Đặc điểm kinht ế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 51 - 57)

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HUYỆN HƯỚNG, TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1.2. Đặc điểm kinht ế-xã hội

2.1.2.1. Dân số, lao động và đời sống dân cư

Dân số trung bình toàn huyện đến 30/12/2017 có 19.317 hộ, 89.780 người (trong đó nam 43.889 người chiếm 48,89%, nữ 45.891 người chiếm 51,11%); tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,8%0 vào loại cao so với toàn tỉnh (bảng 2.2).

Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 2015 - 2017

TT Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 So sánh

2017/2015

1 Tổng số hộ Hộ 19.268 19.292 19.317 1,30

- Hộ Nông nghiệp Hộ 14.065 13.891 13.715 -2,53 - Hộ nghèo theo chuẩn QG Hộ 6.412 6.234 6.021 3,80 - Tỷ lệ hộ nghèo/ Tổng số hộ % 33,28 32,31 31,17 - 2 Dân số trung bình Người 84.303 86.201 89.780 1,75 - Dân số nông thôn Người 65.925 65.082 64.641 1,53

- Tỷ lệ DSNT/Tổng DS % 78,2 75,5 72,1 - - Tỷ lệ tăng DS tự nhiên %0 2,01 1,86 1,83 - 3 Tổng lao động Người 44.143 45.283 46.173 15,90 - Lao động NN Người 30.901 31.592 32.321 12,60 - Tỷ lệ LĐNN/Tổng LĐ % 70 70 70 - - Lao động nữ Người 22.601 23.185 23.641 22,60 - Tỷ lệ LĐ nữ/Tổng LĐ % 51,2 51,2 51,2 4 BQ LĐ/hộ Người 2,06 1,80 2,36 14,50 - BQ LĐNN/hộNN Người 1,90 1,69 2,20 -

- Tỷ lệ DSNN/Tổng DS % 74,92 72,17 68,81 -

(Theo Nguồn: Niên giám thống kê huyệnHướng Hóa năm 2017)

Toàn huyện có 19.317 hộ, trong đó hộ nghèo 6.021 hộ. Dân số phân bố khá đồng đều giữa các xã, thị trấn. Tổng số dân số của huyện Hướng Hóa đến 31/8/2017 có 89.780 người, trong đó có 61.780 ngườiở nông thôn (chiếm 68,81%).

Điều đáng ghi nhận, số hộ nông nghiệp, lao động nông nghiệp, nhân khẩu nông nghiệp của huyện đều giảm qua các năm. Điều đó chứng tỏ đã có một sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu lao động của địa phương, giảm lao động trong lĩnh vực nông ngiệp chuyển dần sang lao động trong các nghành nghề khác. Tuy nhiên, là huyện miền núi, vùng cao, hộ người dân tộc thiểu số chiếm gần 50% dân số toàn huyện Hướng Hóa, do đó hiện nay số hộ nghèo vẫn còn quá cao, theo chuẩn nghèo Quốc gia mới thì tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 2016 là 31,17%. Đây là một tỷ lệ còn quá cao. Đề nghị các cấp, các ban ngành, địa phương cần có các chính sách, mục tiêu, giải pháp sát đúng để phát triển phù hợp nhằm khai thác đúng tiềm năng, lợi thế của huyện Hướng Hóag, đem lại thu nhập khá, từng bướcổn định, tiến tới xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân, nhất là người dân tộc thiểu số.

2.1.2.2. Thc trng phát trin kinh tế

Từ năm 2015 đến nay nền kinh tế huyện Hướng Hóa đã dần từng bước ổn định, có sự tăng trưởng khá và bước đầu bắt nhịp với sản xuất hàng hóa. Tốc độ tăng thêm của nền kinh tế bình quân giaiđoạn 2015 - 2017 là 9,68%/năm, trong đó: nông- lâm - ngư nghiệp đạt 1.081 tỷ đồng tăng 15,6%; công nghiệp - xây dựng đạt 4.300 tỷ đồng tăng 10,2%; thương mại - dịch vụ đạt 5.266 tỷ đồng tăng 9,0%. So với bình quân chung của tỉnh thì Hướng Hóa có tốc độ tăng trưởng kinh tế hơi thấp (cả tỉnh 11%/năm)(bảng 2.3).

Thời tiết khí hậu có nhiều thuận lợi, không có rét đậm, rét hại xảy ra tạo điều kiện cho sự phát triển cây trồng. Tổng diện tích gieo trồng đạt: 8250 ha, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, không có dịch bệnh xảy ra. Phát triển các mô hình nuôi nhốt, chăn nuôi gia trại, trang trại lớn. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng: 1972 tấn, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm trước.

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2017 đạt 1273,8 tTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾỉ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước. Tài chính - Tín dụng:

Tổng thu ngân sách nhà nước huyện ước thực hiện đến ngày 30/6/2017: 399.602 triệu đồng, đạt 79,73% so với kế hoạch huyện giao, đạt 110% so với cùng kỳ năm 2016. Tổng chi ngân sách Nhà nước huyện Hướng Hóa ước thực hiện đến 30/6/2017: 264.039 triệu đồng, đạt 54,05% so kế hoạch huyện giao, đạt 108,09% so với cùng kỳ năm 2016. Chỉ đạo thực hiện hoàn thành chương trình năm học 2016 - 2017 đúng quy định. Chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, nề nếp kỷ cương dạy và học được giữ vững, môi trường giáo dục thân thiện ngày càng phát huy tác dụng, học sinh tích cực, tự giác trong học tập và rèn luyện. Thực hiện tốt công tác Văn hoá và Thông tin; Thể dục thể thao; Phát thanh và Truyền hình.Thực hiện có hiệu quả công tác Cải cách hành chính; Kiện toàn củng cố Bộ phận“Một cửa, một cửa liên thông”tại Văn phòng HĐND và UBND huyện. Kể từ ngày 01/01/2017, tất cả các thủ tục hành chính đều được giải quyết tại Bộ phận “Một cửa”. Hiện có 194/194 thủ tục hành chính thực hiện tại Bộ phận “Một cửa”. Thực hiện đưa phần mềm “Theo dõi thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch UBND huyện giao” Thực hiện tốt “một cửa điện tử” trên phạm vi toàn huyện. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân. Công tác khám chữa bệnh cho người dân và phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt, không có dịch bệnh xảyra trên địa bàn. Tình hình Quốc phòng - An ninh trật tự trong 6 tháng đầu năm tiếp tụcổn định và giữ vững; tội phạm về trật tự xã hội giảm, tội phạm, tệ nạn ma túy được kiềm chế. Việc kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh phòng, chống tội phạm thường xuyên chú trọng.

Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất huyệnHướng Hóa thời kỳ 2015 - 2017

ĐVT:Tỷ đồng

2015 2016 2017

Ngành

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng 5.289,33 100 9.663 100 10.647 100

1. Nông lâm nghiệp 783,58 14,81 935 9,68 1.081 10,15 Trong đó:

- Trồng trọt, chăn nuôi 767,95 14,50 906 9,38 1.056 9,67

- Lâm nghiệp 11,62 0,22 25 0,259 48 0,45

- Thủy sản 4,01 0,08 4 0,041 3 0,03

2. Công nghiệp - xây dựng 1.825,75 34,52 3.895 40,30 4.300 40,39 Trong đó:

- Công nghiệp 1.464,45 27,69 3.400 35,18 3.340 31,37 - Xây dựngTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ361,31 6,83 495 5,22 960 9,22

3. Thương mại - Dịch vụ 2.680 50,67 4.833 50,02 5.266 49,46

(Theo Nguồn: Niên giám Thống kê huyệnHướng Hóa 2017)

Qua (bảng 2.3) ở trên ta nhận thấy cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện có sự chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế huyện có tăng lên nhưng không đáng kể.

Năm 2015 tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp chiếm 14,81%, đến năm 2017 giảm xuống còn 10,15%; ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 34,52% lên 40,39% và thương mại - dịch vụ vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất chính của huyện có giảm xuống nhưng không đáng kể từ 50,67 % xuống 49,46%, trong đó:.

- Thương mại - dịch vụ là nhóm ngành giữ vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế và là nguồn thu nhập chủ yếu của nền kinh tế trong huyện. Mặc dù, nền kinh tế bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế chung song ngành thương mại và dịch vụ vẫn là ngành phát triển khá nhanh trong những năm vừa qua. Trong đó tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thương mại và dịch vụ chiếm hơn 49,46% năm 2017. Đầu tư phát triển thương mại - dịch vụ ở Khu kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo, Trung tâm huyện lỵ Khe Sanh, Cụm thương mại - dịch vụ Hướng Phùng, Thuận, A Túc, Tân Long và đầu tư, khai thác các điểm tham quan, vui chơi giải trínhư: Khu du lịch căn cứSân bay Tà Cơn, Đồi Cù Bốc, đồi 500, đồi Đồng Trí, động Voi Mẹp, cứ điểm 609, Làng Vây, Nhà đày Lao Bảo, động Brai, Tà Puồng, Thủy điện Rào Quán, Đèo Sa Mù, thác Chênh Vênh, Nguồn Rào... đã đem lại động lực mới để thúc đầy sự phát triển đa dạng của huyện Hướng Hóa.

- Tỷ trọng ngành lâm nghiệp tăng từ 0,22% từ năm 2015 lên 0,45% năm 2017 trong cơ cấu của ngành nông nghiệp của huyện Hướng Hóa. Như vậy, công tác trồng rừng đãđược quan tâm hơn, chú trọng qua từng năm, năm sau cao hơn năm trước; việc chăm sóc bảo vệ rừng đầu nguồn tiếp tục được chú trọng. Diện tích rừng trồng tập trung đặc biệt là RTSX tăng nhanh. Độ che phủ rừng đến nay đạt 45,5%. Tuy nhiên, hiện nay huyệnHướng Hóa vẫn chưa khai thác đúng với tiềm năng, lợi thế của mình, đặc biệt diện tích đất trống đồi núi trọc chưa sử dụng vẩn còn khá nhiều có 1.180,44 ha, chiếm 7,02% diTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾện tích đất chưa sử dụng.

- Công nghiệp - xây dựng cơ bản: Có bước phát triển tích cực, bước đầu đã phát huy được tiềm năng lao động và tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn, các ngành nghề truyền thống được khôi phục phát triển, trong đó khu kinh tế thương mại Lao Bảo, cụm công nghiệp cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo dần lấy lại uy tín, thương hiệu cho khách hàng. Năm 2017 tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tính theo giá thực tế chiếm 40,39% trong tổng giá trị sản xuất của huyện. Tuy nhiên, huyện vẫn chưa khai thác đúng tiềm năng, lợi thế của mình; vẫn còn khai thác thiếu tính quy hoạch, có mặt chưa đáp ứng theo sự quản lý của Nhà nướcở địa phương.

Tóm lại, nền kinh tế của huyện Hướng Hóa trong thời gian qua đã có những bước phát triển đáng kể, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư khá đồng bộ, phát huy hiệu quả. Tuy vậy, trình độ dân trí còn thấp, lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ, kỹ thuật tay nghề còn rất hạn chế. Tỷ lệ tăng dân số cònở mức cao(1,81% năm 2017), số lao động chưa có việc làm còn nhiều, đang có xu hướng tăng nhanh; tiềm năng đất đai, mặt nước, lao động, tài nguyên gió, tài nguyên khoáng sản khác... vẫn chưa được khai thác có hiệu quả . Đây là những vấn đề cấp bách, quan trọng cần được các cấp, các ngành, nhất là Huyện ủy, Chính quyền địa phươngquan tâm, tháo gỡ trong thời gian tới.

2.1.2.3. Các vấn đề xã hi

- Về giáo dục: Mặc dù, là huyện nghèo, điều kiện để thúc đẩy giáo dục có mặt còn hạn chế, yếu kém. Tuy nhiên, đến năm học 2017 - 2018, 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện có trường Mầm non, tiểu học, 22/22 xã, thị trấn có trường trung học cơ sở; toàn huyện có 05 trường phổ thông trung học với tổng số lớp học lên tới 82 lớp với 193 giáo viên. Cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện nâng cấp đảm bảo điều kiện dạy và học cho con em trong huyện. Năm hoc 2017 - 2018 toàn huyện có 25.965 học sinh theo họcở tất cả các cấp học từ bậc mầm non đến trung học phổ thông. Ngoài ra, có hàng ngàn con em đã tốt nghiệp đại học trở về địa phương kinh doanh, sản xuất, công tác hoặc đi lao độngở trong nước và nước ngoài.

- Về Y tế: Mạng lưới y tế phát triển đều trong toàn huyện, có một bệnh viện đa khoa với số giường bệnh là 50 giường, 100% số xã, thị trấn có trạm y tế, hệ thống y tế thôn, bản đượTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾc kiện toàn và củng cố. Năm 2017 toàn huyện có 22 cơ sở y tế với đội

ngũ cán bộ nhân viên lên tới 144 người, trong đó có 25 người có trình độ bác sĩ và trên đại học. Số dược sĩ cao cấp là 04 người. Công tác phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được Đảng bộ, Chính quyền và ngành y tế huyện chú trọng. Các chương trình y tế cộng đồng như: phòng chống sốt rét, sốt xuất huyết, mù lòa, phong lao, bướu cổ, tiêm phòng mở rộng,... được thực hiện thường xuyên, các dịch bệnh từng bước được đẩy lùi hạn chế tử vong đến mức thấp nhất.

- Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao: Đến nay toàn huyện có 100% xã, thị trấn được hưởng thụ văn hóa, có thư viện văn hóa xã và phủ sóng truyền hình; 100% hộ gia đìnhđược xem truyền hình; duy trì ổn định số buổi, số giờ phát và truyền thanh. Toàn huyện hiện có 142/194 thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng phục vụ các hoạt động văn hóa tại khu dân cư.

2.1.2.4. Cơ sở h tng

- Giao thông: Hệ thống đường giao thông khá thuận lợi, đi qua địa bàn huyện có quốc lộ 9, kết nối hành lang kinh tế Đông - Tây và tuyến đường Hồ chí Minh nhánh Tây. Các hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ và đường liên thôn, liên khóm, khối, liên xã, thị trấn đan xen nhau tạo thành mạng lưới giao thông khá hợp lý, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển lâm nghiệp của huyện Hướng Hóa, đây là điều kiện rất thuận lợi về hạ tầng để đầu tư, phát triển các vùng nguyên liệu, khu công nghiệp của huyện; là cơ hội để đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng gò đồi, phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh (3 khu vực: Vùng phía Bắc, Vùng Nam và vùng Đường 9) của huyện; sắp xếp lại lao động phân bố dân cư giữa các vùng ngày càng hợp lý.

- Nước sinh hoạt: Tỷ lệ dân nông thôn đựợc dùng nước sạch hợp vệ sinh ở đô thị (02 thị trấn: Lao Bảo, Khe Sanh) là 95%, ở nông thôn là 75%. Hiện trên địa bàn huyện đã có 02 nhà máy cấp nước sinh hoạt tập trung cho các xã, thị trấn dọc quốc lộ 9 (07 xã, thị trấn) và nhỏ lẻ, tạo nên mạng lưới cấp nước sinh hoạt cho nhân dân rất thuận tiện, chất lượng nước ngày một đảm bảo. Ngoài ra, các Chương trình phi Chính Phủ, Nông thôn mới, giảm nghèo, mục tiêu quốc gia đã được đầu tư khá nhiều, hệ thống giếng khoan hỗ trợ cho nhân dân vùng khó, vùng đặc biệt khó khăn.

- Năng lượng, viễn thông: Có 100% xã, thị trấn có điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, sTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾố hộ dùng điện đạt 99,60% (Hiện còn 3 thôn chưa có điện sinh hoạt). Hiện

trên địa bàn huyện có 01 Nhà máy Thủy điện vừa, 06 nhà máy thủy điện nhỏ, đang lập dự án thi công Nhà máy Thủy điện Hướng Phùng; Có 01 Nhà máy điện gió Hướng Linh 2 đã đưa vào sử dụng; Hiện nay đang hoàn chỉnh thiết kế thi công thêm 03 nhà máy gồm nhà máy điện gió Hướng Linh 1, nhà máy điện gióHướng Phùng 1, Hướng Phùng 2. Mạng lưới giao thông liên lạc đã phủ kín 100% các xã, thị trấn. Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển KT-XH, giữ vững ổn định QP-AN, tăng cường đối ngoại biên giới.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VÀ RỪNG TRỒNG SẢNXUẤTỞ TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ HUYỆN HƯỚNG HÓA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)