2.4.1 .Ảnh hưởng của các yếu tố về năng lực sản xuất hộ
3.3. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT
3.3.1. Tăng cường công tác qui hoạch và quản lý quy hoạch
Qua khảo sát thực tế thấy rằng: Phần lớn đất quy hoạch phát triển RTSX của huyện là không tập trung, khá manh mún, phân bố rải rác xen kẻ với RPH, đất nông nghiệp và khu dân cư. Vì vậy, trong triển khai thực hiện qui hoạch đối với các diện tích nhỏ lẻ, nằm xen kẻ với các loại đất khác và khu dân cư nên giao cho dân để trồng rừng, đối với các vùng đất có khả năng trồng rừng tập trung thì nên có kế hoạch triển khai theo hình thức cuốn chiếu, trồng vùng nào xong vùng đó, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư thâm canh, xây dựng hạ tầng đường sá và thuận lợi cho việc thu hoạch khai thác vận chuyển sau này; đối với những vùng gần dân thì ưu tiên giao cho dân; đối với những vùng xa dân cư nên giao cho các tổ chức, các doanh nghiệp có điều kiện để đầu tư thuê khoán lao động theo từng công đoạn.
Để khắc phục tình trạng quy hoạch không thống nhất, nhỏ lẻ, manh mún, trong thời gian tới huyện cần tập trung các giải pháp cơ bản sau:
- Tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án trên địa bàn về mặt tài chính, kỹ thuật để thực hiện có tốt việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch cụ thể về giao đất giao rừng của huyện. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn lập kế hoạch giao đất giao rừng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm căn cứ triển khai. Để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan cần giao cho các đơn vị chức năng chuyên ngành giúp chính quyền địa phương thực hiện.
- Rà soát lại các khế ước và hạn mức đã giao, đánh giá lại thực trạng quản lý và sử dụng đất rừng của các chủ thể được giao trên địa bàn có phương án đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý phù hợp. Việc giao đất, giao rừng phải đúng đối tượng, ưu tiên cho các hộ gia đình, cá nhân cư trú trên địa bàn; tránh trường hợp giao sai đối tượng và sai mụcđích trong sở hữu đất.
- Tiếp tục rà soát chuyển giao các đối tượng đất quy hoạch phát triển RTSX ở các Ban quản lý dTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾự án RPH về cho địa phương quản lý để giao cho các cá nhân, tổ chức,
hộ gia đình phát triển RTSX nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai trên địa bàn. Các đơn vị nhận đất phải có hồ sơ bản đồ, sơ đồ chi tiết và đóng mốc trên thực địa rõ ràngđể quản lý tránh trường hợp tranh chấp đất đai có thể xảy ra.
- Quy hoạch chi tiết các vùng nguyên liệu tập trung. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện thay thế các diện tích rừng trồng sản xuất trước đây có năng suất thấp. Quan tâm công tác quy hoạch phát triển mạng lưới chế biến lâm sản quy mô nhỏ và các trang trại lâm nghiệp. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển RTSX, công khai các quy hoạch PTLN.