ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 93 - 94)

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT

2.4. ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG

TRỒNG SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯỚNG HÓA

2.4.1.Ảnh hưởng của các yếu tố về năng lực sản xuất hộ

* Đất đai và qui mô đất đai:

Như đã phân tíchở bảng 2.14 thì quy môđất đai của hộ có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả và hiệu quảRTSX của nông hộ. Những hộ có bình quân diện tích đất càng lớn thì chi phí trên cùng một đơn vị diện tích càng giảm và lợi nhuận mang lại càng cao. Nhóm hộ có bình quân diện tích > 4ha thì lợi nhuận mang lại trên 1 ha sau 6 năm kiến thiết là 22.715.900 đồng. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lâm nghiệp nói riêng thì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt. Do đất đai có tính đặc thù riêng là đất đai bị giới hạn về mặt diện tích, không những không tăng lên mà ngày càng bị thu hẹp. Bởi vậy, để khai thác tốt tiềm năng của đất đai chúng ta phải đầu tư thâm canh, tăng vụ, gối vụ. Để thực hiện được điều này thì phải áp dụng các tiến bộ khoa học vào trong sản xuất như: Chọn giống có năng suất cao lại ngắn ngày, tăng cường bón phân hữu cơ. Sản xuất lâm nghiệp huyệnHướng Hóa có được thuận lợi lớn và đây cũng là tiềm năng của huyện là diện tích đồi núi chiếm trên 81,14% diện tích tự nhiên của huyện. Nhận thức được lợi thế đó thì các cấp ngànhở huyện đã chỉ đạo nâng cao diện tích quy hoạch RTSX trong những năm tới. Nhằm khai thác những diện tích đất xấu, độTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ dốc cao, xa trung tâm. Tạo đà để tăng cường phát triển RTSX trên địa bàn

huyện Hướng Hóa nhằm đem lại công ăn việc làm ổn định, tạo được thu nhập cho người dân sống ven rừng, xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu chính đáng.

* Lao động và chất lượng lao động

Lao động nói chung và chất lượng lao động nói riêng ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả RTSX, như phân tích ở bảng 2.2 thì nguồn lao động của huyện Hướng Hóa khá dồi dào, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm hơn 78% tổng lao động, bình quân laođộng nông nghiệp đạt 2,6 lao động/hộ. Đây chính là nguồn lực quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cho việc phát triển RTSX tại địa phương. Bảng 2.15 sẽ làm rõ chất lượng lao động hay trìnhđộ của chủ hộ ảnh hưởng lớn đến kết quả cũng như hiệu quả RTSX, trình độ văn hóa của người tham gia RTSX. Những hộ mà chủ hộ có trình độ văn hóa càng cao(>lớp 9) thì kết quả mang lại càng cao về mặt lợi nhuận. Chính họ là những người đưa ra các quyết định trong quá trình trồng rừng của mình như: Chọn giống cây trồng gì cho tốt, có nên bón phân không và bón loại phân gì, bao nhiêu làđủ, công tác bảo vệ rừng có được quan tâm không, tìm kiếm thị trường, thương lại theo kênh nào... đó chính là các nhân tố trực tiếp tác động lên chất lượng và trữ lượng RTSX.

*Trang thiết b sn xut

Trong sản xuất lâm nghiệp thì việc đầu tư TLSX là rất tốn kém. Bởi vì những tư liệu sản xuất đó rất đắt đỏ. Ví dụ như: máy cày để cày đất, máy ủi để xử lý thực bì... Song những khâu làm đất và xử lý thực bì có thể thuê hoặc xử lý đơn giản như: phát, đốt, đào hố trồng rồi sau đó tiến hành trồng. Vì vậy, trong phạm vi nông hộ bình quân diện tích đất lâm nghiệp còn thấp thì việc đầu tư tư liệu sản xuất để phục vụ trồng rừng là vấn đề không cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)