STT
Chỉ tiêu
Năm
2015 2016 2017
1 Tổng số thu (triệu đồng) 33.902,0 45.940,0 45.997,0
2 Tổng số nợ thuế ngoài quốc doanh (triệu đồng) 1.630,0 2.100,0 2.050,0
3 Nợ DN có khả năng thu (triệu đồng) 620,0 765,0 778,0
4 Tổng số nợ thuế ngoài quốc doanh/tổng số thu (%) 4,8 4,6 4,5 5 Nợ DN có khả năng thu/ tổng nợ thuế (%) 38,0 36,4 38,0
(Nguồn: Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế)
Ngoài việc quản lý nợ thuế theo đúng quy định, Cục Thuế còn áp dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý, nên công tác quản lý nợ thuế trong thời gian qua đã cơ bản đi vào nề nếp.
Qua số liệu bảng 2.13 về nợ thuế các doanh nghiệp từ năm 2015 - 2017 cho thấy, tỷ lệ nợ thuế khu vực KTNQD trên tổng số thu có xu hướng giảm xuống. Năm
4,5%. Theo quy định của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế, mức nợ không được vượt quá 5% trên tổng số thu trong cân đối nộp vào NSNN. Đây là mục tiêu để bộ phận thu nợ và cưỡng chế nợ thuế phải đạt được. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ của doanh nghiệp có khả năng thu/tổng nợ chiếm tỷ lệ cao, năm 2015 là 38%, năm 2016 là 36,4% và năm 2017 là 38%.
Về mặt chính sách, tỷ lệ phạt chậm nộp thuế là 0,05%/ngày đối với các khoản nợ đến 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế theo quy định, vi phạm chậm nộp thuế 0,07%/ngày kể từ ngày 91 trở đi. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay cũng như so với lãi suất cho vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng thì tỷ lệ này là cao, đủ sức nặng kinh tế răn đe người nộp thuế có ý đồ vi phạm. Khuôn khổ pháp lý về cưỡng chế nợ thuế chưa hoàn thiện và chưa hợp lý. Luật Quản lý thuế quy định còn khá cứng nhắc về nguyên tắc thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế. Theo đó, chỉ khi không thực hiện được biện pháp cưỡng chế quy định trước thì mới thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế tiếp theo. Tuy nhiên, biện pháp khả thi nhất thì lại là biện pháp phải thực hiện sau.
Về phía DN: Một bộ phận các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, không có nguồn vốn để tiến hành sản xuất, kinh doanh; một bộ phận khác có ý thức tuân thủ pháp luật kém, sẵn sàng vi phạm pháp luật miễn là đạt được lợi ích cục bộ.
Về phía cơ quan thuế: Chưa thực hiện hết chức năng và thẩm quyền được giao trong công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế. Chưa thực sự tìm mọi biện pháp để thu hồi những khoản nợ thuế có khả năng thu, chưa thực sự chủ động thực hiện quyết liệt việc triển khai các biện pháp để đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện nộp số thuế nợ đọng vào ngân sách. Do đó, các doanh nghiệp cố tình chây ỳ, không nộp số thuế nợ đọng nhằm chiếm dụng tiền thuế.