I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT
1.1. Khái niệm vàn ội dung
1.1.4. Yêu cầu kỹ thuật về phát triển rừng trồng sản xuấ t
Ngày nay, phát triển luôn gắn với phát triển bền vững, nhất là đối với các nước đang phát triển; PTBV gắn với nhiều ngành nhưng đối với ngành nông nghiệp nói chung và RTSX nói riêng liên quan nhạy cảm đến phát triển bền vững. Việc RTSX không chỉ đơn thuần đóng góp tương đối vào GDP cao liên tục, khai thác có hiệu quả nguồn lực mà còn bTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾảo vệ môi trường sinh thái và dự trữ nhiều nguồn lực cho thế hệ
tương lai. Hiện nay và kể cả tương lai sau này, cho dù kinh tế - xã hội có phát triển đến đâu, qui trình công nghệ sản xuất có thay đổi bằng các ứng dụng khoa học - kỹ thuật mới, tiến bộ thì nước và không khí vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển bền vững của nhân loại. Ảnh hưởng của rừng thể hiện rõ nét nhất trong mùa mưa lũ, nếu rừng đầu nguồn được bảo vệ tốt thì sẽ trở thành lá chắn vững chắc ngăn chặn được dòng nước lũ đầu nguồn các sông; hạn chế dòng chảy gây lũ lụt ở vùng hạ du, vùng đồng bằng, giảm bớt thiệt hại do ngập úng ảnh hưởng đến các ngành sản xuất và đời sống; ngoài ra rừng còn có chức năng giữ ẩm tạo nguồn nước ngầm hạn chế khô hạn trong mùa khô. Rừng phát triển tốt có tác dụng điều hòa không khí, hạn chế sự tạo mưa a xít, giảm dần tốc độ nóng lên của trái đất. Thực tế trong những năm gần đây cho thấy, những vùng nào, nước nào, những địa phương nào làm tốt công tác bảo vệ rừng đầu nguồn, chăm sóc tốt RTN và rừng trồng thì tình trạng thiệt hại do mưa lũ, nhất là lũ ống lũ quét ở vùng núi, vùng đất dốc giảm, đất nông nghiệp không bị xói mòn sa mạc hóa, cây trồng vật nuôi được bảo vệ.
Xác định rõ RTSX vừa là ngành kinh tế quan trọng, vừa có ý nghĩa phòng hộ, trong mấy năm trở lại đây các ngành, các địa phương đều quan tâm đến công tác trồng và phát triển RSX; thể hiện trong công tác quy hoạch phân chia 3 loại rừng đã chú trọng đến phát triển RSX cả về qui mô diện tích lẫn nhiệm vụ giải pháp tác động chính là trồng rừng, qui hoạch vùng nguyên liệu gắn với chế biến sâu phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu gỗ rừng trồng.