NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 35)

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT

1.3. NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG

TRỒNG SẢN XUẤT

Phát triển RTSX là việc phát triển rừng trồng sản xuất về cả mặt quy mô, diện tích lẫn chất lượng, nâng cao năng suất kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững.

Sản xuất lâm nghiệp nói chung và RTSX nói riêng có sự khác biệt so với các ngành sản xuất khác. Quá trình phát triển RTSX được tiến hành trên phạm vi không gian rộng và trong khoảng thời gian dài nên chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Các yếu tố này tác động đồng thời nhưng ở các mức độ khác nhau, có thể trực tiếp hay gián tiếp đến chất lượng và sản lượng cây trồng khi khai thác.

1.3.1. Các nhân tố tự nhiên, kinh tế- kỹ thuật

1.3.1.1. Các nhân t t nhiên

+ Thời tiết khí hậu: Đặc điểm của cây trồng mang đặc tính sinh học, là cơ thể sống nên chịu tác động rất lớn của khí hậu thời tiết, nhất là đối với rừng mới trồng, rừng non chưa khép tán. Nếu khí hậu thời tiết thuận lợi sẽ tạo điều kiện thích hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, nhờ đó mà năng suất, chất lượng cây trồng sẽ cao và ngược lại.

+ Điều kiện đất đai, thổ nhưỡng: Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp nói chung và RTSX nói riêng. Nhờ có đất đai mà cây trồng mới có thể tồn tại và phát triển. Mỗi loại cây trồng thích hợp với từng loại đất nhất định; độ phì tự nhiên của đất là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất cây trồng từ đó ảnh hưởng đến phát triển RTSX.

+ Vùng sinh thái, địa hình, thủy văn: Là những yếu tố quyết định đến việc lựa chọn cây trồng, định hướng đầu tư thâm canh tăng năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm. Ở mỗi vùng khác nhau, tính chất và độ màu mỡ tự nhiên của đất cũng khác nhau. Vì vậy, người sản xuất cần phải chú ý đến chế độ chăm sóc cho phù hợp với vùng đất của mình nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng và

Như vậy, nhân tố tự nhiênảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đây là yếu tố cơ bản tạo năng suất, chất lượng và sản lượng sản phẩm sản xuất có tác động trực tiếp đến phát triển RTSX trên địa bàn huyện Hướng Hóa.

1.3.1.2. Các nhân t kinh tế- k thut

Các nhân tố này sẽ tác động đến phát triển RTSX thông qua mức độ đầu tư trực tiếp, việc tuân thủ quy trình kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào RTSX. Để nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng cây trồng thì việc thực hiện đúng, đủ các biện pháp kỹ thuật là hết sức quan trọng và cần thiết. Mặt khác, việc đầu tư hợp lý sẽ tạo ra năng suất cây trồng cao và ngược lại nếu đầu tư không hợp lý, không đúng quy trình sẽ làm cho năng suất giảm và hiệu quả sản xuất cũng giảm. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả RTSX bao gồm: Vốn, kỹ thuật công nghệ, giống, phân bón, bảo vệ thực vật, quản lý bảo vệ rừng.

+ Vốn, kỹ thuật - công nghệ: Đây là yếu tố quyết định đến khả năng, nguồn lực cho đầu tư phát triển RTSX.

+ Giống: Là yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng năng suất tối đa mà cây trồng đó có thể đạt được. Đối với RSX, việc chọn giống, loại cây trồng quan trọng quyết định đến chất lượng và hiệu quả rừng trồng sau này.

+ Phân bón: Đối với RTSX, phân bón tác động trực tiếp đến chất lượng rừng, rút ngắn thời gian thu hoạch. Để tăng năng suất và sản lượng cây trồng, người sản xuất cần phải bón phân cân đối, phù hợp với từng loại cây trồng, bón đúng thời vụ trồng, chăm sóc. Bón phân hợp lý làđiều kiện cơ bản để tăng năng suất, sản lượng góp phần tăng hiệu quả kinh tếRTSX.

+ Bảo vệ thực vật: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóngẩm mưa nhiều nên thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp bảo vệ thực vật để phòng chống sâu bệnh là cần thiết đối với RTSX.

+ Quản lý và bảo vệ rừng: Việc quản lý và bảo vệ rừng hết sức quan trọng, gián tiếp tác động lên hiệu quảRTSX, đặc biệt là khâu bảo vệ rừng non sau khi trồng, nhằm hạn chế sự phá hoại của trâu, bò thả rong.

1.3.2.1. Ngun lực lao động

Lao động là yếu tố đầu vào quan trọng, là yếu tố kết nối các yếu tố đầu vào khác cho quá trình sản xuất nói chung và phát triển RTSX nói riêng. Vì vậy, nguồn lực lao động tác động trực tiếp đến hiệu quả trồng rừng,các đặc điểm của lao động ảnh hưởng đến kết quả và quát trình phát triển của rừng trồng sản xuất đó là:

+ Số lượng lao động của hộ: Là số lao động có thể tham gia RTSX. Số lao động càng lớn thì có điều kiện để mở rộng qui mô trồng và chủ động triển khai các công đoạn được thuận lợi trong quá trình sản xuất.

+ Chất lượng lao động: Đó là trình độ, năng lực, kinh nghiệm của người lao động. Đây là nhân tố quan trọng quyết định lựa chọn phương thức canh tác hay phương thức sản xuất

1.3.2.2. Ngun lc vt cht:

Nguồn lực vật chất là các điều kiện về các trang thiết bị sản xuất cần thiết phục vụ cho công tác RTSX, đây là yếu tố quan trọng đi cùng với quá trình kinh doanh rừng trồng từ khâu xử lý thực bì, làmđất đến khi khai thác vận chuyển tiêu thụ.

1.3.2.3. Ngun lc tài chính

Nguồn lực tài chính dồi dào cho phép người RTSX chủ động trong kinh doanh rừng trồng, sẵn sàng đầu tư cao vào các nhân tố chính như: Làm đất, giống, phân bón, chăm sóc... cây sinh trưởng nhanh, sớm đạt đến tuổi thuần thục công nghệ, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, cho kết quả và hiệu quả kinh tế cao.

1.3.2.4. Th chế và các chính sách qun lý của Nhà nước

Thể chế và các chính sách của Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển RTSX về cả quy mô lẫn chất lượng, năng suất để phát triển rừng. RTSX có chu kỳ sản xuất dài so với các loại cây trồng khác, đối tượng tham gia là các hộ nông dân nguồn lực có hạn nên việc hỗ trợ đầu tư ban đầu của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Mặt khác Nhà nước định hướng quy hoạch phát triển, tạo ra chính sách thu hút, kêu gọi đầu tư RTSX và cấp phép xây dựng các nhà máy chế biến gỗ rừng trồng tạo động lực, môi trường thúc đẩy sản xuất phát triển.

Để phát triển RTSX thì nhân tố then chốt là giải quyết được yếu tố đầu ra, đó là thị trường gỗ nguyên liệu. Việc RTSX chịu ảnh hưởng lớn của thị trường vì hầu hết sản phẩm gỗ rừng trồng đều bán ra thị trường, mặt khác người sản xuất cũng phải mua các yếu tố đầu vào trên thị trường. Vì vậy, giá cả của các yếu tố đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra trên thị trường ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của người RTSX. Chúng ta biết rằng, quy luật Cung - Cầu chi phối toàn bộ hoạt động nền kinh tế thị trường, đối với ngành sản xuất nông nghiệp nói chung, kinh doanh rừng trồng nói riêng có đặc điểm khác biệt là Cung bị ràng buộc bởi đặc tính sản xuất nông nghiệp, điều kiện sản xuất đặc thù mang tính sinh học cao; với RTSX thì chu kỳ sản xuất dài, đối tượng là sinh vật sống do đó phản ứng của cung (người sản xuất) với giá thị trường là phản ứng trể. Diện tích rừng trồng năm nay phụ thuộc nhiều vào giả cả sản phẩm của năm trước. Nếu giá của năm trước cao thì mở rộng qui mô sản xuất, diện tích trồng rừng có xu hướng tăng; ngược lại nếu giá thấp thì thu hẹp qui mô sản xuất, diện tích rừng trồng có xu hướng giảm.

1.4.CƠ SỞ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG 1.4.1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới

Cho đến nay cơ sở khoa học cho việc phát triển RTSXở các nước phát triển đã được hoàn thiện nhưng đang trong giai đoạn thử nghiệm, nghiên cứu, từng bước hoàn thiện và ổn định đi vào sản xuất phục vụ PTLN ở các nước đang phát triển. Theo kinh nghiệm phát triển RTSX của một số nước trên thế giới, để có thể phát triển RTSX có hiệu quả thì:

Thứ nhất, Nhà nước và các cấp, ban, ngành có liên quan cần rà soát lại diện tích đất lâm nghiệp, quy hoạch cụ thể diện tích RTSX một cách khoa học. RSX phải được quy hoạch tập trung, không phân tán, chia lô nhỏ lẻ. RTSX phải được quy hoạch trên đất có thổ nhưỡng phù hợp nhằm nâng cao chất lượng phát triển RTSX.

Thứ hai, công tác giống là khâu quan trọng nhất, mang tính đột phá và đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Nhờ những công trình nghiên cứu chọn lọc và tạo giống mới, cho tới nay trên nhiều nước đã có những giống cây trồng cho năng suất rất cao, cao gấp 2-3 lần so với bình thường. Thí dụ như ở Brazil đã tạo được những khu rừng có năng suấTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾt trữ lượng 70-80m3/ha/năm; Tại Công Gô năng suất rừng đạt

40-50m3/ha/năm. Theo Swoatdi và Chamlong (1990), tại Thái Lan rừng Tếch cũng đạt đến sản lượng 15-20m3/ha/năm. Bên cạnh công tác giống cây trồng, các biện pháp trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng rừng cũng đã được quan tâm nghiên cứu. MH nghiên cứu trồng rừng nhiều tầng hỗn loài giữa cây gỗ và cây họ đậu ở Malaysia trên 3 đối tượng: RTN, rừng Keo TT và rừng Tếch đãđược đánh giá là có hiệu quả cao. Tài nguyên rừng của Ôxtrâylia bao gồm 43,2 triệu ha rừng tự nhiên và 1,1 triệu ha rừng trồng. Để đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp, diện tích rừng trồng của nước này phải đạt 3 triệu ha vào năm 2020 và do vậy diện tích rừng trồng hàng năm phải lên tới 80.000 ha. Đóng góp của rừng và công nghiệp rừng đã đạt 6 tỷ đô la Ôxtrâylia trong năm tài khóa1994 - 1995, trong khi mức đóng góp của cả ngành nông nghiệp lâm nghiệp và ngư nghiệp là 13 tỷ đô la Oxtrâylia.

Thứ ba, là giải quyết thu nhập cho người trồng rừng. Đa số người dân tham gia trồng rừng có chất lượng cuộc sống thấp, thu nhập bấp bênh, độ rủi ro cao. Vì vậy, RTSX phải quan tâm trước hết là nâng cao mức sống cho người dân. Trong thời gian đầu nhà nước phải có chính sách ưu đãi, hỗ trợ để đảm bảoổn định cuộc sống cho họ. Đây là vấn đề đãđược nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Theo Bradford R Phillíp (2002) ở Fuiji người ta đã nghiên cứu trồng một số loại Tre, Luồng trên đồi vừa để bảo vệ đất và tạo thu nhập phát triển kinh tế cho 119 hộ gia đình nghèo;Ở Indonesia người ta đã áp dụng phương thức nông lâm kết hợp với cây Tếch. Đây là một trong những hướng đi phù hợp với vùng đồiở một số nước khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Thứ tư, cần phát triển hiệu quả thị trường tiêu thụ. Các sản phẩm rừng trồng phải phục vụ được mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của người dân, phương thức canh tác phải gắn với kiến thức bản địa để người dân dễ áp dụng. Vấn đề này nghiên cứu của Ianuskow K (1996) cho biết cần phải giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các khu rừng trồng kinh tế, trong đó cần có kế hoạch xây dựng và phát triển các nhà máy chế biến lâm sản với các qui mô khác nhau trên cơ sở áp dụng các công cụ chính sách đòn bẩy để thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng. Theo Thom R Waggener (2000) để phát triển trồng rừng theo hướng sản xuất hàng hóa vớinăng suất cao không chỉ đòi hỏi phTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾải có sự đầu tư tập trung về kinh tế kỹ thuật mà còn phải nghiên cứu làm sáng tỏ

hàng loạt vấn đề có liên quan đến chính sách và thị trường. Theo quan điểm thị trường, nhà kinh tế lâm nghiệp cho rằng thị trường sẽ trả lời câu hỏi sản xuất cái gì, cho ai? Khi thị trường có nhu cầu và lợi ích của người sản xuất được bảo đảm thìđộng cơ lợi nhuận và thu nhập sẽ thôi thúc họ tăng đầu tư mở rộng qui mô sản xuất và thâm canh cao tạo sản phẩm hàng hóa ngày càng nhiều cho xã hội.

Thứ năm, là cần xã hội hoá RTSX, chẳng hạnở Trung Quốc đã thực hiện xã hội hóa, tư nhân hóa về phát triển rừng, có chính sách khuyến khích tư nhân phát triển trồng rừng bằng cách như tư nhân hóa rừng và đất rừng, cho phép tư nhân được phép ký hợp đồng thuê đất của Nhà nước, giảm thuế đánh vào lâm sản, dầu tư tài chính cho tư nhân trồng rừng, đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác giữa các Công ty với người dân để phát triển trồng rừng, triển khai dịch vụ trao đổi phí thải. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong các ngành xả thải nhiều thì phải mua chứng chỉ phí thải và nguồn thu này một phần được trả cho người trồng rừng.

Theo nghiên cứu của một số tác giả ở Thái Lan, Indonesia cho biết hiện nay ở các nước Đông Nam Á có 3 vấn đề quan trọng cần được xem xét để khuyến khích để người dân tham gia trồng rừng là: Qui định rõ ràng về quyền sử dụng đất; qui định rõ ràng về đối tượng hưởng lợi từ rừng trồng; nâng cao hiểu biết và nắm bắt kỹ thuật của người dân.

Đây cũng là vấn đề cần giải quyết để thu hút nguồn vốn tư nhân và các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển RSX ở các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

1.4.2. Kinh nghiệm các địa phương trong nước

1.4.2.1. Kinh nghim phát trin trng rng sn xut các tnh min núi phía Bc

Phát triển trồng rừng sản xuất được phát triển mạnh ở các tỉnh phía bắc tuy nhiên mức độ phát triển ở các tỉnh không đều nhau v à có thể chia thành 3 nhóm tỉnh theo mức độ phát triển như sau:

- Nhóm 1: Bao gồm các tỉnh đã phát triển rừng trồng sản xuất mạnh như Phú Thọ,Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Quảng Ninh. Đây là các tỉnh đã có hoặc gần các nhà máy giấy, ván dăm, gần các khu công nghiệp lớn (than), rừng trồng đã được quy hoTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾạch thành vùng tập trung, các loài cây trồng đãđược khẳng định, mô

hình rừng trồng đã được xây dựng thành công, các chính sách khuyến khích trồng rừng cũng đã định hình. Nhóm các tỉnh này có đặc điểm là ngoài các khu rừng trồng của công ty, của lâm trường, rừng trồng của tư nhân cũng khá phát triển, đặc biệt đã hình thành nhiều trang trại lâm nghiệp với quy mô từ vài chục đến vài trăm ha rừng.

- Nhóm 2: Bao gồm các tỉnh đang trong quá trình hình thành các khu nguyên liệu cho việc xây dựng các nhà máy giấy, ván dăm, rừng trồng tập trung quy mô lớn chỉ mới được xây dựng 3-5 năm gần đây, các mô hình rừng, loài cây trồng và các chính sách đầu tư, khuyến khích trồng rừng, thị trường, đang trong quá trình thử nghiệm và xây dựng. Các tỉnh nằmở nhóm này gồm Hoà Bình, Lạng Sơn, Bắc Cạn.

- Nhóm 3: Bao gồm các tỉnh kém phát triển rừng trồng sản xuất như Cao Bằng, Sơn La, Lào Cai và một số các tỉnh khác.

Nhìn chung các tỉnh đã phát triển RTSX thì nhiều chính sách thu hút đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)