Quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 58 - 67)

PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2. Thực trạng công tác thu thuế của Chi cục Thuế huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang

2.2.1. Quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn

Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế có vai trò quyết định đến toàn bộ hệ thống thuế. Bộ máy quản lý thu thuế được tổ chức hợp lý, có khả năng bao quát được toàn bộ các nguồn thu và thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý của mình thì sẽ phát huy được tối đa hiệu lực của toàn bộ hệ thống thuế và hiệu quả quản lý sẽ cao.

Về bộ máy quản lý thu thuế các doanh nghiệp của Chi cục Thuế huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang được bố trí theo mô hình chức năng gồm: Đội Tuyên truyền hỗ trợ và Tổng hợp nghiệp vụ dự toán; Đội Kiểm tra thuế; Đội Kê khai - kế toán thuế và Tin học; Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ.

Mô hình quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh được minh họa bằng sơ đồ sau:

Hình 2: Mô hình quản lý thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

(1): Tuyên truyền hướng dẫn doanh nghiệp mới đăng ký (2): Bán hóa đơn, tiếp nhận thông báo phát hành hóa đơn (3): Quản lý việc kê khai thuế của các DN

(4): Kiểm tra định kỳ hoặc có dấu hiệu vi phạm (5): Theo dõi, đôn đốc thu nợ khi DN nợ thuế

2.2.1.1. Công tác quản lý cấp mã số thuế, đăng ký kê khai thuế

Cấp MST cho doanh nghiệp là công việc đầu tiên của cơ quan thuế ngay sau khi doanh nghiệp được thành lập. Thông qua việc cấp MST, cơ quan thuế có được thông tin về số lượng doanh nghiệp đăng ký kê khai nộp thuế, thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế - tài chính cơ bản mà doanh nghiệp phải kê khai theo quy định.

Theo quy định, nhiệm vụ đăng ký cấp MST cho DN do Phòng Kê khai - kế toán thuế của Cục Thuế thực hiện. Sau khi cấp MST, doanh nghiệp sẽ được Cục Thuế phân công cho Văn phòng Cục Thuế trực tiếp quản lý thu thuế hoặc phân cấp cho các Chi cục Thuế.

Theo Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành, số thuế của các doanh nghiệp do Cục Thuế quản lý về cơ bản được điều tiết cho NSNN cấp tỉnh; doanh nghiệp do Chi cục Thuế các huyện, thành phố, thị xã nào quản lý thì được điều tiết cho NSNN của huyện, thành phố, thị xã đó. Việc phân công quản lý được Cục Thuế quy định bằng văn bản. Theo đó, ở Tiền Giang, những doanh

nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, doanh nghiệp xuất khẩu, kinh doanh đa ngành nghề hoặc có nhiều cơ sở chi nhánh ở các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh thì do Cục Thuế tỉnh trực tiếp quản lý. Các doanh nghiệp không đáp ứng được các tiêu chí trên thì phân cấp cho Chi cục Thuế các huyện, thành phố, thị xã quản lý. Như vậy, hiện tại, Chi cục Thuế huyện Chợ Gạo đang quản lý các doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng.

2.2.1.2. Tình hình khai thuế của các doanh nghiệp

Theo số liệu tại Đội kê khai - Kế toán thuế và tin học của Chi cục Thuế huyện Chợ Gạo, tỷ lệ doanh nghiệp có khai thuế so với số doanh nghiệp đã đăng ký thuế tương đối thấp. Cụ thể: Năm 2015 có 89/105 doanh nghiệp khai thuế, tỷ lệ 84,7%; năm 2016 có 103/117 doanh nghiệp khai thuế, tỷ lệ 88%; năm 2017 có 145/164 doanh nghiệp khai thuế, tỷ lệ 88,4%. Tỷ lệ doanh nghiệp không kê khai thuế còn cao phản ánh thực tế là vẫn còn tồn tại những doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, không phát sinh nghĩa vụ thuế nên không chấp hành công tác kê khai, nộp thuế. Một vài doanh nghiệp đã ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không làm thủ tục giải thể, đóng MST; có một số doanh nghiệp siêu nhỏ, chỉ thành lập cho có pháp nhân để thực hiện một vài hợp đồng nhận thầu xây dựng hoặc kinh doanh một vài lô hàng rồi ngừng hoạt động. Đối với những trường hợp này, Chi cục Thuế huyện Chợ Gạo gặp nhiều khó khăn trong việc quyết toán thuế, đóng hiệu lực của MST.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, hỗ trợ chính sách pháp luật thuế cho các doanh nghiệp mới thành lập chưa kịp thời, một số doanh nghiệp chưa hiểu biết về chính sách, pháp luật thuế nên không thực hiện kê khai, nộp thuế.

Cùng với việc cải cách thủ tục hành chính thu thuế trong cả nước, từ ngày 01 tháng 7 năm 2007, Chi cục Thuế huyện Chợ Gạo đã thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính thuế theo cơ chế một cửa. Theo đó, NNT thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp. Chi cục Thuế tập trung thực hiện chức năng hỗ trợ NNT và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của NNT. Ngoài việc hỗ trợ thông qua đội tuyên truyền và hỗ trợ NNT, Chi cục Thuế huyện Chợ Gạo còn cung cấp sách hướng dẫn và phần mềm hỗ trợ khai thuế miễn phí, ứng

dụng công nghệ mã vạch hai chiều, tạo điều kiện cho NNT kê khai đúng, giảm bớt sai sót. Tuy nhiên, vẫn còn những doanh nghiệp thực hiện việc kê khai sai sót và gian lận.

Tình hình kê khai thuế của các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Chợ Gạo trong giai đoạn 2015 - 2017 được thể hiện ở bảng 2.8.

Bảng 2.8: Tình hình kê khai thuế của các doanh nghiệp giai đoạn 2015 – 2017

ĐVT: Hồ sơ STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh tỷ lệ (%) [Tăng (+), giảm (-)] 2016 / 2015 2017 / 2016

1 Số hồ sơ khai thuế giá trị gia

tăng 1.068 676 700 - 36,7 + 3,5 2 Số hồ sơ khai thuế thu nhập

doanh nghiệp 356 412 580 + 15,7 + 40,7 3 Hồ sơ quyết toán năm 89 103 145 + 15,7 + 40,7

Tổng cộng 1.513 1.191 1.425 - 21,3 + 19,6

(Nguồn: Đội Kê khai kế toán thuế và tin học)

Năm 2016, số lượng tờ khai thuế giảm 21,3% so với năm 2015, nguyên nhân là do theo hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định các doanh nghiệp có doanh thu hàng năm dưới 50 tỷ được kê khai thuế GTGT theo quý nên các doanh nghiệp chuyển từ kê khai thuế tháng sang kê khai thuế quý. Do đó, số lượng hồ sơ khai thuế giảm. Tuy nhiên, năm 2017, số lượng tờ khai thuế tăng thêm 234 hồ sơ, tương ứng với 19,6%. Về cơ bản, các doanh nghiệp đã nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn, tờ khai thuế có chất lượng. Số lượng tờ khai thuế tăng qua các năm là do các doanh nghiệp mới thành lập và đăng ký, kê khai theo đúng quy định.

2.2.1.3. Công tác thu nộp tiền thuế

Tập trung, huy động đúng, đủ, kịp thời cho NSNN là nhiệm vụ trọng tâm của

công tác quản lý thuế. Theo quy định của Luật Quản lý thuế, các doanh nghiệp phải tự xác định số thuế phải nộp, tự kê khai với cơ quan thuế và tự nộp thuế vào KBNN. Để phù hợp với cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế, cơ quan thuế tổ chức quản lý thuế theo mô hình chức năng, mỗi chức năng quản lý một công đoạn trong cả quá trình từ khi tính thuế đến khi số thuế được nộp vào KBNN.

Đảm bảo số thuế phải nộp theo quy định của các luật thuế mà doanh nghiệp đã kê khai được nộp vào KBNN đúng thời hạn quy định là một nhiệm vụ rất quan trọng. Nhiệm vụ này do bộ phận Quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế thực hiện. Kết quả thu thuế là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả và chất lượng của công tác đôn đốc thu nộp và trình độ quản lý.

Hiện nay, 100% doanh nghiệp do Chi cục Thuế huyện Chợ Gạo quản lý đã thực hiện khai thuế và nộp thuế điện tử. Đó cũng là một bước đột phá quan trọng trong công cuộc cải cách thuế hiện nay.

2.2.1.4. Công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế

Theo quy định tại Điều 77 của Luật Quản lý thuế, các hồ sơ khai thuế gửi đến cơ quan thuế đều được kiểm tra tính đầy đủ chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế của NNT.

Nhận thức rõ điều này, những năm qua công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế được Chi cục Thuế chú trọng, 100% hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp đều được kiểm tra bao gồm: công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, báo cáo quyết toán năm... Đây là công việc yêu cầu công chức thuế thực hiện kiểm tra phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi. Cán bộ kiểm tra thuế phải biết phân tích các dữ liệu thông qua hồ sơ khai thuế GTGT: Hàng hóa doanh nghiệp bán ra trong tháng là bao nhiêu, gồm những loại hàng hóa gì, hàng hóa bán ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hay không, mức thuế suất thuế GTGT áp dụng cho loại hàng hóa đó đúng với quy định chưa; hàng hóa, dịch vụ mua vào là gì; thuế GTGT đầu vào là bao nhiêu, số thuế được khấu trừ là bao nhiêu; tình hình mua bán hàng hóa có thanh toán qua ngân hàng như quy định hay không; hàng hóa, dịch vụ mua vào có phù hợp với nội dung của hàng hóa, dịch vụ bán ra

hay không; thuế GTGT phải nộp là bao nhiêu; xác định các khoản chi phí dễ tính thuế thu nhập doanh nghiệp có hợp lý không... Từ đó, so sánh mức thuế đã kê khai của các doanh nghiệp cùng ngành nghề, quy mô hoạt động, phát hiện những doanh nghiệp có rủi ro cao trong việc kê khai thuế, qua đó mời giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu. Một số doanh nghiệp qua kiểm tra tại cơ quan thuế đã tự giác kê khai, nộp thuế bổ sung số tiền thuế khai thiếu theo quy định.

Bảng 2.9: Tình hình kê khai bổ sung số thuế phải nộp của các doanh nghiệp giai đoạn 2015 - 2017.

STT Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017

So sánh Tỷ lệ (%) [Tăng (+), giảm (-)]

2016/2015 2017/2016

1 Số hồ sơ kê khai bổ sung HS 115 248 327 + 15,7 + 31,9 2 Số thuế kê khai bổ sung Tr.đ 182 342 465 + 87,9 + 35,9

(Nguồn: Đội Kê khai kế toán thuế và tin học)

Qua số liệu tại bảng 2.9, năm 2015 có 115 lượt hồ sơ kê khai, nộp thuế bổ sung với số thuế kê khai bổ sung là 182 triệu đồng; năm 2016 có 248 lượt hồ sơ, số thuế kê khai bổ sung là 342 triệu đồng; năm 2017 có 327 lượt hồ sơ kê khai bổ sung với số thuế bổ sung là 465 triệu đồng. Như vậy, có thể khẳng định, một số doanh nghiệp đã cố tình khai thiếu nghĩa vụ thuế, chỉ khi nào cơ quan thuế mời giải trình để chứng minh số thuế đã khai thì mới kê khai, nộp bổ sung.

Trường hợp kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế, phát hiện có dấu hiệu gian lận thuế, Chi cục Thuế yêu cầu doanh nghiệp bổ sung thông tin tài liệu. Đối với những doanh nghiệp không bổ sung hoặc bổ sung thông tin tài liệu mà không đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế ấn định số thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra tại trụ sở của doanh nghiệp.

2.2.1.5. Tình hình kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế

Bảng 2.10: Tình hình kiểm tra chấp hành pháp luật thuế tại trụ sở doanh nghiệp giai đoạn 2015 - 2017

Năm

Số lượng DN kiểm tra (DN) Kết quả xử lý (Triệu đồng) Thuế xử lý bình quân 1 DN (Tr.đ) Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ (%) Truy thu Phạt Cộng 2015 18 18 100 427 92 519 28,8 2016 21 21 100 398 78 476 22,6 2017 24 24 100 375 62 437 18,2

(Nguồn: Đội kiểm tra thuế)

Kế hoạch kiểm tra thuế hàng năm của Chi cục Thuế do Cục Trưởng phê duyệt. Do số lượng doanh nghiệp lớn nên cơ quan thuế không thể và cũng không cần thiết phải kiểm tra tất cả các doanh nghiệp. Việc lựa chọn doanh nghiệp để kiểm tra phải dựa trên nguyên tắc phân tích thông tin kê khai thuế của doanh nghiệp để đánh giá mức độ rủi ro về thuế.

Số liệu ở bảng 2.10 cho thấy, kết quả kiểm tra thuế tại doanh nghiệp trong 3 năm từ 2015 đến 2017 đều có kế hoạch. Số thuế GTGT và thu nhập doanh nghiệp truy thu và phạt bình quân 01 doanh nghiệp giảm dần, từ 28,8 triệu đồng năm 2015 giảm xuống còn 18,2 triệu đồng năm 2017. Tuy nhiên, cũng có doanh nghiệp qua kiểm tra không có thuế truy thu hoặc truy thu không đáng kể. Điều này cho thấy, việc phân tích thông tin, lựa chọn doanh nghiệp để kiểm tra thực hiện còn chưa đảm bảo yêu cầu. Việc lựa chọn không đúng doanh nghiệp để kiểm tra đã gây lãng phí nguồn nhân lực của cơ quan thuế, mất thời gian của doanh nghiệp, không phát huy được vai trò của công tác kiểm tra thuế. Hiện tại, việc ứng dụng tin học để phân tích và lựa chọn doanh nghiệp kiểm tra chưa được áp dụng do còn thiếu thông tin và chưa xây dựng được các tiêu chí để đánh giá rủi ro về thuế đối với doanh nghiệp.

Các hành vi vi phạm được phát hiện và xử lý sau kiểm tra thuế cũng hết sức đa dạng và phức tạp. Đó là: bán hàng không xuất hóa đơn hoặc xuất hóa đơn thấp hơn giá trị thực tế thanh toán để giảm thuế GTGT đầu ra; sử dụng hóa đơn khống để

khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ không có thật, khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ không phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT nhưng không phân bổ theo quy định; đưa những khoản chi phí không hợp lý để được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp; không thực hiện chế độ sổ sách kế toán theo quy định… Tình hình trên cho thấy dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế có xu hướng gia tăng cần phải được tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trong thời gian tới.

2.2.1.6. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

Xác định công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT là nhiệm vụ trọng tâm, nhất là trong mô hình quản lý thuế theo chức năng, công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT có vai trò đặc biệt quan trọng. Vì thế, ngay từ đầu Chi cục Thuế huyện Chợ Gạo đã triển khai đồng bộ, theo kế hoạch các biện pháp tuyên truyền với mục tiêu phổ biến chính sách thuế đến mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn.

Tại Chi cục Thuế huyện Chợ Gạo, công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Cơ quan Thuế đã thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” trong tiếp nhận hồ sơ và trực tiếp tư vấn các thủ tục hành chính về thuế của NNT. Số liệu bảng 2.11 cho thấy công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT đã được thực hiện đa dạng phong phú về hình thức và nội dung mang tính thiết thực.

Bảng 2.11: Tình hình tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế giai đoạn 2015 - 2017

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh tỷ lệ (%) [Tăng (+), giảm (-)] 2015 2016 2017 2016 /2015 2017 /2016 I Công tác tuyên truyền

1 Qua hệ thống tuyên giáo Buổi 07 09 12 + 28,5 + 33,3 2 Bài viết trên thông tin đại chúng Bài 18 21 26 + 16,6 + 23,8 3 Tuyên truyền trên pa-nô, áp-phích cái 11 13 15 + 18,2 + 15,4

II Công tác hỗ trợ doanh nghiệp

1 Trả lời bằng văn bản VB 23 32 35 + 39,1 + 9,3

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh tỷ lệ (%) [Tăng (+), giảm (-)] 2015 2016 2017 2016 /2015 2017 /2016

2 Trả lời trực tiếp, qua điện thoại Lượt 248 321 425 + 29,4 + 32,4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)