2.4.1 .Ảnh hưởng của các yếu tố về năng lực sản xuất hộ
3.3. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT
3.3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý
3.3.2.1. Về tổ chức quản lý ngành
- Thực hiện cải cách hành chính, tăng chất lượng, giảm số lượng cán bộ kiểm lâm và cán bộ quản lý PTLNở cấp trên (tỉnh, huyện). Tăng cường năng lực cho cấp cơ sở, đội ngũ cán bộ quản lý PTLN ở cấp xã, và thôn bản có RSX để chỉ đạo công tác trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng nhằm phát huy hiệu quả.
- Khuyến khích thành lập hiệp hội phát triển RTSX trên địa bàn huyện để trao đổi kinh nghiệm và gắn kết giữa sản xuất với chế biến. Chính quyền địa phương có trách nhiệm làm đầu mối phối hợp tạo liên kết chặt chẽ giữa người dân RTSX, nhà máy chế biến nguyên liệu và thị trường đầu ra của sản phẩm sản xuất trên địa bàn.
3.3.2.2. Về tổ chức quản lý thực hiện rừng trồng sản xuất
- Phát triển các hình thức liên doanh liên kết giữa các lâm trường, Ban quản lý dự án RPH, các doanh nghiệp tư nhân với hộ gia đìnhđể trồng rừng và chế biến lâm sản; phát triển kinh tế hợp tác trong lâm nghiệp. Chú trọng phát triển hình thức RTSX theo qui mô hộ gia đình, trang trại và hợp tác xã trồng rừng.
- Chính quyền các cấp cần tập trung hoàn thành các thủ tục giao rừng, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý PTLN cấp cơ sở để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển rừng theo hình thức xã hội hoá. Các tổ chức, cá nhân, trang trại, hộ gia đình tự chủ tài chính, thực hiện đầu tư phát triển RTSX và hưởng thành quả theo qui định pháp luật.