhà máy xí nghiệp sản xuất. Đây là thị trấn công nghiệp, thương mại của huyện với tổng diện tích 759,7 ha.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội bộ mặt đô thị có nhiều chuyển biến tích cực, các khu dịch vụ công cộng, nhà ở của nhân dân được xây dựng kiên cố hơn, khang trang hơn, khu vực dịch vụ phát triển nhanh, giao lưu trao đổi hàng hoá phong phú hơn. Tuy nhiên hạ tầng còn ở mức thấp đặc biệt là hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt hầu như không đáp ứng được nhu cầu thực tế.
b. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
Khu dân cư nông thôn trong huyện đã hình thành từ lâu đời với diện tích 2839,87 ha với tổng diện tích đất ở là 910,77 ha. Đến nay các khu dân cư nông thôn đều đã được quy hoạch phát triển nằm trong quy hoạch sử dụng đất từ xã đến huyện.
Bộ mặt nông thôn đang từng ngày được đổi mới, đường giao thông được nâng cấp cải tạo theo hướng bê tông hoá, nhà ở được ngói hoá, tuy nhiên vệ sinh môi trường, thoát nước thải chưa được chú ý, nước sinh hoạt chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, thoát nước thải chưa được chú ý, nước sinh hoạt chưa đảm bảo vệ sinh đang là những vấn đề cần giải quyết trong nông thôn của huyện Thanh Liêm.
4.1.2.4. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng
a. Giao thông
Hệ thống giao thông thời gian qua được đầu tư, cải tạo và nâng cấp bằng nguồn vốn Nhà nước và huy động sức dân đóng góp nhờ đó chất lượng các công trình giao thông được cải thiện, bộ mặt nông thôn thay đổi. Hệ thống giao thông của huyện được hình thành 3 cấp quản lý: Trung ương, tỉnh và huyện.
- Quốc lộ 1A dài 16 km do Trung ương quản lý
Tuyến đường này đã được nâng cấp cải tạo thành đường cấp III-ĐB có 2-4 làn xe, có bề rộng mặt đường 11m, nền đường 12m, hành lang bảo vệ đường bộ mỗi bên 15m.
- Quốc lộ 21A dài 7 km Trung ương ủy quyền cho tỉnh quản lý - Đường tỉnh lộ gồm:
+ Đường ĐT 495 địa phận huyện Thanh Liêm có chiều dài 15,20 km điểm đầu từ thôn Mậu Chử kết thúc tại ĐT 495B. Là đường cấp VI-ĐB, mặt đường đá dăm láng nhựa rộng 3,50m, nền đường rộng 6,50m
+ Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 1 số tuyến đường: đường ĐT495B, đường ĐT495C, đường phân lũ, đường N2 (đường vành đai), đường chắn nước núi
- Đường huyện có khoảng 70km gồm: đường ĐH09, B2B, T1, T2… và 98km đường trục xã; 271km đường thôn xóm; 344 km đường giao thông nội đồng.
Hệ thống cảng đường sông trên địa bàn huyện gồm: Cảng xi măng Hoàng Long, cảng xi măng Xuân Thành, cảng xi măng Vissai, cảng xi măng Thàng Thắng,...
Trong 5 năm qua huyện đã đầu tư xây dựng mới 6 cây cầu, nâng cấp 74.081m đường bê tông xi măng (Trong đó có 30.300m thuộc dự án giao thông đến trung tâm các xã), 23.040m đường cấp phối, 8.283,3m mặt đường láng nhựa thuộc dự án WB3.
Bên cạnh đó, huyện còn có các hoạt động về giao thông đường thuỷ (sông Đáy và sông Châu Giang); giao thông đường sắt nối liền từ nhà máy xi măng Kiện Khê hoà vào mạng lưới đường sắt quốc gia, tham gia vận chuyển hàng hoá nói chung và hàng hóa nông nghiệp nói riêng trong và ngoài vùng.
b. Thuỷ lợi
Huyện có 2 sông lớn chảy qua là sông Đáy và sông Châu Giang.
Có 2 hệ thống đê điều: Đê điều Trung ương và đê điều địa phương, tuyến đê tả Đáy dài 23,75 km với 5 bờ kè lót mái là kè Tháp, kè Đức Hoà, kè Động Xuyên, kè Tràng và kè Đoan Vỹ; tuyến đê nam Châu Giang dài 5,5 km. Các đê phối địa phương hầu hết đã được tôn tạo và nâng cấp.
Ngoài ra huyện còn có 10 cống dưới đê phục vụ cho sản xuất nông nghiệp: cống tiêu nước khu dân cư, thị trấn Kiện Khê, cống lấy nước Đông Hà, cống xả tiêu trạm bơm Võ Giang, cống lấy nước trạm bơm Nhâm Tràng; cống lấy nước khu dân cư Thanh Hải, cống xả tiêu trạm bơm Kinh Thanh, cống lấy nước trạm bơm Kinh Thanh.
Hệ thống công trình do xã quản lý lấy nước trực tiếp từ sông Đáy: trạm bơm La Mát - Kiện Khê, trạm bơm Nam Công - Thanh Tân, trạm bơm Bồng Lạng - Thanh Nghị, trạm bơm Đông Hải-Thanh Hải. Ngoài ra còn có các hệ thống kênh tưới, kênh tiêu phục vụ sản xuất cho nông nghiệp.
c. Giáo dục-y tế-văn hoá-thể thao
- Giáo dục: Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho sự nghiệp giáo dục được quan tâm đầu tư, mạng lưới trường lớp tiếp tục phát triển. Trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân, từng bước xây dựng xã hội học tập. Hoàn thành tốt mục tiêu quốc gia về giáo dục - đào tạo. Quy mô các ngành học, cấp học ngày càng mở rộng; tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi ở các cấp học đạt khá: nhà trẻ đạt 48,1%, mẫu giáo 94,3% riêng trẻ 05 tuổi đạt 100%, giữ vững phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở được duy trì đạt tỷ lệ 95,82%, tỷ lệ học sinh THCS vào học THPT và bổ túc THPT đạt 72%. Tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp các cấp học đạt cao.
- Y tế: Sự nghiệp y tế những năm gần đây đã và đang tăng cường cả về cơ sở vật chất, công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được chú trọng. Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở tiếp tục được củng cố và phát triển, cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư hiện đại, đội ngũ thầy thuốc được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, đạo đức nghề nghiệp được phát huy, xây dựng nâng cấp bệnh viện huyện từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ với quy mô 100 giường bệnh, trang bị máy móc thiết bị kỹ thuật hiện đại, công suất sử dụng giường bệnh đạt trên 100%, đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.
- Văn hoá, thể thao: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” theo tinh thần Nghị quyết TW 5 (Khoá VIII) tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và ngày càng thấm sâu, có sức lan toả trong cộng đồng dân cư. Đến nay toàn huyện có 110/184 làng đạt tiêu chuẩn văn hoá, tăng 54 làng so với năm 2011. Số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá 81,3% tăng 26,3% so với năm 2011; 05 xã có nhà văn hoá xã, 78 nhà văn hoá thôn làng được xây dựng mới. Tổng kinh phí đầu tư hỗ trợ là 1,57 tỷ đồng; kinh phí do nhân dân đóng góp là 8,380 tỷ đồng, ngoài ra huy động từ các nguồn hỗ trợ khác được trên 5 tỷ. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ được quan tâm; duy trì thường xuyên. Toàn huyện có 37 câu lạc bộ hát dân ca, chèo có bước phát triển khá. Công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá, quản lý lễ hội đảm bảo đúng quy định.
- Năng lượng, bưu chính viễn thông:
Các xã, thị trấn đang sử dụng điện lưới quốc gia cho sản xuất, dân sinh, tỷ lệ hộ dùng điện lưới quốc gia đạt 100%. Hầu hết các xã đã xây dựng mô hình bưu điện văn hoá, hầu hết các thôn xóm đều có máy điện thoại. Góp phần đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, kịp thời, chính xác. Công tác thông tin liên lạc chuyển biến mạnh, chất lượng phục vụ được nâng cao.
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, môi trường và xã hội
4.1.3.1. Những lợi thế
Nằm gần tỉnh lỵ, gần với Hà Nội, có đường Quốc lộ 1A, 21A chạy qua. Thanh Liêm có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội như: Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển công nghiệp, giao lưu trao đổi, buôn bán hàng hoá với các thị trường lớn, tiếp nhận nhanh công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật….
được khai thác. Có nguồn sét dùng làm phụ gia cho sản xuất xi măng, đây là tài nguyên quan trọng trong việc xây dựng các nhà máy sản xuất xi măng trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng tài nguyên khoáng sản không phải là vô hạn, không tái tạo được vì vậy việc khai thác phải có luận chứng, phải đi đôi với việc bảo vệ cảnh quan môi trường, phát triển bền vững.
Có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi phong phú có lợi thế đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.
Nền kinh tế của huyện có những bước tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, có các nhà máy sản xuất xi măng trên địa bàn như xi măng Xuân Thành, xi măng Thành Thắng...
4.1.3.2. Những hạn chế
Địa hình, khí hậu, đất đai mặc dù có những thuận lợi cho việc bố trí đa dạng hoá cây trồng nhưng cũng gây không ít trở ngại như sản xuất phân tán, đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi chủ động tưới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống vùng phía tây sông Đáy gặp khó khăn, dễ gây thoái hoá đất nếu không có giải pháp canh tác hợp lý.
Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp tuy có tăng, nhưng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành còn chậm; quy mô sản xuất hàng hoá, kinh tế trang trại chưa phát triển mạnh, sức cạnh tranh của nông sản còn thấp; một số mô hình chuyển đổi hiệu quả còn thấp và chưa bền vững; việc tiêu thụ nông sản cho nông dân còn lúng túng; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp gây rủi ro cao cho người chăn nuôi.
Công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực văn hoá thông tin, đặc biệt đối với dịch vụ văn hoá, mạng viễn thông còn nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết, các thiết chế văn hoá ở cơ sở còn thiếu, chưa đồng bộ, tác dụng còn hạn chế.
Đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu, chủng loại chưa đồng bộ. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc.
4.1.3.3. Những vấn đề kinh tế - xã hội gây áp lực đối với đất đai
Trong những năm tới yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện sẽ gây áp lực đối với đất đai của huyện được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Quỹ đất dành cho phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Quỹ đất dành cho nâng cấp cải tạo và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông đường bộ, thuỷ lợi, các công trình văn hoá phúc lợi dân cư,...hàng năm không ngừng gia tăng.
- Quỹ đất dành cho các mục đích kể trên gây sức ép đến sản xuất nông nghiệp đặc biệt là đất lúa. Huyện Thanh Liêm có đa số đất đai là đất nông nghiệp với cây trồng chính là cây lúa, do đó đất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp dần.
Quá trình sử dụng đất phải thích ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, trong tương lai để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện cần phải xem xét kỹ việc khai thác sử dụng quỹ đất một cách khoa học, hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả và chú trọng đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, là yếu tố quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện Thanh Liêm.
Sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả và gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái, bền vững. Đồng thời đầu tư cải tạo, khai thác đất chưa sử dụng và thực hiện tốt các biện pháp thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, là mục tiêu phấn đấu cho sản xuất nông nghiệp của huyện.
4.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN THANH LIÊM GIAI ĐOẠN 2011 – 2017 CỦA HUYỆN THANH LIÊM GIAI ĐOẠN 2011 – 2017
4.2.1. Tình hình quản lý đất đai của huyện Thanh Liêm giai đoạn 2011 – 2017
4.2.1.1. Triển khai thi hành luật đất đai
Sau khi Luật Đất đai được sửa đổi và bổ sung năm 2013 có hiệu lực huyện đã triển khai thi hành luật, tình hình quản lý sử dụng đất từng bước đi vào nề nếp, ổn định, khai thác nguồn tài nguyên đất đai ngày càng có hiệu quả.
4.2.1.2. Công tác kỹ thuật nghiệp vụ địa chính
* Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất:
+ Hiện tại, thanh Liêm đã có 17/17 xã thị trấn được đo đạc bản đồ địa chính chính quy, trong đó:
- Các xã được đo ở tỷ lệ 1/2000, dân cư đo phụ lục 1/1000: 5 xã gồm Thanh Hà, Thanh Hải, Thanh Hương, Thanh Lưu, Thanh Nghị;
- Các xã được đo ở tỷ lệ 1/2000 có 3 xã gồm: Thanh Tâm, Thanh Nguyên, Liêm Túc;
- Các xã được đo ở tỷ lệ 1/1000 có 9 xã, thị trấn gồm: thị trấn Kiện Khê, các