Phát triển cơ sở hạt ầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 117 - 120)

2.4.1 .Ảnh hưởng của các yếu tố về năng lực sản xuất hộ

3.3. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT

3.3.9. Phát triển cơ sở hạt ầng

Xây dựng hệ thống đường giao thông, đường lô, khoảnh là giải pháp quan trọng để khai hoang, mở rộng các vùng sản xuất, phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển vật tư phân bón, cây giống, tiêu thụ sản phẩm rừng trồng, cải thiện điều kiện lao động và giảm chi phí sản xuất. Mặt khác hệ thống đường lô, khoảnh còn có nhiệm vụ quan trọng là khi có cháy rừng xảy ra dễ chữa cháy và hạn chế cháy rừng lan rộng.

Ở huyện Hướng Hóa, doảnh hưởng của điều kiện địa hình nhiều nơi bị chia cắt, hệ thống giao thông gặp nhiều khó khăn nhất là các vùng sâu vùng xa. Đồng thời, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh rừng của hộ. Theo đó, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ nhằm thúc đẩy kinh tế nông lâm nghiệp phát triển. Đặc biệt, trong thiết kế các dự án phát triển lâm nghiệp cần bố trí kinh phí để làm cầu cống, đường vận xuất, vTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾận chuyển lâm sản cho các khu vực vùng sâu vùng xa.

Trước mắt, cần tiếp tục nhân rộng mô hình nhà nước và nhân dân cùng tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông. Nhà nước hỗ trợ một phần, huy động các hộ gia đình đóng góp một phần để làm đường giao thông đến các vùng trồng rừng. Giao cho các hộ gia đình địa phương quản lý sử dụng các tuyến đường lâm sinh, thường xuyên duy tu bảo dưỡng để sửdụng lâu dài. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng các tuyến đường liên thôn liên xã, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại và sản xuất, đặc biệt trong mùa mưa bão.

Về lâu dài, cần nghiên cứu để có chính sách khuyến khích các hộ gia đình đóng góp một phần kinh phí khi thu hoạch rừng trồng để trích lập quỹ duy tu bảo dưỡng đường ở địa phương.

3.3.10. Nghiên cứu tìm kiếm thị trường và cải thiện chuỗi cung tiêu thụ sản phẩm gỗ RTSX

Theo Chiến lược PTLN Việt Nam, thị trường gỗ trong khu vực châu Á sẽ rất căng thẳng do cung không đủ cầu, phải nhập khẩu gỗ từ các nước Malaysia, Campuchia, Lào, Nga, Canada, Australia. Do vậy, gỗ và lâm sản dù thô hay qua chế biến đều có thể tiêu thụ dễ dàng.

Tăng cường công tác tiếp thị để tìm hiểu thị trường về cung cầu, giá cả trong tỉnh, trong nước và quốc tế về lâm đặc sản. Chuẩn bị cho bước phát triển chế biến gỗ ván dăm và các mặt hàng đặc sản khác, liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước để tăng sức cạnh tranh.

Cần nghiên cứu chính sách tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp hợp lý, có lợi cho người sản xuất, chú trọng sản phẩm từ rừng trồng.

Thực hiện cơ chế tự do lưu thông, khuyến khích mọi thành phần tham gia cạnh tranh lành mạnh đảm bảo lợi ích cho người sản xuất và người tiêu dùng.

Khuyến khích nhân dân tiêu thụ hàng lâm sản nội địa thay hàng nhập khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng lâm sản.

Trong giai đoạn hiện nay, thị trường thế giới có nhu cầu cao về dăm giấy, sản phẩm gỗ chế biến. Để khuyến khích đầu tư phát triển RTSX có chất lượng cao thì giải pháp về thị trường là hết sức quan trọng, đặc biệt là thị trường đầu ra của sản phẩm rừng trồng. Để thực hiện tốt vấn đề này Nhà nước cần hỗ trợ công tác nghiên cứu thị trường, tiếp thị và xúc tiến thương mại; tìm kiếm đối tác xuất khẩu trực tiếp thay cho xuất khẩuTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾủy thác như hiện nay.

Qua nghiên cứu thị trường gỗ nguyên liệu rừng trồng trên địa bàn tỉnh, huyện và địa bàn các nước lân cận hiện nay tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, về lâu dài Nhà nước cần có nghiên cứu và định hướng thị trường cho dân để dân chủ động sản xuất các loại sản phẩm gỗ đáp ứng nhu cầu thị trường trong từnggiai đoạn, từng thời điểm nhằm đạt được hiệu quả về giá thu lại lợi nhuận tối đa cho người trồng rừng. Ví dụ gỗ được cấp chứng chỉ rừng FSC.

Cần đơn giản hóa các thủ tục khai thác, lưu thông, vận chuyển gỗ rừng trồng trên thị trường. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh tình trạng độc quyền mua bán trên thị trường. Các đơn vị kinh doanh lâm sản có thể ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm rừng trồng hộ gia đình trênđịa bàn để bảo đảmổn định thị trường.

Hiện nay các hộ trồng rừng chủ yếu bán rừng cho các thương lái, nên nhiều khi bị ép giá. Các nhà máy chế biến chủ yếu mua nguyên liệu gỗ thông qua các thương lái. Lâu dài, các nhà máy cần có chính sách ưu đãi để khuyến khích các tổ chức và hộ gia đìnhđến bán nguyên liệu trực tiếp tại các nhà máy. Các nhà máy cần mở rộng các hình thức liên doanh liên kết, các hình thức giao dịch qua hợp đồng trong sản xuất và chế biến gỗ rừng trồng. Phối hợp cùng chính quyền địa phương để triển khai ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm rừng trồng, cungứng các dịch vụ hỗ trợ với đại diện các nhóm hộ để khắc phục quy mô sản xuất nhỏ lẻ của hộ gia đình, phát huy tính ưu việt của kinh tế hợp tác, đẩy mạnh phát triển rừng trồng kinh tế, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, đảm bảo ổn định thị trường gỗ nguyên liệu. Hiện nay hầu hết các nhà máy chế biến gỗ đều tập trung ở huyện Cam Lộ, Hải Lăng, Gio Linh, Vĩnh Lĩnh nên các địa phương ở xa, giao thông đi lại khó khăn như Hướng Hóa giá bán rừng của các hộ dân rất thấp. Để phát triển rừng trồng sản xuất, nâng cao hiệu quả trồng rừng, trong thời gian tới các nhà máy cần nghiên cứu phát triển một mạng lưới các đại lý ở các địa phương. Hoặc UBND tỉnh, huyện cần nghiên cứu, kêu gọi đầu tư thêm một vài nhà máy chế biến lâm sản khu vực phía Tây của tỉnh Quảng Trị, ưu tiên chế biến sâu (như ván MDF) để thu mua trực tiếp các sản phẩm gỗ rừng trồng của từng hộ dân, thu hẹp dần hoạt động của các thương lái, đảm bảo chủ động nguồn nguyên liệu, công tác tổ chức thu mua gỗ nguyên liệu đạt hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)