Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lự c

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 115 - 116)

2.4.1 .Ảnh hưởng của các yếu tố về năng lực sản xuất hộ

3.3. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT

3.3.6. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lự c

- Giải pháp quan trọng cần thiết để tăng cường năng lực cho cấp cơ sở là công tác đào tạo, tăng cường nguồn nhân lực; tỉnh, huyện cần quan tâm đến chiến lược đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ lâm nghiệp các cấp, đặc biệt là ở cấp xã và thôn bản để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới.

- Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp, cộng đồng và hộ gia đình tham gia phát triển RTSX. Chú trọngcông tác đào tạo, tập huấn về kỹ thuật, thị trường cho người dân, đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và phụ nữ bằng các hình thức đào tạo tạo chổ, bắt tay chỉ việc để họ có đủ năng lực thực hiện quy trình kỹ thuật RTSX. Coi trọng đào tạo liên thông cán bộ PTLN xã ở các vùng sâu, vùng xa. Từng bước nâng cao năng lực tự xây dựng, thực hiện và giám sát kế hoạch trồng và phát triển rừng.

- Tăng cường năng lực cho Trạm khuyến nông - khuyến lâm cấp huyện; cấp xã, thị trấn và thôn, bản để chỉ đạo công tác phát triểnRTSX đạt hiệu quả. Đối với các xã, thị trấn có diện tích trồng RSX lớn cần bố trí cán bộ PTLN chuyên trách hoặc bán chuyên trách đểTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ chỉ đạo và thực hiện chuyển giao kỹ thuật; có chính sách khuyến

khích về lương, phụ cấp đển họ yên tâm công tác. Xây dựng tổ chức khuyến lâm tự nguyện xã và thôn bản, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, nơi mà hệ thống khuyến nông của Nhà nước khó tiếp cận. Nhà nước cần có những hỗ trợ cần thiết cho các tổ chức khuyến lâm tự nguyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)