Kinh nghiệm các địa phương trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 40 - 45)

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT

1.4. CƠ SỞ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒ NG

1.4.2. Kinh nghiệm các địa phương trong nước

1.4.2.1. Kinh nghim phát trin trng rng sn xut các tnh min núi phía Bc

Phát triển trồng rừng sản xuất được phát triển mạnh ở các tỉnh phía bắc tuy nhiên mức độ phát triển ở các tỉnh không đều nhau v à có thể chia thành 3 nhóm tỉnh theo mức độ phát triển như sau:

- Nhóm 1: Bao gồm các tỉnh đã phát triển rừng trồng sản xuất mạnh như Phú Thọ,Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Quảng Ninh. Đây là các tỉnh đã có hoặc gần các nhà máy giấy, ván dăm, gần các khu công nghiệp lớn (than), rừng trồng đã được quy hoTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾạch thành vùng tập trung, các loài cây trồng đãđược khẳng định, mô

hình rừng trồng đã được xây dựng thành công, các chính sách khuyến khích trồng rừng cũng đã định hình. Nhóm các tỉnh này có đặc điểm là ngoài các khu rừng trồng của công ty, của lâm trường, rừng trồng của tư nhân cũng khá phát triển, đặc biệt đã hình thành nhiều trang trại lâm nghiệp với quy mô từ vài chục đến vài trăm ha rừng.

- Nhóm 2: Bao gồm các tỉnh đang trong quá trình hình thành các khu nguyên liệu cho việc xây dựng các nhà máy giấy, ván dăm, rừng trồng tập trung quy mô lớn chỉ mới được xây dựng 3-5 năm gần đây, các mô hình rừng, loài cây trồng và các chính sách đầu tư, khuyến khích trồng rừng, thị trường, đang trong quá trình thử nghiệm và xây dựng. Các tỉnh nằmở nhóm này gồm Hoà Bình, Lạng Sơn, Bắc Cạn.

- Nhóm 3: Bao gồm các tỉnh kém phát triển rừng trồng sản xuất như Cao Bằng, Sơn La, Lào Cai và một số các tỉnh khác.

Nhìn chung các tỉnh đã phát triển RTSX thì nhiều chính sách thu hút đầu tư RTSX đãđược thực hiện như: (i) Cho doanh nghiệp thuê đất để trồng rừng đối với các diện tích đất chưa giao cho ai quản lý; (ii) Cho doanh nghiệp liên kết với dân để trồng rừng; (iii). Cho doanh nghiệp mua đất của dân để trồng rừng; Trong đó khuyến khích thực hiện phương án (i) và (ii). Bên cạnh đó tỉnh cũng tích cực tháo gỡ các khó khăn vướng mắc bằng cách: (i) Khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến gỗ; (ii) Xúc tiến phê duyệt qui hoạch lâm nghiệp và ban hành qui chế khuyến khích thu hút đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp; (iii) Tăng cường đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý chất lượng giống.

1.4.2.2. Kinh nghim t trin khai thc hiện trên địa bàn tnh Qung Tr

Quảng Trị là tỉnh đi đầu trong công tác hỗ trợ khuyến khích người dân trồng rừng kinh tế. Là tỉnh nghèo, ngân sách Trung ương cân đối hỗ trợ trên 50% nhưng từ năm 2000 tỉnh đã có đề án trích ngân sách tỉnh hỗ trợ cây giống cho người dân trồng rừng kinh tế. Đây là chính sách hợp lòng dânđược người dân tích cực hưởng ứng, và phong trào RTSX cũng bắt nguồn từ đó. Từ MH hỗ trợ cây giống cho người dân trồng rừng, Quảng Trị đãđề xuất với Chính phủ cho phép tỉnh được trích ngân sách từ nguồn vốn Dự án 661 để hỗ trợ cho các địa phương RTSX. Qua khảo sát thấy rằng MH này đưa lại hiệu quTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾả cao.

Thực hiện MH này, hàng năm tỉnh trích ngân sách hỗ trợ cho các công ty Lâm nghiệp trên địa bàn để sản xuất và cung ứng cây giống cho các địa phương trồng rừng kinh tế. Trong quá trình sản xuất các địa phương phối hợp với Chi cục PTLN tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ sản xuất, số lượng và chất lượng cây giống tại các cơ sở sản xuất giống. Đến mùa trồng rừng, UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo thời gian, địa điểm, số lượng cây giống trồng rừng cho các công ty để chủ động cung ứng giống kịp thời, đúng địa điểm và tiến độ theo yêu cầu. Các hộ được hỗ trợ cây giống phải có diện tích trồng rừng tập trung đạt từ 0,3-0,5 ha/hộ trở lên. Ngoài ra tỉnh còn hỗ trợ xây dựng vườn ươm cây giống cho người dân, với điều kiện diện tích vườn ươm > 0,5 ha và chủ vườn ươm phải cam kết sử dụng đất được giao vào mục đích sản xuất giống trồng rừng ít nhất 10 năm.

Hỗ trợ cây giống cho dân trồng rừng phân tán, cải tạo rừng cục bộ theo đám, trồng cây phòng hộ dọc các tuyến đường giao thông làng xã. Người dân có quyền khai thác khi đến tuổi thành thục công nghệ.

Đối với tỉnh Quảng Trị, người dân của một số huyện, xã đã tích cực hưởng ứng tham gia chương trình trồng rừng khi có các chính sách ban hành, và có các chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ cho vay với lãi suất thấp như Dự án WB3, Dự án JBIC, VIJACHIP…

Cho đến nayở Quảng Trị đã áp dụng khá thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật về RTSX, ở một số vùng, nơi có điều kiện về kinh tế người dân đã quan tâm đầu tư theo hướng thâm canh, sử dụng giống của các vườm ươm được cấp chứng nhận sản xuất giống. Chi cục PTLN tỉnh đang khuyến cáo người dân sử dụng giống cây Keo lai hom (LH) để trồng rừng với mục đích rút ngắn thời gian thu hoạch, cho năng suất cao, sản lượng cao cung cấp sản phẩm cho nhà máy dăm giấy.

Mặc dầu đóng góp của ngành lâm nghiệp trong tổng GDP của tỉnh ở mức thấp nhưng nó có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động nông thôn tham gia nghề rừng thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân có đất trồng rừng và tham gia các dự án trồng rừng kinh tế, quản lý bảo vệ rừng, khai thác gỗ và các sản phẩm từ gTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾỗ rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh rừng... là những nỗ lực của ngành nhằm

xã hội hóa nghề rừng, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống và góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân nông thôn miền núi.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Hướng Hóa

- Các Cấp ủy, chính quyền từ huyện đến các xã, thị trấn cần tập trung chỉ đạo sát sao từ việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân đến việc thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển vùng kinh tế. Việc trồng rừng sản xuất theo chương trình, dự án của Nhà nước được nhân dân hưởng ứng tích cực và phát triển rộng khắp là do chính sách giao đất, giao rừng, hỗ trợ công chăm sóc, giống, khoa học kỹ thuật đã được huyện triển khai kịp thời đến tận các hộ dân. Ban chỉ đạo và Ban quản lý dự án phát triển rừng cấp huyện cần phối hợp chặt chẽ để thực hiện hiệu quả các dự án trồng rừng trên địa bàn, đồng thời phát huy vai trò của Ban quản lý bảo vệ và phát triển rừng các thôn, bản.

- Hằng năm, huyện giao các đơn vị chuyên môn quan tâm chỉ đạo, phân công phụ trách địa bàn các xã, thị trấn để phối hợp và hướng dẫn nhân dân thiết kế đúng diện tích, xử lý thực bì, chuyển giao kỹ thuật. Vào mỗi vụ trồng rừng cần cử cán bộ chuyên môn sâu sát cơ sở, đến tận hộ dân hướng dẫn bà con cách bảo quản cây con giống mới cấp, trồng rừng đúng thời điểm để đạt hiệu quả cao.

- Việc sản xuất cây con giống, huyện cần quan tâm chỉ đạo các lâm trường, Ban quản lý rừng trên địa bàn thực hiện hiệu quả việc ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư từ hệ thống mái che, vòi quay phun nước tự động phục vụ tốt cho công tác gieo ươm, chăm sóc cây giống nhằm nâng cao chất lượng cây khi xuất vườn. Các quy trình kỹ thuật luôn được thực hiện nghiêm ngặt từ khâu chọn giống ban đầu, chọn đất ươm, phân bón, tạo nhiệt độ, bảo đảm đủ tiêu chuẩn mới cấp cho nhân dân thực hiện trồng rừng.

- Phối hợp các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, kể cả các doanh nghiệp tại Lào, Thái Lan cam kết đầu tư, thu mua sản phẩm rừng trồng theo hợp đồng. Đồng thời, đảm bảo điều kiện giá cả thị trường, phân bón, vận chuyển, nhân công, vốn vay để người dân yên tâm trTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾồng rừng.

- Thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch trồng rừng hàng năm của tỉnh Quảng Trị. Tạo điều kiện tốt nhất để phát triển rừng trồng sản xuất bền vững.

CHƯƠNG 2:

THC TRNG PHÁT TRIN RNG TRNG SN XUT TI HUYỆN HƯỚNG HÓA, TNH QUNG TR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)