1. KẾT LUẬN
Từ kết quả phân tích tình hình phát triển rừng trồng sản xuấtở các vùng sinh thái khác nhau của huyện Hướng Hóa, rị, đánh giá các nhân tố tác động đến kết quả cũng như hiệu quảRTSX, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:
1. Phát triển RTSX là vấn đề quan trọng có tính chiến lược thúc đẩy phát triển LNXH theo hướng PTBV. RTSX ngoài việc đưa lại hiệu quả đóng góp vào gia trị và GDP cho nền kinh tế, khai thác tiềm năng nguồn lực đất đai, lao động còn giải quyết các mâu thuẫn xã hội về vấn đề việc làm, thu nhập, XĐGN,cải thiện môi trường sinh thái góp phần tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển trong tương lai.
2. Qua phân tích, đánh giá các nhân tố tác động đến thực trạng cũng như giải pháp phát triển RTSX nói trên có thể khẳng định: Phát triển RTSX trên địa bàn huyện Hướng Hóa trong thời gian qua là có giá trị kinh tế, giá trị sản xuất cao, mang lại nguồn thu ổn định cho các hộ gia đình góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện môi trường sinh thái, xã hội và tăng diện tích phủ xanh đất trống đồi núi trọc, góp phần tăng diện tích rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
3. Với điều kiện tự nhiên, mức độ đầu tư cho công tác phát triển RTSX trên địa bàn như hiện tại thì có thể nói MH trồng thuần loài Keo LH đưa lại giá trị kinh tế cao nhất, tiếp đến là MH trồng Keo TT; MH trồng Keo LTH có năng suất, giá trị kinh tế thấp hơn 2 MH kia. Vì vậy, để phát triển RTSX trên địa bàn trong thời gian tới cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, khuyến cáo nhân rộng MH phù hợp với từng vùng sinh thái.
4. Diện tích trồng rừng càng cao(>4ha), trìnhđộ của chủ hộ càng cao(>lớp 9), hộ được tập huấn kỷ thuật phát triển RTSX mang lại kết quả cũng như năng suất RTSX càng cao. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của các yếu tố năng lực hộ trong việc phát triển RTSXTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ trên địa bàn huyệnHướng Hóa.
5. Như những phân tích trên có thể kết luận rằng việc nông dân bán cáp/trụm rừng có thể dẫn tới những thiệt hại tài chính lớn. Do vậy, phương thức tự khai thác bán trực tiếp cho nhà máy chế biến nên được khuyến khích. Nếu trong trường hợp không đủ điều kiện, cần tham khảo nhiều thông tin và tính toán, so sánh thật thận trọng trước khi đưa ra giá bán cáp/trụm cây đứng:
- Thị trường: Trước mắt nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy còn thiếu nên người dân rất dễ dàng trong việc bán sản phẩm nên mức độ tiếp cận thị trường của các hộ dân là như nhau; đối với các hộ trồng rừng có qui mô lớn, các trang trại, lâm trường có qui mô khối lượng sản phẩm lớn thuận tiện cho việc thu gom vận chuyển nên có lúc bán được với giá cao hơn. Vì vậy, việc giao đất cho dân mở rộng qui mô trồng rừng là hết sức cần thiết.
- Phát triển rừng trồng sản xuất của các nông hộ ngoài việc đáp ứng nguồn nguyên liệuổn định cung cấp cho nhu cầu chế biến và xuất khẩu của địa phương, nâng cao tổng sản phẩm cho xã hội mà còn cải thiện thu nhập có được từ trồng rừng sản xuất cho một bộ phận dân cư nông thôn, miền núi góp phầnổn định cuộc sống vật chất tinh thần cho người dân.
6. Việc trồng rừng sản xuất đồng nghĩa việc tăng giá trị tài nguyên, gia tăng sản lượng gỗ và khả năng bảo vệ rừng theo thời gian.Ổn định đời sống vật chất tinh thần của người dân, góp phần hạn chế những tiêu cực phát sinh trong đời sống xã hội do thiếu việc làm như khai thác gỗ rừng tự nhiên, săn bắt động vật rừng, góp phần giải quyết các chương trình trọng điểm của nhà nước như xóa đói giảm nghèo, định canh định cư.
7. Thị trường tiêu thụ gỗ rừng trồng trên địa bàn hiện nay tương đối thuận lợi do công suất của các nhà máy chế biến lâm sản trên địa bàn tương đối lớn, hiện nay cung không đủ cầu. Tuy nhiên, do các nhà máy chế biến chủ yếu nằmở phía Bắc của huyện; địa hình, hệ thống cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn khác nhau nên giá bán rừng tại từng địa phương khác nhau (phương thức bán chủ yếu hiện nay là bán cáp/trụm cho thương lái).
8.Để phát triển RTSX trên địa bàn huyện Hướng Hóa một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả RTSX hơn nữa, cần phải thực hiện tốt một số giải pháp như rà soát quy hoạch bảo vệ và phát triTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾển rừng của tỉnh, rà soát, xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển
rừng một số địa phương cấp xã, thị trấn có diện tích rừng lớn; hoàn thiện hệ thống chính sách về đất đai, hỗ trợ phát triển trồng rừng sản xuất; sản xuất giống bằng công nghệ tiên tiến đảm bảo chất lượng như công nghệ nuôi cấy mô; hỗ trợ kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; xây dựng thêm hoặc mở đại lý của các nhà máytrên địa bàn huyện Hướng Hóa, tăng cường liên kết 4 nhà.
2. KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu chúng ta thấy rằng phát triển RTSX đưa lại giá trị kinh tế, giá trị sản xuất của nền kinh tế- xã hội và môi trường rất lớn. Để phát triển RTSX trên địa bàn huyệnHướng Hóa, chúng tôi kiến nghị một số vấn đề sau:
2.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương
- Ngoài việc tiếp tục hỗ trợ thực hiện chính sách phát triển RSX theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 9/7/2007 cần nghiên cứu và có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các địa phương nghèo thực hiện chuyển đổi diện tích RSX là RTN nghèo kiệt sang RTSX nhằm đưa lại giá trị kinh tế để phát triển RTSX, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân có rừng.
- Cần nghiên cứu, xem xét lại thời hạn giao đất RSX cho người dân; không nên qui định thời hạn giao theo năm (20 năm, 50 năm) mà có thể tùy theo đối tượng tác động mà qui định thời hạn giao đất theo chu kỳ trồng rừng, nhằm hạn chế tình trạng chuyển nhượng rừng, bán đất dẫn đến thiếu tư liệu sản xuất không đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân bản địa; mặt khác, khi nhà nước muốn thu hồi để sử dụng vào mục đích khác thì giảm chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, thuận lợi cho việc quản lý rừng và đất rừng của Nhà nước.
2.2. Đối với các tổ chức tín dụng:
Cần hoàn thiện và đơn giản hóa các thủ tục vay vốn để người dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn đầu tưphát triển RTSX.
2.3. Đối với chính quyền địa phương tỉnh, huyện
- Tích cực chỉ đạo thực hiện qui hoạch chi tiết, dành một phần ngân sách thích đáng để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụphát triển RTSX, đặc biệt là đường vào các vùng quy hoạch trTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾồng rừng tập trung.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các nguồn giống sản xuất, cung ứng trên địa bàn đảm bảo đưa giống có chất lượng vào phát triển RTSX phát huy năng suất, giá trị kinh tế.
- Tích cực rà soát, xem xét lại hạn điền; chấn chỉnh lại việc cấp đất, giao đất trên địa bàn trong thời gia qua, đảm bảo cấp đất đúng đối tượng và đủ qui mô tối thiểu (khoảng từ 10-15 ha/hộ) để hộ có việc làm thường xuyênổn định bằng nghề trồng rừng; tránh tình trạng lộn xộn, cấp đất không đúng đối tượng dẫn đến dân bảnđịa thiếu đất sản xuất.
- Cần quan tâm đến công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, hỗ trợ nhân rộng các MH trồng rừng thâm canh tăng năng suất để người dân dễ dàng tiếp cận thực hiện. Tăng cường công tác tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ thuật phát triển RTSX cho nhân dân, tập trung vào các đối tượng có tham gia phát triển RTSX.
2.4. Đối với nhà máy thu mua gỗ nguyên liệu
Có chính sách hỗ trợ thêm giá thu mua nguyên liệu để khuyến khích động viên các tổ chức cá nhân khai thác vận chuyển gỗ rừng trồng đến bán tại nhà máy với số lượng lớn.
Nghiên cứu xây dựng chính sách giá cả cạnh tranh linh hoạt tùy thời điểm, đảm bảo thu nhập cho người trồng rừng sản xuất để xây dựng mối quan hệ lâu dài, hỗ trợ nhau cùng tồn tại và phát triển trong quá trình sản xuất và chế biến nguyên liệu gỗ rừng trồng.
Các nhà máy cần mở rộng các hình thức liên doanh liên kết trong RTSX, phát triển mạng lưới các đại lý triển khai ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm rừng trồng với đại diện các nhóm hộ để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, đảm bảoổn định nguồn gỗ nguyên liệu.
2.5. Đối với chính quyền cơ sở (xã, phường, thôn, bản)
Tổ chức triển khai thực hiện tốt các chính sách của nhà nước ( Chính phủ, tỉnh, huyện) về phát triển RTSX trên địa bàn; phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tốt công tác tập huấn, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư. Kịp thời báo cáo các vướng mắc, bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện với cấp có thẩm quyền để giải quyết./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp 2. Boll Mollison, Reny, Slay (1994), Đại cương về nông nghiệp bền vững, người
dịch Hoàng Văn Đức, NXB nông nghiệp Hà nội.
3. Chi cục Kiểm lâm Tỉnh Quảng Trị (2010), Báo cáo tổng hợp diện tích các loại rừng và độ che phủ rừng theo đơn vị hành chính cấp huyện năm 2010
4. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo ( TTg phê duyệt tại Văn bản số: 2685/VPCP-QHQT ngày 21/5/2002).
5. Cục thống kê tỉnh Quảng Trị ( 2015), Niên giám thống kê năm 2015.
6. Dự án CARD - VIE: 302/05, Phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả kinh tế cho rừng trồng keo tại Việt nam.
7. Dương Tiến Dũng (2008), "Nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyệnHướng Hóa, tỉnh Quảng Trị". Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế. 8. Phạm Xuân Giang (2007),Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ( Bảo Trung-
CMARD2).
9. Giáo trình phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn (2007), NXB Đại học kinh tế quốc dân.
10. Phùng Thị Hồng Hà (2004), Bài giảng Quản trị Doanh nghiệp Nông nghiêp, Trường Đại học Kinh tế Huế.
11. Phí Hồng Hải, Chris Hawood, Chris Beadle, Vũ Đình Hưởng và Đặng Thịnh Triều, Giống và một số kỷ thuật lâm sinh trong trồng rừng Keo gỗ xẻ.
12. Henk Lette và Hennelen de Boo ( 2005), Đánh giá kinh tế rừng và thiên nhiên công cụ hỗ trợ để ra quyết định hiệu quả.
13. PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa (2001), Phân tích số liệu thống kê.
14. PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa (2010), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. 15. Hỏi đTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾáp Luật bảo vệ và Phát triển rừng (2006), NXB Nông nghiệp.
16. Luật đất đaisố 45/QH13 ngày 29/11/2013, có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.
17. Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ quy định chi tiết về thi hành một số điều Luật Đất đai.
18. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2007), báo cáo một số dòng keo lá tràm, Viện khoa học Việt nam, 20 trang.
19. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2003), Phát triển các loài Keo acacia ở Việt nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 121 trang.
20. Phòng thống kê huyệnHướng Hóa ( 2011) Niên giám thống kênăm 2010.
21. Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi một số điều Quyết định 661/QĐ-TTg.
22. Quyết định số: 147/2007/QĐ-TTg ngày 9/7/2007 của Chính phủvề một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015.
23. Quyết định số: 18/2007/QĐ-TTg ngày 5/2/2007 của Thủ tướng chính phủvề phê duyệt chiến lược phát triển phát triển lâm nghiệp ViệtNam giai đoạn 2006-2020. 24. Đỗ Đình Sâm, Lê Quang Trung ( 2003), Đánh giá hiệu quả trồng rừng công
nghiệp Việt Nam.
25. GS. TSKH. Đỗ Đình Sâm, PGS.TS. Triệu Văn Hùng, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp, chương Nghiên cứu lâm nghiệp. 26. Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng trị (1994), Đất Hướng Hóa - Thuyết
minh bản đồ thổ nhưỡng.
27. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị ( 2010), Báo cáo quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Quảng trị đến năm 2020.
28. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng trị (2007), Báo cáo kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010-2016. UBND huyệnHướng Hóa - Tỉnh Quảng trị, Báo cáo thống kê đất đai năm 2016.
29. Võ Văn Sơn ( 2010), "Phân tích hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất của các nông hộ ở huyệnNam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận văn Thạc sĩ khoa học kinh tế".
31. TS. Bùi Dũng Thể (2005), Bài giảng Kinh tế tài nguyên và môi trường.
32. Thông tư Liên bộ: Kế hoạch và Đầu tư-Nông nghiệp và PTNT- Tài chính số: 02/2008/TTLT-BKH-NN-TC ngày 23/6/2008 về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg về một số chính sách phát triển rừng sản xuất.
33. Thông tư số: 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn trình tự thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.
34. Thông tư số: 58/2008/TTLT-BNN-KHĐT-TC ngày 2/5/2008 về hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2007-2010.
35. PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn (2004),Giáo trình Lập và quản lý dự án đầu tư.
36. Ngô Nữ Quỳnh Trang (2009), “Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế.
37. Trần Minh Trí (2005), Bài giảng Kinh tế lâm nghiệp.
38. Nguyễn Văn Tuấn ( 2007), "Nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại ở huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế", Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế.
39. KS Trần Đình Tùng, TS Lê Trọng Hùng, TS Vũ Văn Mễ. KS Hoàng Ngọc Tống (2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Chương Kinh tế lâm nghiệp và đầu tư, Bộ Nông nghiệp và phát triển năm 2006.
40. UBND huyện Hướng Hóa - Tỉnh Quảng trị( 2010), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyệnHướng Hóađến năm 2015.
41. UBND huyện Hướng Hóa - Tỉnh Quảng trị (2010), Báo cáo thuyết minh tổng hợp qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyệnHướng Hóa đến năm 2015.
42. UBND tỉnh Quảng Trị ( 2010), Báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020.
43. Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành mTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾột số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu
hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích với các công ty, lâm nghiệp.
44. Thông tư số 23/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác 45. Mạng Internet 46. http://www.nongthon.net/apm 47. http://www.fsiv.org.vn 48. http://www.kinhtenongthon.com.vn 49. http://www.thiennhien.net 50. http://beta.baomoi/Home 51. http//www.vneconomy.com.vn 52. http//www.quangtri.gov.vn 53. http//www.huonghoaquangtri.gov.vn