6. Cấu trúc luận văn
1.2.3. Vai trò của thuế
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với sự thay đổi phương thức can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế, thuế đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò của thuế được thể hiện trên các khía cạnh sau đây:
1.2.3.1. Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước
Hầu như mọi khoản chi tiêu của NSNN đều dựa vào sự đóng thuế của người
dân. Vì vậy, xã hội có trách nhiệm phải tôn trọng NNT, những người thông qua hành vi của mình đóng góp tài chính cho Nhà nước một cách trực tiếp và gián tiếp.
1.2.3.2. Thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội
Kinh tế thị trường càng phát triển thì khoảng cách giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân cư ngày càng có xu hướng gia tăng [2]. Nếu không chia sẻ thành quả phát triển kinh tế cho mọi thành viên, sẽ thiếu công bằng và tạo nên sự đối lập về quyền lợi và của cải giữa các tầng lớp dân cư và gây ra bất ổn xã hội. Chính vì vây, Nhà nước cần phải can thiệp vào quá trình phân phối thu nhập, của cải của xã hội. Thuế là công cụ quan trọng mà Nhà nước sử dụng để tác động trực tiếp vào quá trình này.
1.2.3.3. Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh
Vai trò này được xuất hiện trong quá trình tổ chức thực hiện các luật thuế trong thực tế. Qua công tác thu thuế, cơ quan thuế cập nhật được nhiều kiến thức quản lý kinh tế để phục vụ tốt hơn cho việc kiểm tra, kiểm soát sau này. Như vậy, qua công tác quản lý thu thuế mà có thể kết hợp kiểm tra, kiểm soát toàn diện các mặt hoạt động của các cơ sở kinh tế, đảm bảo thực hiện tốt quản lý Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội [16].
1.2.3.4. Thuế góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển
Theo quan điểm công bằng, bất kỳ một tổ chức, cá nhân khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế của mình với đất nước, họ được quyền thụ hưởng và cung ứng những lợi ích công cộng nhất định và được tạo thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
Để thực hiện các mục tiêu này, một trong những công cụ quan trọng mà nhà nước sử dụng là chính sách thuế. Nội dung điều tiết của thuế gồn hai mặt: Kích thích và hạn chế. Nhà nước đã sử dụng chính sách thuế một cách linh hoạt trong từng thời kỳ nhất định, bằng việc tác động vào cung-cầu nhằm điều chỉnh chu kỳ kinh doanh – một đặc trưng vốn có của nền kinh tế thị trường.
Khi nền kinh tế suy thoái, tức là khi đầu tư ngừng trệ, sản xuất và tiêu dùng đều giảm thì nhà nước dùng thuế để kích thích đầu tư và khuyến khích tiêu dùng.
Cụ thể:
- Giảm thuế đánh vào sản xuất, giảm thuế đối với hàng sản xuất ra để khuyến khích tạo lợi nhuận, kích thích việc đầu tư vào sản xuất.
- Giảm thế đánh vào tiêu dùng nhằm khuyến khích tiêu dùng.
- Tăng thuế đánh vào thu nhập về tiền gửi tiết kiệm và thu nhập về tài sản dự trữ để hạn chế và gây áp lực đối với việc lưu giữ vốn không đưa vào đầu tư, từ đó sẽ khuyến khích việc đưa vốn vào đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Khi nền kinh tế hưng thịnh, để ngăn chặn nguy cơ một nền kinh tế “nóng” phát triển dẫn đến lạm phát và khủng hoảng thừa thì nhà nước dùng thuế để giảm tốc độ đầu tư ồ ạt và giảm bớt mức tiêu dùng của xã hội. Song việc tăng thuế phải được xem xét trong một giới hạn cho phép để đảm bảo vừa tăng nguồn thu cho NSNN vừa điều chỉnh cơ cấu ngành nghề hợp lý.
Như vậy, có thể thấy, sự tác động của thuế có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, đến việc điều tiết kinh tế thị trường của Nhà nước. Thông qua thuế, Nhà nước thực hiện định hướng phát triển sản xuất. Chính sách thuế có định hướng phân biệt, có thể góp phần tạo ra sự phát triển cân đối hài hòa giữa các ngành, các khu vực, các thành phần kinh tế, làm giảm bớt chi phí xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường xảy ra các chu kỳ kinh doanh, đó là chu kỳ dao động lên xuống về mức độ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát, sự ổn định nền kinh tế với tình trạng có đầy đủ công ăn việc làm, lạm phát ở mức thấp để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững là hướng phấn đấu nỗ lực của mọi chính phủ nhằm san bằng chu kỳ kinh doanh, đưa giá cả về mức ổn định.