Đặc điểm của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 67 - 70)

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT

2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT Ở CÁC HỘ ĐIỀU

2.3.1. Đặc điểm của các hộ điều tra

Bảng 2.12: Đặc điểm của các hộ trồng rừng huyệnHướng Hóa (n=105)

TT Chỉ tiêu ĐVT Vùng dọc Đường 9 Vùng phía Nam Vùng phía Bắc Bình quân

1 Quy mô nhân khẩu Người 4,5 5,5 6,5 5,5

2 Lao động gia đình Người 2,9 3,1 3,3 3,1

- Nam Người 1,8 1,9 2,1 1,9

- Nữ Người 1,1 1,2 1,2 1,2

- Trìnhđộ chủ hộ Lớp 9 9 5 7,7

- Tỷ lệ lao động tham gia SXLN % 91 87 86,5 88,2 - Tỷ lệ hộ được tập huấn % 95 90 80 88,3

3 Diện tích RTSX BQ/hộ Ha 4,03 4,5 5,3 4,61

4 Kinh nghiệm RTSX Năm 8,2 9,1 8,5 8,6

5 Tư liệu sản xuất - - Giá trị ban đầu của TLSX hiện có(*) 1.000đ 975 756 751 830 - - Giá trị còn lại của TLSX hiện có(*) 1.000đ 554 551 546 550 6 Tỷ lệ hộ có vay vốn sản xuất lâm nghiệp % 57,5 41,2 36,5 45,07

- Giá trị mỗi khoản vay 1.000đ 53.333 46.667 42.333 47.445

-

Tỷ lệ lãi suất b/q trên mỗi đơn vị vốn

vay (**) % 8,5 8,2 8,2 8,3

- Dư nợ bình quânđến 31/12/2017 1.000đ 28.333 21.600 17.000 22.311

Ghi chú:

(*): Tính theo giá hiện hành, giá trị ban đầu là tại thời điểm mua tư liệu sản xuất, giá trị còn lại tính tại thời điểm điều tra.

(**) Được tính bình quân gia quyền lãi suất của các khế vay được khảo sát, điều tra trong hoạt động trồng rừng.

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2017)

Để đánh giá đúng thực chất về phát triển RTSX trên địa bàn huyện Hướng Hóa chúng tôi chọn 7 xã, thị trấn, với 105 hộ trên tổng số 508 hộcó diện tích 2.341,88hađất trồng rừng lớn, đại diện cho 3 vùng sinh thái khác khác nhau (vùng Đường 9: Xã Tân Thành, Tân Long, Lao Bảo; vùng phía Bắc: Xã Hướng Sơn, Hướng Phùng và vùng phía Nam: Xã Ba TTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾầng, Xã A Dơi) làm địa bàn để nghiên cứu là chủ yếu, bình quần mỗi xã

có 2.273,3 ha; số hộ tham gia phát triển RTSX là 508 hộ, diện tích bình quần mỗi hộ 4,61ha. Chọn mẫu điều tra chúng tôi chọn: Thị trấn Lao Bảo: 15 hộ/tổng số47 hộ trồng rừng của xã; Tân Thành: 15 hộ/tổng số88 hộ trồng rừng của xã; Tân Long: 15 hộ/ tổng số 97 hộ trồng rừng của xã; Ba Tầng: 15 hộ/tổng số102 hộ trồng rừng của xã;A Dơi: 15 hộ/tổng số54 hộ trồng rừng của xã; Hướng Sơn:15 hộ/tổng số58 hộ trồng rừng của xã; Hướng Phùng: 15 hộ/tổng số 62 hộ trồng rừng của xã để điều tra. Mẫu chọn theo phương pháp ngẫu nhiên từ danh sách hộ có tham gia trồng rừng trên địa bàn từng xã. Kết quả điều tra 105 hộ gia đìnhở07 xã, thị trấnđược trình bàyở bảng 2.10.

2.3.1.1. Nhân khẩu và lao động

Tổng số nhân khẩu trung bình của các hộ điều tra đối với 07 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hướng Hóa là khá caoở mức 5,5 người/hộ, nhưng có sự chênh lệch lớn giữa các vùng khi nhân khẩu vùng phía Bắc của huyện là 6,5 người/hộ, nhân khẩu vùng dọc Đường 9 là 4,5 người/hộ và nhân khẩu vùng phía Nam của huyện là 5,5 người/ hộ(bảng 2.10). Tuy nhiên, tỷ lệ lao động gia đình các xã vùng phía Bắc tham gia vào trồng rừng sản xuất ít hơn so với vùng các xã phía Nam và các xã dọc Đường 9 lần lượt là: 86,5%; 87%; 91%. Số hộ tham gia tập huấnở vùng đồng bằng cao hơn nhiều so với vùng trung du và miền núi. Do đó trong thời gian tới chính quyền, ban ngành các cấp nên quan tâm hơn, đưa nhiều chương trình tập huấn kỷ thuật RTSX đến với bà con vùng núi, vùng sâu vùng xa của huyện, nơi mà tiềm năng phát triển RTSX còn rất lớn.

2.3.1.2. Din tích rng sn xut ca các h sn xut

Bình quân diện tích đất rừng sản xuất các xã vùng Phía Bắc cao hơn đối với các xã vùng Nam và các xã dọc Đường 9, lần lượt là: 5,3 ha; 4,5ha và 4,03ha. Ngoài ra, khoảng cách bình quân từ đường ô tô đến rừng trồng sản xuất đối với hộ vùng phía Bắc ngắn hơn so với hộ vùng phía Nam và vùng dọc Đường 9; điều đó có nghĩa hộ vùng phía Bắc có ưu thế trong việc giao, nhận rừng trồng. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc trồng rừng cũng như hiệu quả kinh tế từ trồng rừng.

Diện tích đất lâm nghiệp đã trồng rừng của các nông hộ là 473,1ha. Trong đó, con số này của nhóm hộ vùng phía Bắc là cao nhất với bình quân 5,1 ha/hộ. Hộ vùng phía Nam trồng bình quân 4,3 ha/hộ và hộ vùng dọc Đường 9 bình quân 3,9ha/ hộ. Như vậy, ta thTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾấy rằng vùng núi ở khu vực huyện Hướng Hóa có diện tích rừng bình

quân hộ khá cao, so với vùng phía Nam và vùng các xã, thị trấn dọc đường 9. Đây là điều kiện tốtđể người dân nơi đâytiếp tục phát triển kinh tế gia đình từ trồng RSX.

2.3.1.3. Tư liệu sn xut ca nông h

Qua khảo sát cho thấy, trang thiết bị, vật chất kỹ thuật phục hoạt đồng trồng rừng của các hộngày càng hiện đại hơn như: máy cưa, máy cày, máy cắt cỏ, xe ô tô vận tải vận chuyển gỗ, phân bón, trang thiết cần thiết khác (như cuốc, rìu, rựa,..). Việc đầu tư trang thiết bị phục vụ trồng rừng là khá tốn kém, nhất là các trang thiết bị cho hoạt đồng trồng rừng quy mô lớn như: máy xúc, máy ủi, cưa máy, xe tải. Tuy nhiên, việc trồng rừng trên địa bàn vẫn chưa tạo dựng được các vùng thâm canh rừng trồng lớn, quy mô diện tích vẫn còn thấp, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn vì vậy, nhân dân các xã, thị trấn vẫn chưa xác định là nguồn thu nhập chính, tạo công ăn việc làm cho các thành viên trong hộ.

Nếu xem xét giữa các vùng sinh thái, hiện các hộ miền núi từng bước được Nhà nước, các doanh nghiệp tập trung đầu tư các phương tiện trồng rừng, đường giao thông, đề xuất các cấp, các ngành tập trung cho phát triển nguồn lợi của rừng, nhất là trồng rừng sản xuất. Điều này chứng tỏphát triển RTSXở các vùng này là phù hợp, vì đây là vùng có lợi thế về đất đai.

Như vậy, việc trồng rừng theo hướng thâm canh, tăng năng suất, quy mô lớn đòi hỏi các hộ trong thời gian tới phải đầu tư mạnh vào tư liệu sản xuất, đường giao thông phục vụ trồng rừng. Đồng thời, người dânở các vùng, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hướng Hóa cần thay đổi tập quán sản xuất truyền thống, quy mô nhỏ, manh mún. Cải thiện kỹ thuật canh tác thủ công, tăng năng suất lao động. Mặt khác, các cấp chính quyền cần quan tâm, giúp đỡ trong việc mở rộng quy mô, tiêu thụ, giá cả sản phẩm từ rừng trồng sản xuất. Qua đó, góp phần tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích.

2.3.1.4. Vay vn

Tỷ lệ vay vốn phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp của hộ điều tra bình quân là: 45,07.%. Vùng phía Bắc là 36,5% thấp hơn so với hộ vùng phía Nam và vùng dọc đườn 9 lần lượt là: 41,2% và 57,5%. Như vậy có thể cho thấy đối với hộ vùng phía Bắc có tính tự cung tự cấp cao, sử dụng lao động gia đình và không thuê mướn nhân công phục vTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾụ trồng rừng; ngoài ra về các khoản chi phí trồng rừng của các hộ này

cũng không cao. Ví dụ như: ít bón phân, công chăm sóc ít, đến chu kỳ khai thác các hộ này đa số bán cáp/ trụm nên không có chi phí khai thác.

Trong những năm gần đây, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ vốn cho người dân trồng rừng thông qua các chương trình dự án như dự án Phát triển ngành lâm nghiệp (WB3) và thông qua hoạt động cho vay sản xuất của Ngân hàng Chính sách xã hội. Lượng vốn vay của mỗi hộ bình quânđạt 50.000.000 đồng/hộ (Năm mươi triệu đồng chẳn). Trong đó, chủ yếu là nguồn vốn từ ngân hàng nông nghiệp và ngân hàng chính sách xã hội. Dư nợ hiện hiện tại bình quân của các hộ gia đình là 22.311.000đồng/hộ.

Như vậy, việc tiếp cận các nguồn vốn vay có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy hoạt đồng trồng rừng của hộ, tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương và giúp người dân thoát nghèo. Nhìn chung, các hộ trồng rừng đa phần sử dụng nguồn vốn vay để tiến hành hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Mức lãi suất vay cho hoạt đồng trồng rừng thường là ưu đãi. Điều này thể hiện chính sách khuyến khích người dân tham gia trồng rừng của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)