PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.4. Đánh giá chung công tác quản lý thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tạ
2.4.1. Những thành tựu đạt được
Từ kết quả phân tích đánh giá công tác quản lý thu thuế đối với khu vực KTNQD chúng ta có những nhận xét, đánh giá công tác về công tác quản lý thu thuế đối với khu vực KTNQD tại Chi cục Thuế huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang
* Về thực hiện Luật Quản lý thuế và các quy trình
Giai đoạn 2015 - 2017, công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thu thuế khu vực KTNQD nói riêng tại Chi cục Thuế huyện Chợ Gạo đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu nhất định, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra của công tác quản lý thuế. Với việc thực hiện quản lý thuế theo chức năng, NNT tiến hành tự khai tự nộp và tự chịu trách nhiệm với kết quả kê khai của mình; đáp ứng mục tiêu đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch nhằm tạo thuận lợi, giảm chi phí, thời gian của NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế; sắp xếp lại tổ chức bộ máy Chi cục Thuế, đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội đồng tư vấn thuế xã, thị trấn… Thực hiện mô hình này, kết quả thu thuế đối với khu vực KTNQD của Chi cục Thuế huyện Chợ Gạo giai đoạn 2015 - 2017 đã luôn hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao và năm sau có số thu cao hơn năm trước.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện các quy trình quản lý thu thuế vẫn còn những bất cập, hạn chế cần phải được khắc phục và hoàn thiện, cụ thể như sau:
* Luật Quản lý thuế
Luật Quản lý thuế sửa đổi đã thay đổi phương pháp tính thuế, mức thuế theo hướng đơn giản, tạo thuận lợi cho NNT. Tuy nhiên, cũng còn một số bất cập như: quy định doanh nghiệp hàng quý chỉ gửi tờ khai thuế GTGT mà không gửi kèm theo bảng kê mua vào, bán ra, dẫn đến khó khăn cho cán bộ thuế trong quá trình kiểm tra đối chiếu việc kê khai thuế của doanh nghiệp; quy định mức doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm không phải nộp thuế khoán là hợp lý, tuy nhiên, quy định tỷ lệ khoán thuế giữa các ngành nghề có sự chênh lệch quá lớn dẫn đến có sự so sánh và ý thức chấp hành của NNT chưa cao.
* Quy trình kiểm tra thuế
Quy trình kiểm tra thuế được thực hiện thống nhất đã nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc kiểm tra. Tuy nhiên, quy trình chỉ tập trung vào công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp, công tác kiểm tra thuế đối với hộ kinh doanh thì không được đề cập trong quy trình; công tác lập kế hoạch kiểm tra thuế hàng năm cũng
không có quy định lập danh sách hộ kinh doanh phải kiểm tra. Do đó, công tác kiểm tra thuế đối với hộ kinh doanh chưa được đầy đủ, chỉ thực hiện kiểm tra khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo; công tác xử lý vi phạm chưa nghiêm.
* Quy trình tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
Thời gian qua, công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT luôn được Chi cục Thuế huyện Chợ Gạo quan tâm thực hiện tốt và thường xuyên thay đổi cho phù hợp với chính sách thuế và nhu cầu của NNT. Tuy nhiên, tại quy trình, ngành thuế chưa có xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ cũng như đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ thuế. Vì vậy, kết quả thực hiện không có cơ sở so sánh và đánh giá để xác định chất lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ và chất lượng phục vụ của cán bộ thuế.
* Quy trình quản lý nợ thuế
Quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế được triển khai thực hiện tốt tại đơn vị, công tác đôn đốc thu và cưỡng chế thuế đã được chú trọng hơn trước. Tuy nhiên, vẫn còn một vài tồn tại của quy trình cần phải được hoàn thiện như:
- Biện pháp “Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại KBNN, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản” của quy trình cho thấy biện pháp này chỉ thực sự có ý nghĩa khi số dư trên tài khoản đủ để thanh toán một phần hoặc toàn bộ cho các nghĩa vụ thuế. Trong khi mặc dù đã có quy định buộc doanh nghiệp khai báo với cơ quan thuế về tài khoản, nhưng thực tế doanh nghiệp lại cố tình không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, gây khó cho cơ quan thuế trong việc xác minh tài khoản của doanh nghiệp để yêu cầu phong tỏa, hoặc khi tìm được tài khoản của doanh nghiệp thì cơ quan thuế cũng mất rất nhiều thời gian làm các thủ tục theo quy định, khi đó doanh nghiệp có thể rút hết tiền trong tài khoản. Như vậy, việc cưỡng chế trở nên vô hiệu khi tài khoản của doanh nghiệp không còn tiền.
- Biện pháp “Thông báo hóa đơn không còn giá trị” của quy trình: Đây là biện pháp cưỡng chế thuế có tính pháp lý rất cao, nếu thực hiện biện pháp này thì doanh nghiệp có thể sẽ không thể hoạt động được do không còn hóa đơn.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện được biện pháp này thì cơ quan thuế sẽ phải thu thập thông tin về hóa đơn doanh nghiệp. Thường thì doanh nghiệp sẽ cố tình tránh né, kéo dài thời gian cung cấp thông tin về số hóa đơn còn tồn, vì thế trong thời gian kéo dài này, doanh nghiệp vẫn có thể có hóa đơn để sử dụng, mà cơ quan thuế cũng chưa thể có biện pháp “Cứng hơn”; hoặc, theo quy định “Quyết định cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng phải được gửi tới tổ chức, cá nhân có liên quan và đối tượng bị cưỡng chế trong thời hạn 03 ngày làm việc trước khi quyết định cưỡng chế có hiệu lực”, do đó trong 03 ngày đó DN sẽ cố tình xuất rất nhiều hóa đơn cho khách hàng, nhằm thu tiền và trốn tránh việc nộp tiền thuế nợ vào NSNN.
Đặc biệt, có một vấn đề đặt ra là, nếu cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng đối với các đối tượng đặc thù như viễn thông, internet, bảo hiểm... thì sẽ ảnh hưởng đến số lượng khách hàng đang sử dụng dịch vụ rất lớn. Vì thế, rất khó có thể thực hiện được.
* Quy trình quản lý hộ kinh doanh
Trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước, khu vực KTNQD, đặc biệt là hộ kinh doanh (gồm cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh và hộ gia đình) đã thể hiện vai trò đối với nền kinh tế về số lượng tham gia, hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều lĩnh vực ngành nghề và tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Đặc điểm chung về kinh doanh của lĩnh vực này là trình độ kinh doanh, tuân thủ pháp luật nói chung và pháp luật về thuế chưa cao, do hầu hết các hộ kinh doanh mức độ kinh doanh ở quy mô nhỏ, phát triển kinh tế gia đình nhằm tăng thu nhập, kinh doanh theo kinh nghiệm, không thực hiện chế độ số sách kế toán, không thực hiện khai và nộp thuế theo thu nhập (doanh thu trừ chi phí) mà chủ yếu nộp thuế theo phương pháp khoán (nộp theo tỷ lệ ấn định trên doanh thu)...
Khu vực hộ kinh doanh đóng góp cho ngân sách chiếm tỷ trọng không cao trong tổng thu NSNN (khoảng 2%). Việc quản lý thuế tốn nhiều chi phí do số lượng hộ kinh doanh nhiều, gồm hộ kinh doanh chưa đến mức phải nộp thuế GTGT chỉ phải thu thuế môn bài, hộ kinh doanh đến mức phải nộp thuế, hộ kinh doanh ngừng
kinh doanh không nộp thuế, hộ không có ĐKKD, kinh doanh theo mùa vụ, không thường xuyên, không có địa điểm kinh doanh cố định… Tại Chi cục Thuế huyện Chợ Gạo, số cán bộ thuế trực tiếp quản lý thuế hộ kinh doanh chiếm khoảng 23%, ngoài ra còn có sự tham gia của đại diện các ban, ngành, chính quyền địa phương (Hội đồng tư vấn thuế xã, phường) và người dân trong việc xác định doanh thu khoán và mức thuế khoán đảm bảo sát với thực tế phát sinh. Tuy nhiên, ngành Thuế chưa xây dựng được bộ tiêu chí quản lý thuế theo rủi ro đối với hộ kinh doanh, tăng cường sự giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế cấp trên khi lập, duyệt Sổ bộ thuế, tăng cường trách nhiệm quản lý thuế của cán bộ thuế.