Quy trình quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 41 - 44)

PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.4. Nội dung quy trình quản lý thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

1.4.6. Quy trình quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh

Ban hành kèm theo Quyết định số 2371/QĐ-TCT ngày 18 tháng 12 năm 2015 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế [12].

a. Mục đích

- Hỗ trợ cá nhân kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. - Chuẩn hóa công tác quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh theo nguyên tắc quản lý rủi ro, tăng cường trách nhiệm của cơ quan thuế các cấp trong việc chỉ đạo, kiểm soát việc xác định doanh thu và mức thuế khoán đối với cá nhân kinh doanh.

- Tổ chức công khai thông tin cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán đảm bảo công khai, minh bạch, tăng cường khả năng giám sát của người dân và các cơ quan, ban ngành địa phương.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về cá nhân kinh doanh phục vụ công tác quản lý thu thuế tại từng địa bàn và công tác quản lý thu thuế trên phạm vi toàn quốc.

b. Phạm vi áp dụng

- Hỗ trợ cá nhân kinh doanh trong việc khai thuế, nộp hồ sơ thuế, nộp thuế; hướng dẫn cá nhân kinh doanh tìm hiểu chính sách, pháp luật thuế và chính sách pháp luật có liên quan.

- Hướng dẫn cơ quan thuế thực hiện các công việc về quản lý thu thuế đối với cá nhân kinh doanh như: tổ chức quản lý thường xuyên tại địa bàn; tổ chức công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT trong thời gian lập Sổ Bộ Thuế khoán đầu năm; tổ chức khảo sát doanh thu của cá nhân kinh doanh trên địa bàn; tổ chức phát tờ khai thuế và tiếp nhận tờ khai thuế; xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung và cơ sở dữ liệu riêng về quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh; xác định doanh thu và mức thuế khoán đối với cá nhân kinh doanh; tổ chức công khai thông tin, tham vấn ý kiến Hội đồng tư vấn thuế và tiếp nhận ý kiến phản hồi; tổ chức việc chỉ đạo, kiểm soát của Cục Thuế đối với việc xác định doanh thu và mức thuế khoán tại Chi cục Thuế; xử lý miễn, giảm thuế theo quy định đối với cá nhân kinh doanh.

- Hướng dẫn cơ quan thuế khai thác cơ sở dữ liệu tập trung, kết xuất các mẫu biểu trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế tập trung để phục vụ công tác quản lý thuế theo nguyên tắc rủi ro và phục vụ công tác thống kê, báo cáo.

- Quy trình này không áp dụng đối với việc quản lý thuế từ hoạt động cho thuê tài sản của cá nhân.

c. Nội dung thực hiện quy trình

- Hỗ trợ NNT

+ Hướng dẫn cá nhân kinh doanh khai thuế. + Hướng dẫn nộp hồ sơ thuế.

+ Hướng dẫn nộp thuế.

+ Hướng dẫn tiếp nhận hồ sơ thuế từ cơ quan thuế.

- Quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán + Công tác quản lý thường xuyên tại địa bàn.

+ Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT trong thời gian lập Sổ Bộ Thuế khoán đầu năm. + Quản lý trạng thái hoạt động và khai thuế.

+ Chi cục Thuế tổ chức khảo sát doanh thu của hộ kinh doanh tại địa bàn. + Duyệt Sổ Bộ Thuế ổn định.

+ Duyệt Sổ Bộ Thuế phát sinh.

+ Cập nhật ý kiến phản hồi và ý kiến tham vấn Hội đồng tư vấn về doanh thu và mức thuế khoán sau duyệt Sổ Bộ Thuế vào hệ thống MST.

+ Công khai thông tin trên trang thông tin điện tử của ngành Thuế.

+ Tổ chức công tác chỉ đạo, kiểm soát việc lập Bộ Thuế tại Chi cục Thuế. + Đôn đốc và tổ chức công tác thu nộp thuế.

1.4.7. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thu thuế

Nhằm đánh giá đầy đủ, toàn diện hoạt động quản lý của ngành thuế, hệ thống chỉ tiêu đánh giá phải phù hợp với thực tế hoạt động tại Chi cục thuế cụ thể như sau:

- Thứ nhất, được thực hiện theo phương pháp luận khoa học, thống nhất, phù

hợp với đặc thù của ngành thuế, không chấp nhận việc đưa ra các chỉ số mà việc thực hiện có thể bị các nhân tố không kiểm soát được cản trở.

- Thứ hai, hệ thống chỉ số phản ánh được đầy đủ các chức năng, các mặt hoạt

động, mục tiêu, tầm nhìn của cơ quan Thuế bởi vì hoạt động quản lý thuế có phạm vi rộng, tính chất phức tạp, do vậy có nhiều khía cạnh nhìn nhận khác nhau, điều quan trọng là phải tìm được những vấn đề trọng tâm, cốt lõi nhất để đánh giá. Bên cạnh đó, việc đánh giá không chỉ dừng ở thời điểm hiện tại mà được thực hiện thường xuyên, liên tục gắn liền với quá trình thực hiện nhiệm vụ của cơ quan Thuế.

- Thứ ba, việc xây dựng chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế giúp lãnh đạo

cơ quan Thuế các cấp đánh giá được kết quả, hiệu quả hoạt động của đơn vị mình quản lý. Hiệu quả hoạt động của cơ quan Thuế không chỉ thể hiện ở mức độ hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước hàng năm mà còn được thể hiện thông qua cảm nhận của NNT về chất lượng, hiệu quả của các dịch vụ do cơ quan Thuế cung cấp, tinh thần, thái độ của cán bộ công chức thuế khi thực thi công vụ.

- Thứ tư, hệ thống chỉ số phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. Khi đưa ra thực hiện chỉ số nào thì phải có hướng dẫn cụ thể về nội dung phương pháp lập, quy trình thu thập thông tin, tính toán chỉ số đó và quan trọng là khi áp dụng vào thực tế thì không tạo thêm áp lực công việc cho cán bộ thuế và cơ quan Thuế.

- Cụ thể hệ thống chỉ số bao gồm những chỉ tiêu và đánh giá những nội dung sau:

Việc đánh giá cấp độ chiến lược có 4 chỉ số: phản ánh về việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, hiệu quả sử dụng chi phí, sự tuân thủ của NNT và sự hài lòng của NNT. Các chỉ số này không phản ánh kết quả tại từng vị trí công việc cụ thể mà có tác dụng đánh giá quá trình hoạt động, để thấy được sự phát triển chung của ngành thuế. Đây cũng chính là những chỉ số tiêu biểu mà cơ quan Thuế các nước thường sử dụng. Những nội dung mà các chỉ số trên phản ánh cũng là các nội dung thường được nêu trong báo cáo tổng kết công tác hàng năm của ngành thuế. Khi bổ sung đánh giá thông qua các chỉ số này sẽ góp phần phân tích rõ hơn nguyên nhân biến động theo từng năm.

Việc đánh giá cấp độ hoạt động gồm 6 chỉ số phản ánh tình hình hoạt động chung, hoạt động tuyên truyền hỗ trợ; thanh tra kiểm tra; quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; khai thuế, hoàn thuế; phát triển nguồn nhân lực. Đây chính là các chức năng, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của cơ quan Thuế. Với nhóm chỉ số này, lãnh đạo cơ quan Thuế các cấp không những thấy được kết quả hoạt động của đơn vị mình thông qua các con số cụ thể mà còn nhận diện các nguyên nhân, tác động để từ đó có các biện pháp chỉ đạo phát huy yếu tố tích cực, hạn chế những tồn tại, thiếu sót và điều chỉnh hợp lý các nguồn lực.

Ngoài 2 nhóm chỉ số này, ý kiến đánh giá của NNT mang tính chất quyết định, phản ánh thực trạng chất lượng hoạt động của cơ quan Thuế. Với tinh thần cầu thị, Tổng cục Thuế mong muốn NNT tích cực tham gia đóng góp ý kiến về tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức thuế, để ngành thuế ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)