ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HUYỆN HƯỚNG, TỈNH QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 45)

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HUYỆN HƯỚNG, TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Hướng Hóa là huyện vùng cao, miền núi, biên giới của tỉnh Quảng Trị, cách thành phố Đông Hà khoảng 65 km về phía Tây (tính từ Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Khe Sanh), phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, huyện Vĩnh Linh, phía Đông giáp huyện ĐaKrông; phía Tây, Nam giáp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, có 3 sông chính gồm: Sông Sê Pôn, sông Xê Băng Hiêng chảy qua Lào, sông Rào quán chảy về thượng lưu sông Thạch Hãn, trước khi ra cảng Cửa Việt rồi ra biển đông; có tổng diện tích tự nhiên của huyện 115.283,1ha (chiếm 25% diện tích tỉnh Quảng Trị), trong đó có gần 81,12% diện tích tự nhiên đang sử dụng cho lĩnh vực lâm nghiệp (trong đó đất rừng sản xuất 63.355,20 ha). Mặc dù, đóng góp cho ngân sách huyện từ lĩnh vực lâm nghiệp còn khiêm tốn nhưng vai trò là tác nhân chủ đạo để giữ ổn định môi trường, sinh thái, cảnh quan cho huyện trong điều kiện khắc nghiệt của khí hậu, thời tiết và tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn. Song, đây là địa phương có nhiều tiềm năng to lớn cho phát triển hoạt động rừng sản xuất. Đây là địa bàn có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi ngang qua như: Đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, Quốc lộ 9, điểm đầu của tuyến hành lang kinh tế Đông- Tây vào Việt Nam, có cửa khẩu Qeuốc tế Lao Bảo và Khu kinh tế Thương mại Đặc biệt Lao Bảo, có đường biên giới dài 156,3km tiếp giáp với 3 huyện bạn Lào. Do vậy, Hướng Hoá đã và đang là một trong những địa phương có vị thế đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Trị.

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 93.517,02 ha chiếm 81,12% diện tích đất tựTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ nhiên của toàn huyện. Dân số toàn huyện năm 2017 là 86,2 nghìn người,

mật độ dân số 73,2 người/km2, gồm các dân tộc: Kinh, Vân Kiều, Pa Cô. Huyện Hướng Hóa có 22 đơn vị hành chính gồm: Thị trấn Lao Bảo, Thị trấn Khe Sanh và 20 xã: Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Tân, Hướng Linh, Tân Hợp, Húc, Tân Liên, Tân Lập, Tân Lòng, Tân Thành, Thuận, Hướng Lộc, Thanh, A Xing, A Túc, Xy, A Dơi, Ba Tầng.

Từ năm 1993 đến nay diện tích rừng trồng trên địa bàn huyệnHướng Hóa không ngừng tăng lên dưới tác động của các chương trình, dự án như 327, 661, chương trình 5 triệu ha rừng và một số chương trình khác. Mặc dù đóng góp cho ngân sách từ lĩnh vực lâm nghiệp của huyện trong những năm qua còn khá khiêm tốn nhưng trồng rừng tại huyện Hướng Hóa đã vàđang hình thành các mô hình sản xuất khá đa dạng, thu hút các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tham gia góp phần giữ ổn định môi trường, sinh thái, tăng tỷ lệ che phủ rừng; đồng thời, tạo thu nhập, công ăn việc làm ổn định cho nhiều hộ gia đình và lao động trên địa bàn. Có thể nói lâm nghiệp huyện Hướng Hóa đã góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, xây dựng nông thôn mới và là nhân tố quan trọng trong chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Với những thay đổi trên, trồng rừng sản xuất ở huyện Hướng Hóa đã góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh tháiởhuyện Hướng Hóa và tỉnh Quảng Trị.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng

Đặcđiểm địa hình huyệnHướng Hóa, tỉnh Quảng Trị mang sắc thái địa thế núi rừng hùng vĩ rất đa dạng. Núi và sông xen kẽ nhau, tạo thành địa hình chia cắt, sông suối đều bắt nguồn từ núi cao. Có thể chia ra 3 tiểu vùng khí hậu mạng những sắc thái khác nhau, gồm:

+ Tiểu vùng khí hậu Đông Trường Sơn: Gồm các xã nằm phía Bắc của huyện (Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Sơn, Hướng Linh), đây là vùng chịu ảnh hưởng rỏ nét của nhiệt đới gió mùa Đông Bắc. Nền nhiệt tăng cao vào mùa nóng và chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây - Nam khô nóng, nhiệt độ bình quân cả năm tương

+ Tiểu vùng khí hậu chuyển tiếp (giáp các xã Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Húc, thị trấn Khe Sanh). Là vùng chịuảnh hưởng của chế độ khí hậu giao thoa giữa Đông và Tây Trường Sơn. Nền khí hậu tương đối ôn hoà trong năm, mang sắc thái á nhiệt đới, nhiệt độ bình quân cả năm là 22 độ C. Đặc biệt, thị trấn Khe Sanh nằmở giữa đỉnh Trường Sơn nên có khí hậu khá lý tưởng, là lợi thế cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng.

+ Tiểu vùng khí hậu Tây Trường Sơn: Còn lại nằm ở phía Tây Nam của huyện. Là vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của chế độ khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt cao hầu như quanh năm, nhiệt độ trung bình năm là 25,3 độ C. Các tiểu vùng khí hậu đã tạo cho huyện Hướng Hoá là vùng có tài nguyên khí hậu đa dạng, đây thực sự là một trong những thế mạnh để phát triển nội lực và thu hút đầu tư vào địa bàn.

Thổ nhưỡng huyện Hướng Hóa chủ yếu là nhóm đất chủ yếu có hai loại: cát pha và đất đỏ bazan, thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp, có độ dốc dưới 300; đất tự nhiên có tầng đất dày phù hợp phát triển cây trồng ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế.

2.1.1.3. Khí hu

Hướng Hóa chịuảnh hưởng của chế độ khí hậu Đông Trường Sơn. Qua phân tích số liệu theo dỏi nhiều năm của Trạm khí tượng huyệnHướng Hóa có những đặc trưng sau: Nhiệt độ trung bình năm 22-230C, tháng thấp nhất là 16,5-170C (tháng 12, tháng 1,2); tháng cao nhất 340C ,biên độ nhiệt độ ngày -đêm5,5 - 60C.

Lượng mưa bình quân 2.262 mm/năm.

Lượng mưa trung bình năm trên địa bàn khá cao: 2.262 mm/năm. 80% lượng mưa tập trung vào từ tháng 6 đến tháng 11 với cường độ mưa khá lớn, thời kỳ còn lại lượng mưa không đáng kể.

Quảng Trị nói chung và Hướng Hóa chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây - Nam khô nóng xuất hiện sớm từ tháng 3 và kết thúc muộn vào tháng tháng 8. Bão, lụt là các yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đối với Quảng Trị. Tần suất bão lụt tập trung từ tháng 8 đến tháng 11. Bão thường kèm mưa lớn nên dễ gây ra lũ lụt,ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đời sống của nhân dân.

Huyện Hướng Hóa có 3 sông chính: SôngSê Băng Hiêngxuất phát nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ, chảy quađịa phân các xã Hướng Lập, Hướng Việt, huyện Hướng Hóa tạo thành một con sông nước ngọt tươi mát, xanh trong hòa nhập với con sông Sê Pôn bắt nguồn từ tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là 2 con sôngnước chảyngược địa hình theo quy luật tạo hóa chảy qua địa của bàn huyện Sê Pôn, tỉnh Sa Văn Na Khẹt, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, nhập... tạo thành nguồn nước sinh hoạt, phát triển thủy lợi và đánh bắt thủy sản cho nhân dân hai bên biên giới.

Hướng Hóa có các hồ chứa nước như:Thủy Rào Quán, Thủy điện Hạ Rào Quán, Thủy điện Khe Dong, Khe Nghi, La La, hồTân Kim, Lao Bảo, Khe Sanh, Thác Chênh Vênh, Ta Puồng và hàng trăm công trình thủy nhỏ, rải đều khác 22 xã, thị trấn có tổng dung tích trên 141 triệu m3, tưới cho trên hàng ngàn hecta cây trồng của các huyện: Cam Lộ, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, Đa Karông và các xã trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Ở trong lòng đất, độ sâu từ 15m- 45m có mạch nước ngầm liên thông thuận lợi cho đào giếng, khoan giếng dùng trong sinh hoạt hoặc phục vụ sản xuất. Đó là một trong những điều kiện cần và thuận lợi để Hướng Hóa thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

2.1.1.5.Tài nguyên đất

a) Hiện trạng sử dụng đất

Huyện Hướng Hóa có tổng diện tích đất tự nhiên là 115.283,1ha được bố trí và sử dụng như sau:

- Diện tích đất nông nghiệp là 93.517,02 ha chiếm 81,15%; đất phi nông nghiệp 4.647,4 ha, chiếm 4,03%, đất chưa sử dụng còn 18.347,7 ha, chiếm 14,85% diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong số diện tích đất nông nghiệp hiện có thì diện tích đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn đạt 78.760,69 ha chiếm 68,35%, đáng chú ý là diện tích đất RTSX chiếm khá lớn trong tổng diện tích tự nhiên của huyện có 13.904,05 ha, chiếm 12,07% diện tích đất tự nhiên của huyện.

- Trong tổng số diện tích đất chưa sử dụng, nhóm đất đồi núi chưa sử dụng là 1.180,44 ha, chiếm 7,02% đất chưa sử dụng và chiếm 1,02% diện tích tự nhiên của huyện, đây là tiềm năng khá lớn để khai thác, đầu tư để PTLN trong thời gian tới. Đồng thời, là cơ hội đểTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ phát huy hiệu quả tiềm năng đất đai, mang lại thu nhập tăng

thêm cho người trồng rừng.

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất huyệnHướng Hóađếnnăm2017

TT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) % * Tổng diện tích tự nhiên 115.283,1 100 1 Đất nông nghiệp 93.517,02 81,12 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 34.244,7 12,80 1.2 Đất lâm nghiệp 59.129,00 68,35 1.2.1 Đất RSX 13.904,05 12,06 1.2.2 Đất RPH 22.579,34 19,60 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 22.645,61 19,65 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 107,92 0,09 1.4 Đất nông nghiệp khác 35,41 0,03

2 Đất phi nông nghiệp 4.647,4 4,03

3 Đất chưa sử dụng 18.347,7 14,85

Trong đó:

- Đất bằng chưa sử dụng 0,0 0,00

-Đất đồi núi chưa sử dụng 18.347,7 14,85

(Theo Nguồn: Niên giám Thống kê huyệnHướng Hóa 2017)

b) Các loại đất đồi núi chủ yếu:

Theo báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Hướng Hóa năm 2017, đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj) có 2.572,6 ha; Đất nâu vàng trên đá ba zan (Fu) có 24.418,8 ha; đất vàng đỏ trên đá phiến thạch sét (Fs) có 63.355,2 ha; đất nâu vàng trên đá ba zan (Fk) có 1.915,08 ha; đất nâu thẩm (Ru) có 575,4 ha; đất xói mòn trơ sỏi đá (E) có 680,12 ha

Với lợi thế diện tích đất đồi núi chiếm hơn 81,12% diện tích tự nhiên của huyện (Bảng 2.1), đây chính là điều kiện để huyện phát huy lợi thế trong việc trồng rừng nói chung và phát triển rừng trồng sản xuất nói riêng, nhằm khai thác đúng tiềm năng đất đai, đem lại thu nhập cao vàổn định, xóa đói giảm nghèo cho người dân sống gần rừng và ven rừng. Do vTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾậy, theo bảng thống kê thì huyện Hướng Hóa có 6 loại đất cơ bản

trên đây là các loại đất phù hợp để phát triển rừng trồng sản xuất, trong đó đất vàng đỏ trên phiến đá thạch sét, đất vàng nâu trên đá bazan phù hợp nhất để phát triển rừng trồng sản xuất và đem lại hiệu quả kinh tế từ rừng trồng.

2.1.1.6. Tài nguyên thiên nhiên khác

+ Về khoáng sản: Khoáng sản đáng kể của huyệnHướng Hóa là nguồn vật liệu xây dựng như đá ba zan, đá vôi xi măng, đất sét xi măng.

Quặng sắt vùng Hướng Sơn có trữ lượng khá lớn, chất lượng sắt khá tốt có thể sử dụng sản xuất sắt, thép cung cấp cho xây dựng. Ngoài ra, tại xã Hướng Sơn có núi đá xi, hiện tỉnh Quảng Trị đang chỉ đạo các ngành chức năng, các có quan chuyên môn nghiên cứu, thẩm định và kêu gọi đầu tư, khai thác xi măng và chế biến vật liệu xây dựng.

+ Tài nguyên thực vật và động vật: Trên 77,5% diện tích đất huyện Hướng Hóa được che phủ bởi thảm rừng nguyên sinh, rừng trồng với nhiều chủng loại thực vật phong phú. Trong đó có nhiều loài động vật hoang dã có quí hiếm như chồn, nhím, lợn rừng, hoẵng, gà lôi, tê tê, hươư, nai, trâu rừng, bò rừng,...Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá cần được quan tâm bảo vệ tạo môi trường sinh thái, phục vụ cho nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện Hướng Hóa.

+ Tài nguyên rừng và đất rừng: Theo số liệu kiểm kê rừng và kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng năm 2016 thì diện tích đất có rừng của huyện là 78.761,17 ha, trong đó: RTN có 42.211,41 ha, rừng đặc dụng 22.645,61 ha và rừng trồng 13.904,05 ha trong đó rừng mới trồng là 381,0 ha. Đất chưa có rừng là 13.804,5ha, chiếm 11,98% diện tích đất tự nhiên.

Trong tổng số 42.211,41 ha RTN thì tất cả đều là rừng phục hồi. Trong những năm qua do nạn khai thác tài nguyên rừng bừa bãi, nạn đốt phá rừng làm nương rẫy vẫn còn xảy ra ở một số vùng có đồng bào dân tộc làm cho tài nguyên rừng bị suy giảm nghiêm trọng, xu thế sản lượng và diện tích rừng giàu giảm, rừng trung bình, rừng nghèo và rừng phục hồi tăng lên. Diện tích đất trống đồi núi trọc chưa sử dụng của huyện được quy hoạch vào sản xuất lâm nghiệp còn nhiều (1.180,44 ha). Tình trạng trên đặt ra cần phải có phương thức khai thác đất đai và tài nguyên rừng một cách hợp lý, gắn công tác bTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾảo vệ rừng, chăm sóc rừng với giao đất giao rừng cho hộ gia đình sử dụng

để trồng rừng sản xuất, giải quyết việc làm, tạo thu nhập, làm giảm áp lực về đời sống của nhân dân lên RTN.

Tóm lại: Từ những yếu tố trên của điều kiện tự nhiên tại địa bàn huyện Hướng Hóa cho thấy vai trò của rừng rất quan trọng trong việc giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, phòng chống lũ lụt, sạt lở, sụt lún đất, cải thiện điều kiện thời tiết, khí hậu, ngăn chặn và khắc phục những tác hại của thiên tai. Vì vậy, việc RTSX để phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân là việc làm cần thiết, đồng thời làm tăng cường độ che phủ của rừng là một yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa cực kỳquan trọng trong quá trình sản xuất - kinh doanh nông - lâm nghiệp của huyện Hướng Hóa và là điều kiện để bảo vệ biên giới Tổ quốc.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội

2.1.2.1. Dân số, lao động và đời sống dân cư

Dân số trung bình toàn huyện đến 30/12/2017 có 19.317 hộ, 89.780 người (trong đó nam 43.889 người chiếm 48,89%, nữ 45.891 người chiếm 51,11%); tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,8%0 vào loại cao so với toàn tỉnh (bảng 2.2).

Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 2015 - 2017

TT Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 So sánh

2017/2015

1 Tổng số hộ Hộ 19.268 19.292 19.317 1,30

- Hộ Nông nghiệp Hộ 14.065 13.891 13.715 -2,53 - Hộ nghèo theo chuẩn QG Hộ 6.412 6.234 6.021 3,80 - Tỷ lệ hộ nghèo/ Tổng số hộ % 33,28 32,31 31,17 - 2 Dân số trung bình Người 84.303 86.201 89.780 1,75 - Dân số nông thôn Người 65.925 65.082 64.641 1,53

- Tỷ lệ DSNT/Tổng DS % 78,2 75,5 72,1 - - Tỷ lệ tăng DS tự nhiên %0 2,01 1,86 1,83 - 3 Tổng lao động Người 44.143 45.283 46.173 15,90 - Lao động NN Người 30.901 31.592 32.321 12,60 - Tỷ lệ LĐNN/Tổng LĐ % 70 70 70 - - Lao động nữ Người 22.601 23.185 23.641 22,60 - Tỷ lệ LĐ nữ/Tổng LĐ % 51,2 51,2 51,2 4 BQ LĐ/hộ Người 2,06 1,80 2,36 14,50 - BQ LĐNN/hộNN Người 1,90 1,69 2,20 -

- Tỷ lệ DSNN/Tổng DS % 74,92 72,17 68,81 -

(Theo Nguồn: Niên giám thống kê huyệnHướng Hóa năm 2017)

Toàn huyện có 19.317 hộ, trong đó hộ nghèo 6.021 hộ. Dân số phân bố khá đồng đều giữa các xã, thị trấn. Tổng số dân số của huyện Hướng Hóa đến 31/8/2017 có 89.780 người, trong đó có 61.780 ngườiở nông thôn (chiếm 68,81%).

Điều đáng ghi nhận, số hộ nông nghiệp, lao động nông nghiệp, nhân khẩu nông nghiệp của huyện đều giảm qua các năm. Điều đó chứng tỏ đã có một sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)