QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHỦ YẾ U

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 102)

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT

3.2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHỦ YẾ U

3.2.1. Về quan điểm

- Phát triển RTSX bằng các giải pháp tác động vào quá trình trồng rừng, khai thác và tiêu thụ sản phẩm rừng trồng nhằm đưa lại năng suất cao hơn. Đây là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, xóa đói, giảm nghèo cho người dân miền núi nói riêng và các hộ nông dân có tham gia trồng rừng sản xuất nói chung, góp phần ổn định KT-XH và an ninh - quốc phòng. Tăng trưởng gắn với PTBV là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình định hướng phát triển RTSX cũng như phát triển LNXH nói riêng và phát triển KT-XH nói chung của huyện Hướng Hóa. Do đó, vấn đề tạo việc làm nâng cao thu nhập và nhận thức cho người dân sống gần rừng thông qua giao đất, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ vốn, vật tư cây giống để RTSX được xem là giải pháp cơ bản làm giảm áp lực về đời sống của người dân lên RTN.

- Để đạt được lợi nhuận từ phát triển kinh doanh RSX phải có tỷ suất đầu tư cao và dài hạn mới có thể cải tạo chất lượng rừng, làm tăng vốn rừng. Hầu hết người dân trong vùng trồng rừng cònkhó khăn,việc phát triển RTSX phụ thuộc lớn vào sự hỗ trợ từ ngân sách TW thông qua chính sách phát triển RSX của Chính Phủ. Vì vậy, phải tập trung nghiên cứu để có giải pháp, bước đi phù hợp nhằm nâng cao chất lượng phát triểnRTSX trên địa bàn huyện.

- Khai thác quỹ đất để phát triển RTSX phải đạt được mục tiêu XĐGN, có như vậy mới đảm bảo cân bằng xã hội và phát triển bền vững. Nếu vì mục đích kinh tế, nóng vội giao đất giao rừng cho các tổ chức, thành phần kinh tế để đẩy nhanh công tác phát triển RTSX thì quá trình phân hoá giàu nghèo sẽ diễn ra nhanh, người có điều kiện về kinh tế sẽ nhận được nhiều đất trồng nhiều rừng sẽ thu lợi và giàu lên nhanh chóng. Người nghèo, không có điều kiện bỏ vốn tham gia dẫn đến mất đất, mất tư liệu sản xuất, thiếu việc làm và quay lại phá rừng. Vấn đề xã hội không những không giải quyết được mà nguy cơ mất RTN lại gia tăng. Vì vậy, muốn giải quyết vấn đề nghèo đói của ngườTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾi dân vùng núi thông qua phát triển RTSX trước hết cần sự trợ giúp ban

đầu từ nhiều phía: nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học, ngân hàng, cộng đồng dưới nhiều hình thức: Hỗ trợ vốn, vật tư, tiếp cận kỹ thuật, thị trường. Trong trường hợp chuyển đổi chủ sở hữu rừng cũng phải tạo cho người nghèo có việc làm thông qua làm công, nhận khoán theo từng công đoạn để có thêm thu nhập đảm bảo cuộc sống.

- Rừng là tài nguyên quốc gia, việc bảo vệ và phát triển rừng không chỉ có sự nỗ lực của Nhà nước mà là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi một người dân. Thực hiện xã hội hóa phát triển RSX, các thành phần kinh tế có thể đầu tư vào lĩnh vực này nhằm thu lại hiệu quả và các lợi ích hợp pháp từ rừng, đồng thời giảm áp lực về ngân sách cho Nhà nước trong vấn đề bảo vệ và phát triển rừng.

- Phát triển RTSX phải gắn với thị trường đầu ra, cho nên cần có thông tin thị trường và sự liên kết kinh tế giữa nhà nước-doanh nghiệp-hộ nông dân-nhà khoa học- tín dụng thì mới đảm bảo được PTBV. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng, năng suất phát triển RTSX gắn với PTBV dựa trên quan điểm phát triển LNXH thực chất là việc thu hút sự tham gia tích cực của người dân vào việc phát triển RTSX tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập ổn định cuộc sống, khắc phục những hạn chế nói trên nhằm phát huy vai trò quan trọng của rừng đối với đời sống của con người.

3.2.2. Mục tiêu

3.2.2.1. Mc tiêu chung

Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 93.517,02 ha đất được quy hoạch cho lâm nghiệp huyện; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi hơn của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, XĐGN, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng.

Phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện Hướng Hóa một cách hợp lý hơn trong tương lai.

3.2.2.2. Mc tiêu c th

a) Mục tiêu kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp (bao gồm cả công nghiệp chTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾế biến lâm sản và các dịch vụ môi trường) từ6-7%/năm, đưa giá trị sản xuất

lâm nghiệp đến năm 2020 đạt 45 tỷ đồng (theo giá hiện hành). Tỷ trọng giá trị sản xuất lâm nghiệp chiếm 15-17% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện.

- Sản lượng gỗ lớn khai thác trong huyện khoảng 80.000 m3/năm. - Diện tích rừng trồng tập trung 2.300ha/năm.

- Diện tích rừng được chăm sóc5.070ha/năm.

- Đến năm 2020 có ít nhất 30% diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn, tiêu chí của FSC.

- Tổng giá trị sản xuất (nguyên liệu) hàng năm ước đạt: 45 - 50 tỷ đồng. Tăng tỷ trọng của ngành lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế ngành nông lâm ngư nghiệp, phấn đấu tỷ lệ đóng góp ngành nông nghiệp vào GDP của huyện khoảng 3-4% vào năm 2020.

- Nâng cao các giá trị môi trường rừng thông qua cơ chế phát triển sạch (CDM), du lịch sinh thái, phòng hộ chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước; tạo nguồn thu cho ngành lâm nghiệp từ các dịch vụ môi trườngđạt từ 6-8 tỷ đồng vào năm 2020..

b) Mục tiêu xã hội:

+ Tăng thu nhập, góp phần xoá đói và giảm 70% số hộ nghèo trong các vùng lâm nghiệp trọng điểm. Chú trọng các hộ nghèo và phụ nữ ở các vùng sâu, vùng xa.

+ Hạn chế canh tác nương rẫy trên đất lâm nghiệp, đẩy mạnh hình thức quản lý rừng cộng đồng, tạo điều kiện cho các hộ nghèo tham gia RTSX, tạo việc làm và thu nhậpổn định.

- Hàng năm giải quyết trung bình 10.000 công lao động, thu hút khoảng hơn 300 lao động tham gia sản xuất kinh doanh nghề rừng.

- Góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, miền núi nhằmổn định đời sống vật chất và cải thiện đời sống văn hoá tinh thần của người dân, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 28,14% năm 2017 xuống dưới 25% theo quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của huyện.

c) Mục tiêu môi trường:

- Nâng cao chất lượng RT, tạo cảnh quan môi trường sinh thái,bảo vệ, duy trì và ổn định độ che phủ của rừng trồng kinh tế ở mức an toàn cho phép, nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 65% vào năm 2020 và 75% vào năm 2025, nhằm nâng cao khả năng phòng hộ giữ đất giTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾữ nước hạn chế xói mòn, rửa trôi đất.

- Góp phần tham gia cùng với các khu rừng tự nhiên bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ các giá trị văn hoá, lịch sử của địa phương.

3.2.3. Các định hướng phát triển

3.2.3.1. Định hướng chung

Định hướng phát triển RTSX trên địa bàn phải gắn với quy hoạch PTLN của huyện, của tỉnh và chiến lược PTLN toàn quốc phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của huyện, của tỉnh. Vì vậy, phát triển RTSX phải có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề xã hội. Nâng cao hiệu quả phải trên cơ sở thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển RTSX trên địa bàn. Về lâu dài có thể xem RTSX là một nghề ổn định cho nhân dân vùng miền núi sống gần rừng.

Phấn đấu đến năm 2020 tất cả các diện tích đất trống, đồi núi trọc còn lại của huyện đều được phủ xanh bằng rừng trồng nguyên liệu nhằm khai thác tối ưu tiềm năng đất đai cho phát triển.

3.2.3.2. Định hướng c th

a) Định hướng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng:

- Về quản lý, bảo vệ rừng:

+ Toàn bộ diện tích rừng và đất rừng của huyện được quản lý thống nhất trên cơ sở các lâm phận được giao quản lý theo hệ thống tiểu khu, khoảnh, lô trên bản đồ và thực địa.Việc giao và cho thuê rừng cho các chủ rừng phải trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Toàn bộ diện tích RTSX, đặc biệt là rừng trồng sản xuất chủ yếu giao cho các thành phần kinh tế: Doanh nghiệp, cộng đồng, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân quản lý theo quy định của pháp luật trên cơ sở chia sẻ lợi ích.

+ Coi trọng công tác vận động, tuyên truyềnđể nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng cho mọi tầng lớp nhân dân. Tăng cường vai trò trách nhiệm của chính quyền cấp cơ sở, đặc biệt là cấp thôn, cấp xã, thị trấn trong việc bảo vệ và phát triển rừng đặc biệt là vai trò nhà nước trong triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư và phát triển RTSX.

+ Phát triển RTSX theo hướng thâm canh, coi trọng năng suất và chất lượng. Đối với diện tích RSX là RTN nghèo kiệt tái sinh kém, chất lượng thấp có thể cải tạo bằng giải pháp trồng rừng mới để có HQKT hoặc có giá trị môi trường cao hơn.

+ Phát triển rừng trồng sản xuất trên cơ sở nhu cầu thị trường, cung cấp nguyên liệu dăm giấy và chế biến đồ mộc; ưu tiên phát triển theo quy hoạch các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Khuyến khích các hình thức liên doanh liên kết các thành phần kinh tế đầu tư RTSX dưới nhiều hình thức; tập trung cải thiện năng suất rừng trồng thông qua áp dụng các giống mới và kỹ thuật thâm canh rừng làm tăng hiệu quả sử dụng đất.

+ Nhân rộng các mô hình RTSX có hiệu quả, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và thừa kế các kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp của người dân địa phương. Nghiên cứu phát triển rừng theo 2 hướng chính là cải tạo giống cây rừng và các biện pháp lâm sinh để không chỉ tăng năng suất, chất lượng rừng mà còn gia tăng các giá trị bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của rừng.

b) Định hướng sử dụng rừng và phát triển công nghiệp chế biến lâm sản:

- Về khai thác, sử dụng rừng

+ Khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, huyện cần có hướng dẫn cụ thể cho các chủ rừng về các chỉ tiêu, mức độ khai thác phù hợp với chức năng và mức độ phòng hộ của rừng. Tổ chức thực hiện tốt việc khai thác các dịch vụ môi trường từ rừng như phòng hộ đầu nguồn, ven biển và đô thị, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng để tạo Nguồn thu tái đầu tư để quản lý và bảo vệ, RTSX.

+ Khai thác sử dụng rừng phải có lợi nhuận cho chủ rừng, cho cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường. Khuyến khích đầu tư, quản lý, khai thác, sử dụng rừng bền vững.

+ Khuyến khích gây trồng, sử dụng lâm sản ngoài gỗ, tập trung vào các nhóm sản phẩm có thế mạnh như mây tre, dược liệu, dầu nhựa, thực phẩm... Tạo điều kiện cho các chủ rừng được quản lý, khai thác và sử dụng hợp pháp lâm sản ngoài gỗ theo quy định của pháp luật.

- Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ chế biTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾến lâm sản gỗ rừng trồng. Bên cạnh việc thúc đẩy xây dựng nhà máy chế

biến quy mô lớn, từng bước khuyến khích các cơ sở chế biến lâm sản quy mô nhỏ đổi mới công nghệ tạo việc làm, tăng thu nhập góp phần đa dạng hóa kinh tế nông nghiệp và nông thôn.

3.3. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾUĐỂ PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤTTẠI HUYỆNHƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ TẠI HUYỆNHƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ

3.3.1. Tăng cường công tác qui hoạch và quản lý quy hoạch

Qua khảo sát thực tế thấy rằng: Phần lớn đất quy hoạch phát triển RTSX của huyện là không tập trung, khá manh mún, phân bố rải rác xen kẻ với RPH, đất nông nghiệp và khu dân cư. Vì vậy, trong triển khai thực hiện qui hoạch đối với các diện tích nhỏ lẻ, nằm xen kẻ với các loại đất khác và khu dân cư nên giao cho dân để trồng rừng, đối với các vùng đất có khả năng trồng rừng tập trung thì nên có kế hoạch triển khai theo hình thức cuốn chiếu, trồng vùng nào xong vùng đó, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư thâm canh, xây dựng hạ tầng đường sá và thuận lợi cho việc thu hoạch khai thác vận chuyển sau này; đối với những vùng gần dân thì ưu tiên giao cho dân; đối với những vùng xa dân cư nên giao cho các tổ chức, các doanh nghiệp có điều kiện để đầu tư thuê khoán lao động theo từng công đoạn.

Để khắc phục tình trạng quy hoạch không thống nhất, nhỏ lẻ, manh mún, trong thời gian tới huyện cần tập trung các giải pháp cơ bản sau:

- Tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án trên địa bàn về mặt tài chính, kỹ thuật để thực hiện có tốt việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch cụ thể về giao đất giao rừng của huyện. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn lập kế hoạch giao đất giao rừng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm căn cứ triển khai. Để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan cần giao cho các đơn vị chức năng chuyên ngành giúp chính quyền địa phương thực hiện.

- Rà soát lại các khế ước và hạn mức đã giao, đánh giá lại thực trạng quản lý và sử dụng đất rừng của các chủ thể được giao trên địa bàn có phương án đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý phù hợp. Việc giao đất, giao rừng phải đúng đối tượng, ưu tiên cho các hộ gia đình, cá nhân cư trú trên địa bàn; tránh trường hợp giao sai đối tượng và sai mụcđích trong sở hữu đất.

- Tiếp tục rà soát chuyển giao các đối tượng đất quy hoạch phát triển RTSX ở các Ban quản lý dTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾự án RPH về cho địa phương quản lý để giao cho các cá nhân, tổ chức,

hộ gia đình phát triển RTSX nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai trên địa bàn. Các đơn vị nhận đất phải có hồ sơ bản đồ, sơ đồ chi tiết và đóng mốc trên thực địa rõ ràngđể quản lý tránh trường hợp tranh chấp đất đai có thể xảy ra.

- Quy hoạch chi tiết các vùng nguyên liệu tập trung. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện thay thế các diện tích rừng trồng sản xuất trước đây có năng suất thấp. Quan tâm công tác quy hoạch phát triển mạng lưới chế biến lâm sản quy mô nhỏ và các trang trại lâm nghiệp. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển RTSX, công khai các quy hoạch PTLN.

3.3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý

3.3.2.1. V t chc qun lý ngành

- Thực hiện cải cách hành chính, tăng chất lượng, giảm số lượng cán bộ kiểm lâm và cán bộ quản lý PTLNở cấp trên (tỉnh, huyện). Tăng cường năng lực cho cấp cơ sở, đội ngũ cán bộ quản lý PTLN ở cấp xã, và thôn bản có RSX để chỉ đạo công tác trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng nhằm phát huy hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)