I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT
1.1. Khái niệm vàn ội dung
1.1.3. Vai trò phát triển rừng trồng sản xuất
* Phát triển rừng trồng sản xuất
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu trồng và phát triển rừng của nước ta đã có những thay đổi để phù hợp với tình hình trong từng giai đoạn, cụ thể
- Giai đoạn 1993 - 2000: Trọng tâm của hoạt động trồng rừng giai đoạn này là phủ xanh đất trồng đồi núi trọc; ưu tiên bảo vệrừng phòng hộ xung yếu, nơi còn du canh du cư phá rừng làm rẫy gắn với thực hiện định canh định cư. Tập trung tạo mới RPH, RĐD mà nhiệm vụ chủ yếu là trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừngở những nơi xung yếu. các hoạt động trồng rừng chủ yếu được thực hiện thông quan chương trình 327. Trong giai đoạn này rừng trồng sản xuất vẫn chưa được khuyến khích phát triển.
- Giai đoạn 2001 - 2016: Mục tiêu trọng tâm của giai đoạn này là tạo vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, đến năm 2002 Nhà nước mới có chính sách khuyến khích phát triển RSX và sau hơn 2 năm (đến năm 2004) chính sách đó mới được thực thi và tiến hành triển khai đồng bộ. Thông qua phát triển RSX, người trồng rừng đã nhận thứcđược rừng trồng sản xuất là của họ chứ không phải là rừng của nhà nước nên đã bắt đầu quan tâm và có trách nhiệm hơn đối với rừng.
Trong giai đoạn này, nhu cầu về RTSX, đặc biệt là phục vụ cho mục tiêu sản xuất giấy gia tăng đã làm thay đổi một cách đáng kể thu nhập từ hoạt động trồng rừng. Đây chính là yếu tố quan trong thu hút nhiều gia đình phát triển hoạt động trồng rừng theo hình thức qui mô hộ gia đình.
Đối với huyện Hướng Hóa nói riêng, tỉnh Quảng Trị nói chung, người dân đã tham gia RTSX gắn với phòng hộtừ năm 1999, thông qua dự án trồng rừng Việt Đức. Mô hình trồng rừng chủ yếu là trồng hỗn giao Thông nhựa và Keo LT. Thực hiện MH trồng rừng này người dân được chính quyền giao đất (cấp sổ đỏ); dự án hỗ trợ vốn thông qua cung cấp cây giống, hỗ trợ tiền công lao động và một phần phân bón để trồng rừng. Kinh phí trồng rừng được dự án hỗ trợ sau khi nghiệm thu kết quả trồng rừng và được cấp qua sổ tiết kiệm đăng ký tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các hộ dân có thể rút tiền dần để đầu tư tư liệu sản xuất, phân bón, chăm sóc, bảo vệ rừng đến khi có sản phẩm thu hoạch.
*Một số mô hình phát triển RTSX
- Mô hình phát triển RTSX theo dự án 5 triệu ha rừng:Đây là mô hình trồng rừng dưới sự hỗ trợ của Nhà nước. Nhà nước bố trí vốn cho các Ban quản lý dự án cơ sở để tổ chức cho dân trồng. Người dân nhận khoán hoặc đăng ký xin cấp đất, nhận đất để trồng rừng. Nhà nướTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾc hỗ trợ bình quân khoảng 2 triệu đồng/ha để mua giống và hỗ trợ
một phần công lao động, quản lý chỉ đạo. Sản phẩm thu được từ rừng do người dân hưởng và sở hữu rừng thuộc về người dân, người dân có quyền định đoạt trên diện tích RSX mà mình trồng.
- Mô hình hỗ trợ đồng bào dân tộcthiểu số trồng rừng và canh tác trên đất nương rẫy: Với mô hình này chủ yếu là trồng rừng trên đất dốc, trồng cây bản địa và một số vùng có điều kiện giao thông đi lại thuận lợi thì trồng rừng nguyên liệu. Với hình thức Nhà nước hỗ trợ cây giống, công trồng rừng và trợ cấp gạo cho đồng bào ăn trongthời gian chưa có sản phẩm thu hoạch. Với mô hình này chỉ được đánh giá cao về chính sách xã hội; ổn định đời sống đồng bào dân tộc hạn chế du canh du cư chặt phá rừng ảnh hưởng đến môi sinh môi trường. Nếu xét về mặt kinh tế thì không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp.
- Mô hình trồng rừng theo hình thức hộ gia đình hay trang trại:
Đây là mô hình trồng rừng mang tính chất chủ động của hộ gia đình hay chủ trang trại. Với điều kiện thuận lợi về đất đai, hộ gia đình hay trang trại tự bỏ vốn để phát triển rừng trồng sản xuất trên đất đai họ có hay được phép sử dụng hay chuyển đổi một số cây trồng không hiệu quả sang trồng rừng. Đây là mô hình mang tính phổ biến trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, thường các mô hình trồng rừng có sự đan xen do các nguyên nhân lịch sử, do yếu tố tiếp cận đất đai, do sự hạn chế về các yếu tố nguồn lực khác. Tuy nhiên, mô hình RTSX theo hình thức hộ hay trang trại đang trở thành xu hướng tất yếu khi xem xét hoạt động RTSX như một hoạt động kinh doanh. Vấn đề quan trọng trong phát triển RTSX là làm sao lựa chọn mô hình trồng rừng phù hợp với từng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hôi vàđặc thù của từng vùng. Mụcđích cuối cùng của lựa chọn này nhằm làm nâng cao hiệu quả RTSXở mô hình lựa chọn, đơn vị hay địa phương đó.